Trương Ninh xách giỏ ngơ ngẩn đi mấy bước, ngập ngừng quay đầu nói: “Nếu như trong nhà không có nhiều dầu lắm thì đừng chiên cá, dễ bị khét lắm.” Cô ấy chợt chỉ vào bụi cỏ cao thấp ở nơi xa: “Ở đấy có mấy gốc tỏi và mấy gốc tía tô, cô đến đào tỏi rồi hai ít lá tía tô về đun chung với cá, bắc nồi xuống thì cho chút muối và cho hai giọt dầu, mùi vị cũng rất ngon.”
“Cám ơn, tôi đã nhớ rồi.” Tô Duệ cười nói.
Trương Ninh xách giỏ về đến nhà, vẫn còn chưa hoàn hồn lại được.
Bà Vương bên trong phòng ngồi một hàng trước bàn với Tiểu Hắc Đản, tay cầm lấy bánh dày, đang so xem ai ăn ngon hơn.
Trương Ninh thả giỏ trúc ở trên bàn, ngồi xuống đối diện với hai người: “Mẹ, chờ một lát nữa đã đến giờ cơm trưa, mẹ và Niệm Huy nhớ để bụng lại chút.”
“Ừm ừm, biết rồi. Sao con còn mang giỏ quay về thế?”
Trương Ninh đỡ giỏ trúc nghiêng về phía bà ấy nói: “Tô Mai cho.”
Bà Vương đưa miếng bánh dày cuối cùng trong tay vào miệng, cầm khăn lau lau tay, lật lật bốn con cá: “Không hư hỏng, còn tươi mới nữa.”
“Sao mà nỡ cho con thế?”
“Nói là đáp lễ hai đứa bé ăn cơm ở nhà chúng ta.”Trương Ninh đỡ lấy giỏ, mím môi cười một cái: “Đến bây giờ con cũng không dám tin đây.”
“Sao đột nhiên lại hiểu nhân tình thế sự thế, hiểu được có qua có lại rồi hả?”bà Vương không hiểu nói.
“Cô nói lúc trước trong tay không có đồ tốt, không có gì đáp lễ.” Trương Ninh nói.
Bà Vương giễu cợt một tiếng: “Lời này mà con cũng tin?” Mới từ quê đến đây, ai mà không mang chút đặc sản quê nhà chứ.
“Mặc kệ nói cái gì, hôm nay người ta thật sự cho bốn con cá.” Trương Ninh nói: “Mẹ, mẹ muốn ăn thế nào?”
“Cá chép thì chiên lên, cá nheo thì, buổi sáng không phải con có mua một miếng đậu phụ từ nhà ăn sao, đào chút tỏi dại, chúng ta làm món cá nheo xào đậu hủ và tỏi.”
“Được thôi.”
...
Thấy người đã đi xa, Tô Duệ xoay người nhẹ gảy lên đầu mũi của Lâm Niệm Doanh: “Đói xỉu rồi phải không, chờ chút, thím lập tức xong ngay.”
Có dị năng hệ hỏa nên năng lực khống chế lửa của Tô Duệ là hạng nhất. Chỉ tốn một khoảnh khắc, hai con cá non mềm xiên trên que tre được cô lấy xuống, há miệng cắn một cái, xương cũng đã giòn tan.
“Nào, ăn trước đi, thím lại nướng tiếp.” Tô Duệ lấy một con xé nhỏ đặt vào trong chén cho Lâm Niệm Doanh rồi lại ngấu nghiến ăn tiếp, nôn nóng lấy mấy đoạn trúc ở trước của chẻ nhỏ để xiên cá, một lần nướng đến mười mấy con.
Non nửa tiếng sau, Tô Duệ thoả mãn ợ một cái, duỗi tay sờ đến dưới bụng của Lâm Niệm Doanh: “Có phải là căng rồi không?”
Bụng nhỏ hơi hơi căng tròn.
Lâm Niệm Doanh ngại ngùng cười một cái: “Thím nướng cá quá ngon.”
“Lời này thím thích nghe.” Tô Duệ thấy ngoài trời mưa phùn mờ mịt, nghiêng đầu hỏi: “Chờ một lát, thím muốn ra phía sau chặt mấy cây trúc, con muốn ngồi ở đây hay là muốn đến nhà bà Vương chơi?”
“Con muốn theo thím cùng nhau ra sau núi.”
Tô Duệ lắc lắc đầu: “Không được, trên chân con bị thương, thím muốn chặt cây trúc còn phải cõng con, không tiện.”
Lâm Niệm Doanh mím mím môi, ngập ngừng nói: “Vậy, vậy thím đưa con đến nhà bà Vương đi.”
“Được. Con chờ thím một chút.” Tô Duệ đứng dậy: “Thím lại nướng thêm mấy con cá để cháu mang cho bà Vương.”
Nướng cá xong, Tô Duệ hái hai tàu lá chuối ở trước nhà, vẩy vẩy nước đọng trên lá rồi mang hong trên lửa cho khô, gói cá lại để tạm qua một bên. Sau đó cô lại thu dọn giá nướng cá, dọn dẹp xương xá trên mặt đất, rút số củi chưa đốt xong ra rồi đem chút ít củi lửa còn lại đấy đến gác ở dưới giá phơi áo quần ở phòng khách. Chỗ cá còn dư thì được ướp muối.