- Aaaaaa! Hai người không biết con nhỏ đó hống hách đến độ nào đâu! Con chỉ vỗ tay hoan hô một bạn phát biểu đúng thôi, thế mà sau đấy nó nói con mất trật tự, còn đánh con nữa chứ!

- Con đừng nói nữa, cứ ngọ nguậy thì làm sao mẹ bôi thuốc được?

Người phụ nữ nhìn vào cái bụng trơn nhẵn của con trai mình, cho rằng nó đau ở bên trong nội tạng nên trên da mới không có vết bầm tím. Thằng bé rên rỉ từ lúc tan học về tới giờ rồi, chắc mai phải cho đi chụp chiếu xem thế nào chứ để thế này không ổn.

- Lạ thật, không tìm ra con bé đó là con cái nhà ai...

Trước mặt hai mẹ con, người đàn ông lớn tuổi ngồi trên bàn máy tính trầm ngâm nói. Vợ ông ta nghe được câu đó lập tức nhảy dựng lên, phấn son trên mặt cũng không che nổi nếp nhăn hình thành do tức giận, mở miệng đay nghiến cằn nhằn:

- Hiệu phó trường mà không tra nổi thông tin phụ huynh học sinh? Ông làm tôi buồn cười đấy! Phải để con trai ông bị đánh chết ông mới truy ra được đúng không?

- Em này, anh đùa em làm gì?

- Bố mẹ đừng cố tìm nữa, dám động vào học sinh trong lớp, lại còn là người được điều từ bên Thanh Lịch sang, chắc chắn bố mẹ không thuộc tầng lớp bình dân đâu!

Cậu bạn tên Quân vò đầu bứt tai, mệt mỏi ngả người ra ghế sofa. Mẹ cậu vội vàng ngồi xuống dỗ dành, bộ dạng ấm ức vô cùng. Sáng nay cô ta đã lên kiện trên phòng hiệu trưởng mà không có tác dụng. Thầy hiệu trưởng quá cứng đầu, hay còn do ông chồng mình quá vô dụng nên mãi không đá được lão ta xuống. Người đàn ông đứng tuổi bắt đầu thở dài, ông ta lật đại vài trang trong xấp tài liệu, hỏi thử vợ và con trai mình:

- Hay là mai nghỉ học đi, chúng ta làm thủ tục chuyển trường?

Mặc dù chuyển sang trường khác ông không thể bao che cho con trai như hiện tại, nhưng vậy còn hơn để nó ở đây ăn đánh. Cậu bạn tên Quân không đồng tình ngồi bật dậy, hất cả bàn tay vuốt ve của mẹ mình ra, học theo cái thói gào hét từ mẹ:

- Không, con nhất định phải xử được con nhỏ kia! Bố mẹ mau tìm ra người nhà của nó đi!

- Được rồi được rồi, rồi sẽ tìm ra thôi. Bố con không tra nổi thì để mẹ thuê thám tử, thể nào cũng ra ấy mà!

- Mẹ nhớ đó!

Cậu bạn tên Quân hừ mũi, lòng thầm mong sớm đến ngày Ái Lạp bất lực bị cậu dẫm dưới chân, không ngóc đầu lên nổi.

***
Ái Lạp nhận ra rằng, chân lí đề trị bọn bất trị chính là dùng nắm đấm.

Mặc dù thâm tâm không cam chịu, nhưng bề ngoài 8E lại cư xử rất đúng mực. Suốt 3 ngày tiếp theo đi học, chẳng có ai dám dở trò trước mặt Ái Lạp cả. Toàn lớp đi vào quy củ, có vài đứa làm bộ đau quá phải bó tay bó chân, song tới lúc kiểm tra thì vở đứa nào cũng ghi chép đầy đủ. Ái Lạp từ cá thể có trách nhiệm bỗng dưng trở thành đứa lười nhất lớp. Duy chỉ có vở nó là trống trơn, chỉ có nó bị cô nhắc, còn Bảo với Cường chả hiểu đi đe dọa ở đâu, kiếm được người tình nguyện chép bài hộ mình.

Sự việc lớp 8E "bị thuần hóa" đã sớm trở thành đề tài hot vào mỗi buổi trà nước của các giáo viên. Họ cảm thấy lãnh đạo nên làm việc này từ sớm hơn mới phải, bởi giáo dục bình thường không hiệu quả chẳng phải vấn đề mới xuất hiện ngày một ngày hai. Song điều họ thắc mắc là Thanh Lịch vốn là trường của đám con ngoan trò giỏi, lãnh đạo kiếm đâu ra con bé khủng bố thế cơ chứ? 3 phút dọn hết sạch cả một tập thể, còn không rớt lấy một giọt mồ hôi.

Cảnh tượng ngày hôm đó vấn được rỉ tai từ giáo viên này qua giáo viên khác. Nghe nói có hai thằng bé gác ở cửa, còn lại con bé với mái tóc xoăn rong biển một mình vật ngã hơn chục thằng con trai. Tiếng kêu gào chửi bới rất to, tiếng vật dụng xê dịch gãy vỡ cũng rất lớn, nhưng thầy cô đi qua đó đều giả điếc hết cả, vì họ khi ấy còn đang bận hả hê.

"Lấy độc trị độc", các cụ dạy cấm có sai!

- Sắp tới trường tổ chức cuộc thi "Rung chuông vàng", các em hãy chọn ra tổ hợp 3 môn toàn lớp tự tin nhất.

Trên bục giảng lớp 8E, giáo viên chủ nhiệm đang bận phổ biến cho các em học sinh về cuộc thi kiến thức toàn trường. Đám lười nhác đương nhiên không ưa, mới  nhắc đến thôi mà chúng nó đã phản ứng loạn lên, thi nhau phàn nàn:


- Hả... Lại thi hả cô....

- Môn gì bọn em cũng không muốn hết!

- Bố không thi đâuu! À... em không muốn thi đâu ạ...

Một học sinh nói láo bị Ái Lạp lườm cho liền ngoan ngoãn sửa lại. Cô giáo không quan tâm lắm mỉm cười, dặn dò các em học sinh:

- Năm ngoái các em cũng ì èo xong vẫn phải thi đấy thôi! Chọn đi nào, môn học thuộc Sử - Địa - Công dân, môn kiến thức liên kết Lí - Hóa - Sinh, hay môn chính Toán - Văn - Anh?

Bầu không khí tĩnh lặng bao trùm toàn lớp học, chẳng ai muốn đại diện chọn môn cho lớp cả. Quỳnh Giao đảo mắt, có vẻ đã bắt cùng tần sóng với Ái Lạp. Con bé nhận được tín hiệu liền dứt khoát đứng lên, dõng dạc phát biểu:

- Tổ hợp môn học thuộc ạ.

- Oke chốt nhé!

Giáo viên chủ nhiệm chỉ đợi có vậy đã vội vàng điền vào tờ phiếu đăng kí, sau đó nhanh nhanh chóng chóng bước ra khỏi lớp trước khi đám học sinh sắp sửa làm ầm lên. Trong tư duy của Quỳnh Giao, đối với một nhóm lười học lại mất gốc thì môn học thuộc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất, nhưng trong tư duy của bọn 8E thì đằng nào chũng nó cũng thua, đám Ái Lạp chọn môn gì cũng được.

- Giờ làm gì?

Quỳnh Giao quay đầu xuống hỏi, vô tình nhìn thấy Bảo đang mân mê cổ áo của Ái Lạp. Bạn lớp trưởng nào đó không hài lòng rướn người, cầm thước kẻ đập cái cạch vào tay Bảo khiến cậu bị đau rụt tay lại, trợn mắt nhìn Quỳnh Giao. Cô bé nhỏ làm xong lúc này mới bắt đầu biết sợ, hoảng hốt nép vào bên cạnh Cường.

- Đi xuống xin cho chúng nó nghỉ tiết tất cả các môn trừ Sử - Địa - Công dân.

Ái Lạp vuốt tóc, sửa soạn định đứng dậy. Lân nhíu mày ra vẻ thế này hơi quá, hỏi Ái Lạp:

- Dù bọn nó không học hành gì thật, nhưng cắt tiết học đi cũng không ổn đâu.

- Một tuần thôi, học bù được mà.

Ái Lạp nhún vai, trực tiếp đi xuống phòng nghỉ nơi các thầy cô đang tụ tập. Bảo theo thói quen đi theo, Quỳnh Giao cắn môi nghĩ ngợi rồi cũng hấp tấp chạy nốt, mấy đứa còn lại bị Ái Lạp bắt ngồi yên trông lớp.

Vì đang là giờ giải lao trà nước nên tìm được các giáo viên bộ môn khá dễ dàng. Ái Lạp để Quỳnh Giao đứng ra nói chuyện, trình bày yêu cầu, nguyên nhân, đồng thời dùng dáng vẻ tội nghiệp ra sức nài nỉ. Các thầy cô sống trong môi trường bọn học sinh láo toét lâu ngày, bỗng nhiên gặp được con bé đáng yêu muốn chết nên sinh mềm lòng. Rốt cuộc chỉ cần vài phút, tất cả các thầy cô bộ môn dạy 8E đều đồng ý để tiết của mình thành tiết tự học.

- Vcl thật luôn? Ngoại trừ Sử - Địa - Công dân, các môn còn lại đều thành giờ tự quản hết?

- Ui xịnnnn.....!

Tin tức vừa tới tai 8E, cả bọn đã rập rình rã đám. Ai cũng vui mừng hớn hở, chuẩn bị rủ bạn rủ bè đi chơi. Song niềm sung sướng chưa tồn tại được bao lâu thì cửa lớp đột nhiên đóng lại. Ái Lạp ngồi dựa tường, hai tay thong thả khoanh trước ngực, nghiêng đầu hỏi:

- Tự nhiên mà có đấy? Ai xin cho chúng mày?

- À dạ, là bạn tóc xoăn và bạn má hồng xinh xắn xin. Bọn bây, đứng lên cảm ơn hai bạn mau!


- Không cần, tao cũng chẳng phải người tốt gì.

Ái Lạp mỉm cười, liếc nhìn Cường cùng Lân khệ nệ vác tập lớn tập nhỏ đề cương về, Quỳnh Giao đón lấy, nhanh nhẹn phát cho mỗi bạn một tờ. Trong khi bọn trong lớp chưa kịp há cái mồm đầy ngạc nhiên ra thì Ái Lạp đã leo tót lên bục giảng, bắc ghế ngồi chễm chệ, thản nhiên ban phát quả bom lớn:

- Từ hôm nay, chỉ học 3 môn này thôi nhé!

- ....

- ....

Ôi mẹ cái cuộc đời này...

Đen thôi, chứ đỏ là red.

Và thế là dưới ách thống trị của cháu gái cổ đông lớn nhất trường, Lân và Quỳnh Giao trở thành giảng viên, chia nhau quản lí việc học của cả lớp. Cường quản hai dãy ngoài nơi Quỳnh Giao giảng bài, Bảo trông hai dãy trong cùng Lân. Toàn bộ học sinh lớp 7E nếu thắc mắc gì đều phải hỏi, vớ vẩn không học sẽ bị táng cho chết! Ái Lạp cầm sẵn cán chổi trên tay, miệng ngọt ngào cổ vũ cố lên mà ánh mắt lại sâu khôn cùng.

- Tuyên ngôn độc lập ra đời năm bao nhiêu?

- À... à...

- Năm 45 đó!

- Nhưng hình như lúc đấy vẫn đang đánh nhau mà nhỉ...

- Ôi trời cái bạn này!

Mỗi người cầm một quyển sách, cắm mặt học thuộc, ai chán học rồi thì làm đề, vướng gì lập tức hỏi luôn "giảng viên", tiện lợi vô cùng.

- Bạn Lân ới, bài này vẽ biểu đồ gì đây nhỉ?

- Quy mô, dưới 3 năm nên vẽ tròn.

- Ồ, nhớ rồi.

- Thế còn cái này bạn Lân ới?

- Cũng quy mô, trên 3 năm, vẽ biểu đồ miền.

Học hành chán chê thì bên ngoài có tiếng gõ cửa. Thầy dạy Địa tay cầm cả đống túi các loại, cười hề hề đặt túi xuống đất rồi chuồn mất. Bọn trong lớp tưởng thầy cấp thêm đề nên than ầm lên, tới khi chúng nó tới mở ra, hóa ra lại là một đống chè thập cẩm các loại.


Cả đám thấy hơi sốc, không phải chúng nó chưa từng ăn chè, mà vì đây là lần đầu thấy thầy quan tâm chúng nó. Cơn sốc lan truyền từ đầu lớp tới cuối lớp, đứa nào cũng ngây như phỗng, đến mức Ái Lạp đành phải phất tay, cho cả lớp nghỉ giải lao sớm để ăn chè:

- Thôi nghỉ đi, mới học có tí đã đơ rồi!

Lời nói có phần khó nghe, song Ái Lạp đã đích thân xuống lấy chè dúi vào tay từng đứa. Bọn trong lớp không hiểu cảm giác đang dâng lên trong lòng chúng nó là gì, chúng nó chỉ biết rằng sau đấy mình không còn quá bài xích việc học nữa.

Người thông minh như Lân nhanh chóng thở phào may mắn, bởi có lẽ bạo loạn sẽ sớm diễn ra nếu không có mấy cốc chè kia. Những cậu ấm cô chiêu đang được nuông chiều tự dưng bị bắt học, dù ít dù nhiều vẫn sẽ thấy ức chế. Tất nhiên, không thể có chuyện chúng nó sẽ ngoan ngay được. Cái gì cũng cần phải có thời gian.. hoặc nắm đấm.

Ăn xong lại phải ngồi học, tới tiết thứ 4 bắt đầu có đứa chịu hết nổi. Cả lớp đang chăm chú thì một cậu bạn đạp bàn, ném luôn sách xuống đất, gắt gỏng quát lên:

- Tao đéo học nữa, Bạch Đằng cục cứt! Con tóc quăn kia, mày đánh chết tao đi cũng được!

Quẩn quanh lớp phát ra tiếng hít sâu, vài người ngỡ tưởng cậu bạn kia sẽ ăn ngay cái cán chổi vào mồm, nào ngờ bỗng dưng cái con ranh trên bục kia dễ tính quá thể. Ái Lạp vứt chổi, tay bắt đầu vớ hết đồ đạc vào cặp, vui vẻ nói:

- Giỏi đấy, thế có muốn trốn học với tao không?

- Ơ, thật à?

Nhận được lời mời, cậu bạn nọ mặt nghệt ra, có phần dè chừng hẳn. Ái Lạp gật đầu chắc nịch, ở phía khác đám Quỳnh Giao cũng đang dọn đồ rồi. Ái Lạp đáp:

- Ừ, tao sẽ dẫn cả lớp chúng mày nghênh ngang ra khỏi trường luôn, tin không?

Ái Lạp ấy thế mà làm thật, nó mang theo một đám ngờ nghệch hiên ngang mở cổng lớn vào giữa tiết 4, rất hoành tráng bắt xe ra về. Ở các dãy hành lang xuất hiện những tiếng lao xao, thắc mắc sao tụi lớp 8E lại được tan sớm, sao 8E sướng thế. Bọn 8E tuy vẫn ngơ ngơ ngác ngác nhưng lòng thích lắm, chúng nó oai thấy mẹ, hếch hết cả mặt lên giời trêu tức bọn chưa tan.

Eo, sao cứ như lớp quốc tế ý nhờ? Học môn tùy thích, vừa học vừa ăn vặt, lại còn về sớm. Học hành thì ức chế vất vả thật, nhưng cái kiểu làm chủ thời gian biểu này đúng là không phải học sinh nào cũng được.

Thế mà cả cái lớp này lại được đấy nhé, lớp nghịch nhất khối 8 được nhé!

Phê ứ tả.

- Vl bọn kia về thật chúng mày ạ.

Lớp 8E nhìn mấy đứa Ái Lạp trèo vào con xe đen bên kia đường, có điều gì muốn hỏi mà không chắc chắn lắm. Bọn nó trông mái tóc xoăn của Ái Lạp biến mất sau cửa kính, cảm xúc ngổn ngang rối bời. Có hơi khó chịu, nhưng không hẳn là không thích.

***
Nhật kí đi học của Bảo.

Hôm nay là ngày đầu tiên sang trường mới du lịch. Thật ra ban đầu Bảo cũng không hứng thú lắm, trường quần què gì mà để học sinh mặc đồng phục đen xì, trông cứ như bọn đi ăn trộm ăn cướp, thiết kế xấu dã man.

Song, con ranh kia mặc bộ này trông không đến nỗi xấu lắm.

Cũng tạm.

Nhìn vừa vặn.

Trắng trẻo.

Khá đẹp.

- ....


Để search Google xem có tính từ nào ở mức độ cao hơn từ "đẹp" không đã.

Được rồi, con nhỏ "kì quan thế giới" nhìn thấy Bảo liền cười rõ tươi, theo thói quen xớn xác chạy lại gần. Nó vuốt mái tóc xoăn rong biển dài của mình ra sau tai, tay phẩy phẩy vì thời tiết nóng. Da cổ nó trắng ngần nổi bật trên nền vải đen, cả xương quai xanh đều hiện rõ lúc nó vén tóc lên. Má hơi hồng hồng, cười một cái là hai bên đều phình lên như hai quả đào nhỏ.

Nói chung là cũng ổn.

Khá xinh.

Rất xinh.

- ....

Đúng là kì quan thế giới.

Lúc mọi người lục tục lên xe, vì trường muốn tống tháo cả nhóm đi nhanh nhanh nên xe chưa kịp chuẩn bị, 5 đứa phải chen nhau trong một cái xe 4 chỗ cỡ lớn. Lân ngồi đằng trước, còn lại leo hết lên phía sau. Ghế ngồi không đủ, bác bảo vệ hỏi sao mấy đứa không ngồi lên đùi nhau cho tiện?

Quỳnh Giao muốn ngồi lên đùi Ái Lạp, còn Cường lại muốn Ái Lạp ngồi lên đùi mình. Bảo làm gì có chuyện để cho chúng nó nhúng chàm bạn thân, vội vội vàng vàng nhấc luôn con nhỏ lên đùi.

Đặt tâm cam bảo bối trên người đã khó chịu bứt rứt lắm rồi, bạn còn nhoái người ra đằng sau nhìn bảo vệ với giám thị ôm nhau ăn mừng. Cả người nó xoay ngược áp vào lòng Bảo, cằm gối lên vai cậu cứ như dụ ôm, tóc còn thoảng thoảng mùi dầu gội.

May khi ấy Ái Lạp đang để tóc xõa, chứ nó mà vén tóc lên nữa thì đúng là combo, chịu hết nổi. Tại da cổ nó trắng quá, mà Bảo không thích đồ màu trắng. Cậu thích mấy màu tối tối cơ, ờ, như cái màu đồng phục này này, đẹp tinh tế, vừa đúng ý Bảo.

Sau màn chào hỏi thân thiện với các bạn lớp 8E, Bảo lần đầu tiên nhìn thấy Ái Lạp chịu chép bài. Nó chăm chú cặm cụi đến mức tóc rớt hết vào mặt, Bảo theo thói quen mò vào túi lấy mấy cái chun đen, vụng về tết cho nó.

Lần đầu tiên vén tóc lên tết, cổ trắng quá, không thích, thôi hạ xuống.

Lần thứ hai vén tóc lên tết, nhìn bạn cùng bàn có vẻ đỡ chật vật hẳn, thôi hi sinh.

Tết xong được cái đầu cũng là lúc nhịn xuống trên dưới mười lần ham muốn cắn vào cổ bạn.

Xong bắt đầu ngồi tĩnh tâm, xem chúng nó đấu võ mồm với nhau.

Tĩnh chán chê, bạn cùng bàn giải quyết hết mọi chuyện chuẩn bị lăn ra ngủ, tóc tai rũ rượi vì vừa mới bay nhảy tứ phương. Lần thứ ba Bảo vén tóc nó lên, thật sự chịu hết nổi, lén cắn miếng nhỏ lên má bạn thân.

Tiện thể giơ tay vả một nhát cho nó tỉnh cả ngủ.

- Ai ôi, mày điên hả Bảo?!

Ái Lạp ngồi bật dậy, nháo nhác nhìn quanh, cuối cùng quay về hét vào mặt cậu. Bảo chớp mắt, ngang nhiên bịa đặt, tỏ ra rõ oan ức mà giải thích:

- Có con kiến vừa bò lên cổ mày, tao thổi thì nó bay lên má, tao sợ nó cắn mày nên đành ra tay.

- Thật à?

Ái Lạp sờ vào má mình, cảm thấy hơi đau đau nên tin ngay. Nó an tâm bò xuống ngủ tiếp, không để ý đến ánh mắt như diều hâu của đội phó nhà mình càng ngày càng nguy hiểm.

Quá ngây thơ, mày chết!

***