- Tiểu Lục, vừa rồi tôi ở ngoài hành lang nghe cậu và Tào Lãng nói chuyện. Xem ra cậu đối với xu thế phát triển của quốc nội chúng ta có thái độ thả lỏng?
Lưu Bân công tác tại trung tâm nghiên cứu quốc vụ viện. Mỗi ngày cái cần phải phân tích chính là xu thế kinh tế vĩ mô của quốc gia. Nhưng một năm gần đây, tuy rằng không ít chuyên gia học giả của trung tâm đều cảm thấy không khí chính trị và kinh tế cần tách ra rõ ràng, nhưng lại khó có thể đưa ra quyết đoán. Hôm nay nghe được giọng nói của Lục Vi Dân rất khẳng định, Lưu Bân biết hắn cũng đã có cùng suy nghĩ.
- Anh Lưu, anh công tác tại viện nghiên cứu quốc vụ viện, tiếp xúc tài liệu so với em khẳng định là phong phú hơn nhiều, nắm bắt chính sách cũng chuẩn xác hơn. Giang Chiết bên kia đất ít người nhiều, tài nguyên không có, cơ sở kinh tế công nghiệp cũng không phát triển. Nhưng vì sao xí nghiệp xã thị trấn lại có thể phát triển nhanh chóng như vậy, thậm chí chiếm hơn phân nửa địa phương. Đây chính là dựa vào chính sách và quan niệm. Chính sách quyết định chuyển biến quan niệm. Mà quan niệm chuyển biến thì thúc đẩy chính sách chứng thực. Đây là một sự thật rõ ràng. Các xí nghiệp xã, thị trấn và kinh tế tư doanh ở Giang Chiết có tốc độ phát triển rất nhanh.
Lục Vi Dân ngồi ngay ngắn, bày ra sự tôn trọng của mình với đối phương.
- Tiểu Lục à, quan điểm này của cậu trong mắt nhiều người chính là lý luận biện chứng lực lượng sản xuất.
Lưu Bân cũng nghe ra trong giọng nói của Lục Vi Dân chưa hết ý, liền mỉm cười.
- Anh Lưu, lý luận biện chứng về lực lượng sản xuất cũng có sự tranh luận rất lớn. Nhưng em cảm thấy trước mắt thì trình độ kinh tế của quốc gia chúng ta vẫn còn rất thấp. Đề xướng lý luận biện chứng lực lượng sản xuất này cũng không sai.
Lục Vi Dân lời ít ý nhiều, khẽ mỉm cười:
- Mặc kệ là mèo trắng hay mèo đen, bắt được chuột thì đã là con mèo giỏi rồi. Mấy năm trước, tuần san thời đại đều rất tôn sùng câu nói này của người Mỹ. Đây có thể được xem là ngôn ngữ lý luận kinh điển về lực lượng sản xuất hay không?
- Nhưng những lời nói này chưa thể hiện được tất cả.
Lưu Bân nhìn thoáng qua đối phương, đầy thâm ý nói.
- Có lẽ những lời này sẽ rất nhanh được lưu hành.
Lục Vi Dân cười, cũng lấy lời đầy thâm ý nói:
- Tôi cảm thấy hiện tại trung ương khả năng sẽ phải cụ thể chính sách kinh tế hơn, cất cao trình độ lý luận chính trị. Cứ để tâm vào những chuyện vụn vặt, kỳ thật là không đáng.
Lưu Bân nhìn Lục Vi Dân thật sâu. Khó trách cậu em vợ đối với người bạn học này lại tôn sùng như vậy. Lời nói của người này hoàn toàn phù hợp với dòng chảy thủy triều trong nước.
- Việc các xí nghiệp xã, thị trấn địa khu Giang Chiết phát triển, làm đảo loạn trật tự kinh tế chỉ sợ là trung ương cũng đã chú ý đến. Áp dụng chính sách để chỉnh đốn lại rất quan trọng. Đối với chế độ kinh tế phi công hữu hẳn là có một tỷ lệ giới định. Lưu Bân, anh cảm thấy như thế nào?
Đặt mông ngồi xuống ghế sofa, ánh mắt Tào Dương dạo quan một vòng, dừng lại trên mặt Lưu Bân.
- Haha, Tiểu Lục, quan điểm của Tào Dương cậu cảm thấy như thế nào?
Lưu Bân không trả lời ngay mà ném đề tài cho Lục Vi Dân.
- Lời nói của anh Dương rất có đạo lý. Nhưng đó là do trong hoàn cảnh riêng tạo thành. Cá nhân em vẫn cho rằng, bởi vì đường lối chính sách đã không còn phù hợp với dòng chảy phát triển kinh tế trong nước nữa rồi. Nếu anh cho phép các xí nghiệp xã, thị trấn và kinh tế tư doanh bổ sung thêm kinh tế quốc hữu, vì sao còn muốn thi hành chính sách có thể chế để hạn chế chứ? Nói thì khó nghe một chút, xí nghiệp góp vốn và xí nghiệp có vốn đầu tư bên ngoài có thể hưởng thụ chính sách càng ưu đãi thì những xí nghiệp xã, thị trấn và xí nghiệp tư nhân lại càng bị các loại chế độ chính sách này trói buộc.
Lục Vi Dân lời nói trở nên có chút sắc bén. Hắn đã thật sự lưu lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng hai người này.
- Chính sách chế định của trung ương có tính hấp dẫn đối với đầu tư bên ngoài, nhưng lại xem nhẹ phân lượng của tư doanh tư bản trong địa phương. Có lẽ có suy tính nhân tố khác, nhưng kinh tế đầu tư bên ngoài và kinh tế tư doanh trong nước tột cùng là có bao nhiêu khác biệt về bản chất? Có phải hay không kinh tế đầu tư bên ngoài phát triển mạnh hơn so với đầu tư trong nước? Em cảm thấy vấn đề này còn cần nghiên cứu thảo luận lại. Anh Lưu, anh Dương, hai người cảm thấy thế nào?
- Trung ương đang tiến hành phân tích độ mạnh yếu của việc đầu tư bên ngoài. Mấy năm trước, bởi vì trong nước quá thiếu thốn, việc đầu tư bên ngoài đích xác là đã giải quyết được một số khó khăn. Nhất là hai năm gần đây, trung ương đã ý thức được điều này.
Trong mắt Lưu Bân hiện lên một chút kinh ngạc.
- Không, anh Lưu, đây không phải là căn bản. Thời kỳ đại họa đã trì hoãn chúng ta hai mươi năm. Đối với với tình thế quốc tế ngày càng ác liệt với tình thế trong nước, nếu chúng ta không phát triển nhanh hơn nữa, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được vị trí trong các cường quốc trên thế giới. Thu hút đầu tư bên ngoài cũng không phải là chuyện xấu. Tất nhiên là phải nghiên cứu đến tính phiêu lưu của nó. Nhưng quan trọng hơn cả là nó cải tạo lại xí nghiệp quốc doanh thành xí nghiệp hiện đại. Trong thị trường cạnh tranh, chỉ có người mạnh mới ngang nhiên đối mặt với áp lực ngoại lai. Đồng thời thả lỏng hạn chế xí nghiệp xã, thị trấn và xí nghiệp tư nhân khiến cho lực lượng sản xuất từ quần chúng này tiến thêm một bước phát triển. Chỉ có một chế độ cạnh tranh lành mạnh, thì mới có thể trợ giúp cho một quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Ban đầu, Lục Vi Dân cũng không nghĩ mình sẽ kín miệng. Hắn đương nhiên biết rằng, nếu chỉ dựa vào ngôn ngữ miệng lưỡi như thế thì không đủ làm cho con cháu trong gia tộc Tào gia coi trọng mình. Đối với hắn mà nói, mạng lưới quan hệ của hắn ở tỉnh Xương Giang cũng không có lấy nửa điểm chứ đừng nói là ở thủ đô.
Điều hắn phải làm bây giờ là khắc sâu ấn tượng với Lưu Bân và Tào Dương. Nhất là những phán đoán suy luận của mình ngày sau sẽ biến thành sự thật, bọn họ nhất định sẽ có nhận thức hoàn toàn mới về mình.
- Xí nghiệp quốc doanh tiến hành chế độ cải tạo thành xí nghiệp hiện đại. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Bắt đầu từ thập niên 80 đến nay, doanh nghiệp nhà nước thay đổi chế độ xã hội đã mấy năm. Nhưng rốt cuộc thì hiệu quả ở đâu?
Là một cán bộ quản lý trung tầng một doanh nghiệp lớn của nhà nước, Tào Dương đối với điểm này cũng hiểu biết chút ít:
- Từng sự việc đều không có cùng một vấn đề. Vấn đề cụ thể thì cần phân tích cụ thể. Nhưng chỉ được có vậy mà chẳng tìm ra được phương thức gì mới.
- Đó là bởi vì chưa chạm đến bản chất của vấn đề.
Lục Vi Dân chỉ đơn giản nói một câu.