Song Thần Côn bao gồm Ngân Côn bên tay phải và Thiết Côn bên tay trái Bất U, có hai cán cầm, chu vi đường ống côn bằng cổ tay trông như cái chày giã gạo cỡ lớn.

Ngân Côn màu trắng được làm từ bạch thiết, Thiết Côn màu đen làm từ hắc thiết, cả hai đều có cân nặng phi thường, một thanh cần hai người khiêng, cũng nhờ Bất U là dạng đặc biệt to lớn.

Sự xuất hiện của hai loại binh khí này phải kể đến thời Tây Sơn.

Ngân Côn do danh tướng Võ Đình Tú sử dụng, côn pháp như sấm chớp.

Thiết Côn của danh tướng Đặng Xuân Phong, thế đánh tựa thái sơn.

Hai thứ này hợp lại thành một, bổ trợ khuyết điểm cho nhau, nghiễm nhiên trở thành Song Thần Côn, một trong ngũ đại binh khí tổ truyền.

Không biết tại sao Thụ Thần ôm nó ở đây, Bất U cũng biết chút cơ giới múa côn, lại được Thụ Thần bồi sức, có thể quay trở lại hiện trường.

Sắc trời đã đen kịt một màu, Hoàng Vân càng đánh càng không biết mệt, trong khi đó Lý An Đăng vấn vương nhiều vết tích trên người.

Đột nhiên Hoàng Vân rống lên, cuồng phong nổi dậy, xung quanh mị ảnh đen đúa bao vây tám hướng.

Lý An Đăng tự cảm giác bản thân nặng nề chậm lại, vội châm một cây đèn dầu đặt bên dưới chân.

Đèn dầu này hắn đã sử dụng từ khi còn nhỏ, đặt trên pháp đàn, đến khi lên đây hắn vẫn mang theo.

Thoạt nhìn cũng không có gì đặt biệt, đế cao hơn một chú, tim đèn to.

Đèn dầu tiện hơn nến ở chỗ cháy lâu hơn, Lý An Đăng canh thời gian thay lửa cho nó ít khi bị tắt.

Ngọn lửa được giữ, đèn dầu tuy không được hưởng linh khí nhưng chịu thần lực trên pháp đàn, dần trở thành Trường Minh Đăng.


Tia sáng phóng lên một bóng dáng nho nhỏ của bé gái, quấn tóc hai bên, chính là một tiểu nha đầu đáng yêu.

Cô bé có mái tóc đỏ, mặc trường sam màu vàng nhạt, xung quanh đều tỏ ra hơi ấm.

Cô bé là một nữ tử Trường Minh Đăng, là tinh linh của ngọn lửa trường tồn, phất nhẹ ống tay áo tạo ra vòng sáng, tức thời mị ảnh xung quanh đều bị dẹp tan.

Lý An Đăng tranh thủ ném Khu Ma Diệt Tà Phù như một con chim lửa bay qua trong màn đêm.

Hoàng Vân đưa tay thu tóm, bóp nát linh phù.

Bùa cháy lên rồi đoạn tuyệt.

Tiếp tục xông đến, trong tay Lý An Đăng xuất hiện Ô Long Đao chém xuống Hoàng Vân.

Lão theo phản ứng lui lại nhưng vẫn bị chém ngay ngực, hoá thành quả bóng xì hơi bay ngược về sau đâm vào vách núi.

Lý An Đăng càng muốn chạy đến, vận Ô Long Đao chém cho lão không thể đứng lên.

Bất ngờ Hoàng Vân há to mồm, phun ra một bãi yêu khí màu tía.

Lý An Đăng phản ứng lại, xoay đao bảo tồn gương mặt, yêu khí đẩy hắn văng đi mấy mét, giữa ngực áo bị bỏng lên.

Ngã xuống đất, trận trận đau nhức khó chịu ở ngực.

Lý An Đăng nghe được mùi thịt khét, thầm nói không ổn rồi.

Lưng cảm nhận thổ nhưỡng một chút, Lý An Đăng đã thấy Hoàng Vân vọt đến.

Vừa vặn hai đạo ánh sáng trắng đen vụt đến, nghe "Binh" một tiếng, đánh bay Hoàng Vân ra khỏi phạm vi.

Bất U xoay qua.

"Đại sư, còn được không?"
Lý An Đăng khổ sở ngồi dậy.

"Trưởng lão đến trễ là tôi trở thành con ma rất anh hùng trinh liệt!"
Hoàng Vân bật dậy phóng đến, Bất U hít một hơi múa côn đáp ứng.

Đằng sau, Lý An Đăng rút lui nói.

"Phiền trưởng lão cầm cự cho tôi năm phút!"
Bất U còn không có thời gian trả lời, đôi bên giao phong náo nhiệt, Song Thần Côn đập vào da thịt của Hoàng Vân sướng tai, nhưng lão quả là rất trâu bò.

Trâu bò húc nhau, Lý An Đăng lấy ra một cây thước gỗ có khắc hình rồng hai bên.

Thước làm từ gỗ mít, nó được mệnh danh là "đế vương chi mộc", có thể đánh quỷ đuổi tà.

Tuy nhiên thước này còn gọi là thước Tầm Long, đặt la bàn âm dương trên đầu thước, tìm hướng rồng đi.

Trong phong thủy, đất được xem như máu thịt của rồng, núi đá là xương cốt của rồng, cỏ cây là râu và lông của rồng, thế núi lượn lờ là nơi rồng đi qua.


Mạch ở đây là địa mạch, chọn nơi nhiều linh khí nhưng xua đuổi tà khí, đất tốt mới là long mạch.

Lý An Đăng đang dùng phương pháp "tầm long điểm huyệt", đợi cho la bàn xoay đúng chỗ, hắn hất thước Tầm Long chụp lấy la bàn.

Cắt ngón tay chà vào thước, xoay một vòng cắm xuống đất.

Tiếp theo hắn lấy ra một đoạn cây sắt nhỏ chỉ lên trời, bắn ra một đạo tia sáng.

Tia sáng như con nòng nọc bay giữa trời nổ ra khói, còn có hiệu ứng kết tủa sáng lốm đốm, đích thị là một pháo hoa.

Bên ngoài núi, bác Năm trông theo, đương nhiên biết đó là tín hiệu Lý An Đăng.

Lần này có lẽ là đi đúng theo kế hoạch, tại thời buổi quần áo nữ nhân càng lúc càng ngắn, làm việc nên có chút công nghệ trong đó.

Bác Năm bày ra cái đĩa màu đen bên dưới, bên trong là hoạ tiết ngôi sao sáu cánh.

Đặt sáu viên ngọc lên sáu đỉnh ngôi sao, viên ngọc cuối cùng nằm ở trung tâm, hình thành « Thất Tinh Trận Đồ».

Bên trong xe, Lê Yến Xuân và Tiểu Mai ngồi đợi vô cùng lo lắng.

Lê Yến Xuân lạnh run, đắp cái áo khoác của Tiểu Mai, trong đầu cứ nhớ lại Lý An Đăng đã nói cái gì.

Vừa bày ra Thất Tinh Trận Đồ, xung quanh nổi gió nhưng nóng lạnh đan xen khiến cho người ta như bị cảm lạnh.

Bác Năm bày trận, có thể dùng tinh tú trên trời dẫn long khí đến.

Lúc này trời đen phát ra ánh sao nhỏ, bác Năm mừng rỡ, đó là "rồng quay đầu".

Lại nói về phía Lý An Đăng, hắn cũng thấy ngôi sao đó đang chiếu xuống, liền đem Trường Minh Đăng đưa lên.

Lửa như tiếp thêm ánh sáng, thời điểm này có một đường sáng hình mái vòm như trên trời phủ xuống vị trí thước Tầm Long, ánh sáng rất nhạt như làn khói.

Hắn viết chữ Long lên Thần Binh Triệu Hồi Phù, đốt cháy lá bùa.


Xa xa vọng lại "Ngao..." một tiếng to lớn, Hoàng Vân ảnh hưởng nỗi sợ rồng, động tác chùn lại.

Bị Bất U gõ hai cây côn vào đầu, còn bồi thêm một cú đá.

Rồng được xếp vào hàng đầu Tứ Linh, là vua muôn thú.

Không biết chúng xuất hiện từ lúc nào, nhưng cũng có thể nói rằng chúng là linh hồn của khủng long tiền sử, xét về kích thước to lớn cũng như độ oai hùng càng có khả năng này.

Sau khi khủng long tuyệt chủng, thân xác không còn, nhưng linh hồn khủng long chu du khắp nơi, tìm một nơi thích hợp cho mình mà trú ngụ.

Nguyên nhân tại ngày xưa không có các kỹ thuật nghiên cứu hoá thạch như hiện đại, chưa biết khủng long có hình dạng thực tế ra sao.

Có người vô tình nhìn thấy linh hồn của chúng, người nói kiểu này, người nhìn ra hình dáng khác.

Người ta lựa chọn những điểm tương đồng mà cố định rồng có hình dáng như vậy, theo thời gian hình thành tín ngưỡng, bản thân rồng cũng quên đi ký ức còn là khủng long, thị hiện theo văn hoá nơi đó mà gần gũi với con người.

Như phương Đông rồng là thân rắn có vảy, còn ở phương Tây rồng có cặp cánh, đứng bằng hai chân.

Theo dân gian phương Đông, dựa vào địa hình linh hồn rồng có thể trú ngụ, theo thời gian ảnh hưởng linh khí trời đất mà phân chia thành bốn loại rồng: Hoả Long - Thủy Long - Địa Long - Phong Long.

Hoả Long sống tại hang động núi lửa, ưa thích hơi nóng.

Thủy Long sống ở vùng biển là đa số, hoặc những nơi sông nước mênh mông.

Địa Long sống ở nơi nhiều đất đá, đầm lầy hay thung lũng.

Phong Long thích bay lên cao đón gió, sống ở địa hình cao như đồi núi..