Nguyễn Minh Ký là một ông đồ đã hơn 50 tuổi. Ông vốn không phải là người ở làng Hồng Bàng mà là dân từ nơi khác tới, theo chính sách di dân tới các làng người Việt nơi hẻo lánh để tăng cường sức mạnh kiểm soát của chính quyền Đại Hoa. Vốn là một người đọc sách nhưng kém may trong đường thi cử, ông Ký cũng có chút chữ nghĩa, nên ban đầu là người phụ giúp công việc cho trưởng lý. Nhưng rồi làng Hồng Bàng quả thực ở một nơi quá heo hút, tài nguyên không có, màu mỡ không đủ hấp dẫn, nên tay trưởng lý cũng tìm cách sang chỗ khác tốt hơn, ông Ký mất việc đành xoay sang nghề gõ đầu trẻ. Cũng còn may là tuy người dân không quá hiếu học, nhưng với học vấn mình có, công việc cho ông ta làm cũng không thiếu: viết câu đối tết, xem bói, xem phong thủy, xem ngày giờ, đặt tên cho những đứa nhóc nhà giàu,... Vì biết chữ nghĩa, từng làm qua việc quản lý làng xã, khả năng tính toán không tệ, nên họ Đỗ lúc đó mới gả cho ông một cô rồi mời ông về dạy chữ cho đám con cháu, thế là đời ông đồ Ký lên hương.

Mọi việc cứ thế êm đềm trôi đi, cho tới mấy ngày gần đây, khi ông đồ chuẩn bị bước sang tuổi 51, những đứa cháu nhà họ Đỗ đột nhiên không còn đi học đều đặn. Ban đầu ông đồ Ký không để ý lắm, vì trường hợp này ông đã gặp nhiều, bọn trẻ con nhà quê không phải những đứa học trò chăm chỉ gì cho cam. Nhưng rồi, lượng học trò giảm tới chóng mặt trong một thời gian ngắn, thì ông đồ biết có chuyện lạ. Qua tìm hiểu thì biết được rằng do Hoàng Anh Kiệt mở lớp dạy học, hút hết học sinh của ông.

Nguyễn Minh Ký không giận dữ bọn học trò đổi thầy, nhưng với Hoàng Anh Kiệt thì ông lại thấy không ưa- không phải do Kiệt cướp học trò của ông mà do thứ Kiệt dạy đám nhóc kia lại không có tý kiến thức gì ( không theo kinh sách Nho Giáo, không dạy đạo nghĩa, lễ nhạc,...), toàn những trò hết sức nhảm nhí, thấp hèn.

Ông đồ không tranh chấp với Kiệt mà đem chuyện này nói với cha mẹ bọn nhóc trước, ý đồ khuyên can bố mẹ chúng để ý và uốn nắn bọn nhỏ. Ban đầu, những bậc phụ huynh hoàn toàn về phe ông đồ Ký, họ răn đe, nghiêm cấm bọn nhỏ tới học chỗ Hoàng Anh Kiệt. Nhưng bọn nhỏ nào chịu, ngồi học mấy thứ giáo lý khô khan chết mẹ kia sao bằng học với Kiệt- gần gũi thực tế, ví dụ sinh động, ngôn từ dễ hiểu. Bọn nó ngấm ngầm chống đối, song cũng không ăn thua. Thế là Kiệt phải đích thân ra mặt.

Trước mặt tất cả các bậc phụ huynh, Kiệt không chỉ bình tĩnh ứng đối, giảng giải những điều hay trong việc học tập ở chỗ nó, mà còn rất cầu thị, đề nghị các bậc phụ huynh của bọn nhỏ có thể thử tham gia vài khóa xem sao. Hoặc nếu ai không có thời gian, họ có thể thử thách ông thầy bất đắc dĩ là Kiệt, để xem cậu có đáng để con cái họ theo học hay không.

Và tất nhiên rồi, bất chấp mọi bài kiểm tra mà đám dân làng có thể nghĩ ra hoặc nghe qua, Kiệt đều có thể giải đáp. Tất cả những ai đến xem lẫn người thử thách đều phục lăn. Không chỉ phục cái kiến thức mà Kiệt có, họ còn phục rằng Kiệt có thể truyền dạy kiến thức đó cho bọn nhóc- với một số câu hỏi, Kiệt đã diễn dịch lại ở mức độ đủ để bọn nhóc có thể hiểu được, làm được, sau đó bắt bọn nó làm trước mặt bố mẹ, và bọn nó cho ra đáp án chuẩn chỉ luôn.

Màn trả bài đầy thuyết phục đã cho Kiệt thêm rất nhiều học sinh. Và tất nhiên, là cũng rất nhiều sức lao động, khi mà tiền công duy nhất Kiệt cần làn bọn này cùng Kiệt tăng gia sản xuất ngày một phần tư canh giờ ( tức là khoảng nửa giờ- 30 phút). 59 học sinh, tuy sức lao động không đồng đều, nhưng số bù chất cũng giúp mô hình bãi nuôi giun phát triển nhanh chóng.

Nhìn ngàn vạn con giun ngọ ngoạy trong nắm đất mà cậu cầm trên tay, Kiệt cươi tươi rói. Với tốc độ phát triển này thì năm nay, đàn giun sẽ cung cấp một trong những phần phân ủ đủ cho một mảnh ruộng hai mẫu, giun cũng đủ cho cá ăn trong một tháng liên tục. Quả là quá ít ỏi.

- Hoàng Anh Kiệt có nhà không?

Nghe có tiếng gọi, Kiệt ngoài đầu ra và nhìn thấy ông đồ Ký.

- Chào ông đồ!- Kiệt mấy ngày nay cũng đã được nghe chuyện về ông, và việc ông tìm tới các phụ huynh để ngăn cản việc cậu dạy học nhưng lại thành ra giúp cậu một phen.- Ông tìm cháu hay có việc gì ạ?

- Nghe mấy người trong làng bảo rằng cậu Kiệt là một người thông minh, tài trí nhất làng, ông đồ già này phải tới đây xem cho biết, nhân tiện mở mang chút kiến thức ấy mà.

- Ông cứ đùa, kiến thức của cháu tuy rằng nhất làng, nhưng kinh nghiệm sống thì non lắm, nên dù có đủ kiến thức cũng không thể nào bằng được nhiều người.- Kiệt khiêm tốn trả lời. Tuy vậy, câu trả lời của Kiệt khiến ông đồ Ký chưng hửng và ông bắt đầu thấy Kiệt quá huênh hoang tự phụ.

- Có kiến thức là tốt rồi, nhưng mà tâm tính cũng phải rèn luyện. Có một câu mà người ta hay nói rằng là: Ếch ngồi đáy giếng, cháu đã nghe chưa.

- Không chỉ nghe, cháu kể lại luôn nhé

ở một cái giếng nọ có một con ếch sống lâu năm dưới đáy giếng, xung quanh nó chỉ toàn là những con nhái, ốc, cua bé nhỏ. Ở dưới đáy giếng nhìn lên trời, chú ếch chỉ có thể thấy được một khoảng trời rất bé như cái vung vậy. Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp đều làm các con vật khác trong giếng hoảng sợ nên làm cho ếch hênh hoang tự coi mình là chúa tể. Nó đã nghĩ thầm trong đầu rằng: “Tất cả vũ trụ chỉ có như thế, trời bé bằng vung”.

Vì có suy nghĩ như thế nên nó cứ nhìn lên bầu trời bé xíu ấy và nghĩ nó thì oai phong giống như một vị chúa tể vì mỗi khi nó cất tiếng kêu mọi con vật đều phải hoảng sợ. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó đã khẳng định bầu trời chỉ to bằng cái vung mà thôi.

Và chuyện gì đến cũng đến, một năm nọ trời mưa rất to làm nước trong giếng đầy lên tràn bờ đưa ếch lên miệng giếng. Vẫn quen thói cũ nên ếch câng câng nhìn lên trời và một điều bất ngờ đập vào mắt ếch chính là nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn gấp nhiều lần so với bầu trời bé như vung mà nó vẫn thấy khi ở bên dưới đáy giếng.

Ếch không tin vào mắt mình và cảm thấy rất bực bội vì điều đó. Nó đã cất tiếng kêu ồm ộp để ra oai, ếch hi vọng sau những tiếng kêu của mình mọi thứ sẽ phải trở lại như ban đầu. Nhưng hiển nhiên là sau tiếng kêu của ếch mọi thứ vẫn vậy vẫn không trở lại như ban đầu, bầu trời to lớn vẫn là bầu trời to lớn. Ếch càng lấy làm lạ và bực bội hơn nữa nên mải nhìn lên bầu trời không thèm để ý đến xung quanh và nó đã bị một chú trâu đi ngang qua đó dẫm bẹp chết.

- Câu chuyện chính sự phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, hiểu biết nhiều thứ, tự cao, huênh hoang và hay khoác lác.- Ông đồ Ký nghe xong câu chuyện thì chốt một cái, đồng thời cũng nhìn Kiệt như muốn bảo cậu phải lĩnh ngộ điều này. Thực ra thì ông đồ này cũng không có ý gì xấu cả, nhưng sự trịnh thượng của ông cộng thêm cái thân thể của một thằng nhóc mà Kiệt đang có làm cậu không thể nhịn được mà thấy cần phải có một pha chơi khăm nho nhỏ.

- Câu chuyện người xưa kể thì như vậy, nhưng cũng có một vấn đề khác nữa ông ạ.

- Vấn đề gì!

- Sở dĩ con ếch coi trời bằng vung là vì trong cái giếng không ai bằng nó hay hơn nó, nó nói thế nào thì là thế ấy.- Nói xong, Kiệt quay lại nhìn vào mặt ông đồ già, nét mặt cũng không khác gì mặt ông đồ vừa nhìn cậu ta lúc nãy.

Câu nói của Kiệt và cử chỉ nét mặt của cậu khiến Nguyễn Minh Ký hiểu rõ luôn hàm ý mà Kiệt muốn nói. Nếu như Kiệt là con ếch đang ngồi đáy giếng, thì chẳng phải ông chỉ là lũ tôm cua cóc nhái bị con ếch ngồi lên đầu, và mỗi lần con ếch kêu là lại hoảng loạn cúi đầu hay sao. Mặt ông đồ từ từ đỏ chót.

- Cậu nhóc nói năng thực không biết kính trên nhường dưới.

- Cháu từng nghe câu kính lão đắc thọ, nhưng thưa ông, cháu từng nghe có câu thế này: Ta yêu thầy ta, ta lại càng yêu chân lý. Đến thầy còn thua trước chân lý, nữa là một người chỉ có hơn tuổi mình.

- Nói hồ đồ, gán ghép lời tiền nhân.

- Lời mà ông đồ không biết, chắc gì đã không tồn tại. Hay là lại như chuyện con ếch ngồi nơi đáy giếng, không biết không thấy thì coi như không có.

- Được. Cậu Hoàng Anh Kiệt, chúng ta so tài chút đỉnh chứ hả?

- Cháu chỉ sợ ông thua không chịu nổi nhục nhã thôi, chứ còn cháu thì thắng có sao đâu.

Nghe lời Kiệt nói, ông đồ Ký cũng đã có 3 phần lửa giận. Thế là ông ngẫm nghĩ hồi lâu, cho làm sao ra được một câu hỏi khó nhằn. Chết nỗi ông đồ tuy lớn tuổi nhưng va chạm ít, học sách Nho nhiều, kinh nghiệm xã hội ít ỏi thực sự, những vấn đề ông đưa ra thì e còn kém những câu hỏi mà phụ huynh bọn nhóc theo học Kiệt đưa ra được. Thế là ông nghiền ngẫm nữa ngày mới rặn được một câu hỏi.

- Mặt trời lúc mới mọc hay lúc giữa trưa ở xa hơn. Biết rằng mặt trời mới mọc thì trông rất to nhưng không ấm, đến giữa trưa thì nóng song lại nhỏ.

- Nếu cháu nhớ không nhầm là câu hỏi của hai đứa trẻ và Khổng Tử đúng không? Hình như Khổng Tử cũng không trả lời được đúng không nhỉ?

- Cái này...- Nghe Kiệt nói, ông đồ Ký vừa ngượng vừa ngạc nhiên. Ngượng vì biết mình dùng một câu hỏi quá tầm với một đứa nhóc, bởi vì câu này đến bậc “ Vạn thế sư biểu” hoặc “ Đại thành chí thánh tiên sư” như Khổng Tử cũng không trả lời nổi, còn ngạc nhiên là vì Kiệt lại biết chuyện này. Tuy đây không phải bí mật gì ghê gớm, nhưng với một đứa nhóc chưa từng học chút gì về kinh điển Nho Giáo mà biết thì cũng thực lạ.

- Khoảng cách là như nhau.- Kiệt đáp- Buổi sáng mặt trời trông to là vì nó chưa quá sáng, ta nhìn rõ được tới đường viền, tới trưa thì quá chói, có thấy được đầy đủ đâu. Hơn nưa, khi buổi sáng, mặt trời mới mọc, ta có những vật để so sánh như ngọn núi, cái cây, cái nhà,.... khi mặt trời lên đỉnh trời, không còn vật gì so sánh, mặt trời lại ở khoảng không gian mênh mông, tạo ảo giác nó bị nhỏ đi. Còn trời tại sao sáng mát trưa nóng, thì vì sáng thì mặt trời chiếu ánh sáng xuống bị xiên góc, đến trưa chiếu trực diện, ánh nắng chiếu xuống trưa nhiều hơn sáng, lại nữa là do mặt trời đã chiếu suốt cả buổi sáng, đến trưa thì nhiệt tích đủ nhiều, tự khắc sẽ nóng lên mà. Lấy ví dụ như cái bếp dù đỏ lửa, để ấm nước lên chưa thể sôi ngay, phải một lúc sau mới nóng nước, rồi sôi lên được.

Nghe Kiệt nói, ông đồ Ký cứng họng luôn. Câu trả lời của Kiệt quả thực khó mà bắt bẻ. Ông toan quay đi để tránh thêm mất mặt, nhưng Kiệt nào chịu thồi.

- Ông đồ đã nói tới Khổng Tử, vậy cháu hỏi thêm ông, Nho Giáo đều tôn sùng Khổng Tử, trong Văn Miếu đều đặt tượng ông ấy và môn đồ, giảng đạo lý cũng giảng đạo lý mà Khổng Tử dạy, vậy tại sao khi áp dụng thực tiễn thì đều luôn lấy sức mạnh của Pháp Gia, biến nền Nho Học trở thành Ngoại Nho Nội Pháp. Rốt cục là do Khổng Tử không đủ hay ư, hay là nó không thể thành sự thực mà chỉ có thể là lời bên mép.