Sân Quidditch lớn hình bầu dục, thảm cỏ xanh biếc trải dài. Hai đầu sân có mấy cái cột với cái vòng tròn bên trên, trông như những cái kính lúp thiếu tròng, phía dưới phủ đầy cát vàng giòn. Đúng ngày hai mươi bảy, trận đấu đầu tiên diễn ra giữa đội Slytherin và đội Gryffindor. Cả trường đều đổ ra đây, mấy cái tháp lớn được dựng lên để dễ bề quan sát. Trọng tài trận này là bà Hooch, còn bình luận viên là Lee Jordan. Từ khán đài phía Bắc, tôi lờ mờ thấy một cái chăn to và dài được dùng làm băng rôn, ghi một chữ Gryffindor thay đổi màu sắc liên tục, cùng một  hình vẽ sư tử ở bên cạnh. Xung quanh bị tiếng hò reo bao vây, cảm giác như có một hố đen nuốt chửng mọi âm thanh tôi phát ra.

Trận đấu bắt đầu ác liệt hơn tôi nghĩ. Nó giống một đám ruồi đang tranh giành mồi ngon vậy, đấu đá nhau không ngừng.  Đội Slytherin mất hẳn phong cách quý tộc thường thấy, lối chơi rất bạo lực, bằng chứng là huynh trưởng Yaxley, một tấn thủ của nhà đã vô tình đập cái gậy đánh bóng vào đầu của Katie Bell- truy thủ của nhà Gryffindor (thực ra nó vô tình một cách cố ý).

Tôi ngồi bên cạnh giáo sư Snape, vài lúc nhìn ra đằng sau thì thấy giáo sư Quirrel chăm chăm nhìn Potter một cách kỳ lạ. Tôi nghĩ điều đó đơn giản chỉ là niềm yêu thích với  phong cách chơi của Chúa Cứu Thế mà ông ta dành cho chính cậu ấy, nhưng khi quay ra thì lại thấy Potter chao đảo trên không trung với cây chổi cà giựt đáng ngờ.

Điều đáng chú ý hơn cả là giáo sư Snape ngay sau đó cũng nhìn chằm chằm Potter. Tôi cũng nhìn chung với ông ấy như bao người khác, và giật mình vì tiếng kêu của giáo sư McGonnagal: "Severus, áo của cậu..."

Ở dưới áo chùng đen lất phất của giáo sư lùng bùng một ngọn lửa xanh nóng rực, đế giày tôi chạm vào áo của giáo sư cũng bị cháy lan sang, còn chính ông thì vẫn cố nhìn Potter dù chỉ là một giây. Không thể dập được lửa bằng cách thông thường, tôi cởi giày ra rồi vứt nó vào một xó, mùi cao su và da động vật cháy nồng nặc đến khó chịu, khiến tôi phải ho mấy cái. Giáo sư Snape đứng hẳn lên, một tay hất ngã Quirrel, bên chân gần với ngọn lửa thì đạp đạp vào đó, hai tay sẵn sàng cởi bỏ áo chùng nếu như nó có cháy quá lớn.

"Giáo sư, con xin lỗi" Tôi nói nhanh, rồi rút ra cây đũa phép dài quá khổ "Diffindo !"

Mảng áo chùng bị cháy đứt ra, mọi người đều lùi lại một ít, may mà có giáo sư Flitwick biết xử lý ngọn lửa, nếu không thì cả khán đài đã cháy thành than. Giáo sư Snape thở dốc, vén rèm tóc đèn lòa xòa trước mắt rồi mới thả lỏng ngồi xuống

Tôi nghĩ rằng mình rất có thể bị giáo sư Snape vặt lông.

Potter đang lao xuống đất liền lấy lại được quyền kiểm soát cây chổi, bắt được trái Snitch bằng miệng, kiếm một lèo tới một trăm năm mươi điểm cho đội Gryffindor. Đội Slytherin chính thức thua cuộc, đội trưởng Flint vẫn còn la ó

"Cậu ta đâu có bắt được trái Snitch, cậu ta nuốt phải mà !"

Dọc sảnh đường vào bữa ăn tối có thể thấy nét mặt âm trầm của toàn bộ học sinh nhà Slytherin và Ravenclaw, ngược lại Huffplepuff nhà Gryffindor lại càng hớn hở. Bởi vì sau đó có một trận giữa Ravenclaw và Hufflepuff, tất nhiên là đội của Cedric đã thắng. Tôi tự hỏi xem nếu mình tham gia đội Quidditch nhà thì số phận của đội có thay đổi không ?

Con Snowy thả bùm xuống dãy bàn nhà Slytherin một tờ nhật báo Tiên Tri giống như Mỹ đánh bom Hiroshima và Nagasaki, may mắn thay là không có bất kỳ vụ nổ nào diễn ra. Giấy báo màu nâu, in đen trắng, ghi một dòng tít to đùng:

ÁN MẠNG Ở PHỐ CASTLE
Lại là một vụ phá vỡ dòng thời gian nữa, được chứng kiến bởi một muggle ? (xem tiếp trang 13)


Tôi lật xuống trang cuối cùng, nơi một tấm ảnh to đùng đặt trên trang báo; một người phụ nữ tóc nhạt màu nằm sõng soài trên thảm, xung quanh có các phù thủy cầm máy ảnh.

Vào ngày 13/11, một muggle sống bên cạnh ngôi nhà số 11 phố Castle (Glasgow) cùng một phù thủy phát hiện ra  một kẻ lạ mặt đột ngột xuất hiện và thực hiện một bùa chú (theo lời kể của nhân chứng là một trong ba lời nguyền chết chóc) lên nạn nhân là chủ của ngôi nhà. Bộ  Pháp Thuật ngay sau đó đã tiến hành điều tra và chỉnh sửa ký ức của toàn bộ khu vực bằng một cơn mưa thuốc Lú diễn ra trong vòng một giờ.

Nạn nhân được xác định tên là Laura, khoảng 25 tuổi, không rõ họ và có vẻ là một muggle bình thường. Nhân chứng chỉ biết được vụ việc  khi nhìn qua cửa sổ nhà nạn nhân vào đêm 13/11, và tới tận sáng hôm sau mới báo cáo cho Bộ dẫn đến sự chậm trễ không đáng có. Qua phép dò, các phù thủy của Bộ phát hiện ra một biến động về thời gian trong căn nhà khiến cho thời gian bên trong chạy chậm hơn so với bên ngoài 0.13 giây, từ đó suy ra rằng hung thủ đã sử dụng đến xoay thời gian để quay về thực hiện vụ án trên. Nạn nhân có ít quan hệ với bên ngoài và gần như không liên quan gì tới giới phù thủy, ngoại trừ có một bức thư mời nhập học Hogwarts bị vò nát trong tủ quần áo, được cho là thuộc về E.(chúng tôi xin ẩn danh người này)

Hiện tại, các thần sáng và nhân viên Ủy Ban của Bộ đang điều tra vụ án và cố gắng làm rõ sự liên kết  giữa nạn nhân và hung thủ. Quý vị có thể an tâm vì đây chỉ là một vụ án rời rạc và đã được kiểm chứng là hầu như không có liên quan đến thế lực Hắc Ám.

Tôi đặt tờ báo xuống, khuôn mặt cũng không biểu lộ nhiều cảm xúc, chỉ là có chút không tin vào sự thật. Nó diễn ra nhanh vậy sao ?

Giáo sư Snape đã nói về sự phá vỡ dòng thời gian này. Nhưng mà ai lại đi ngu ngốc mà  giết mình trong quá khứ hay làm gì đó phi pháp, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân chứ ? Điều đó dẫn tôi đến một suy luận khác rằng ai đó cố ý, vô tình hoặc cố ý một cách vô tình hay vô tình một cách cố ý mà hại Laura, và nếu thực sự Laura tương lai đã làm gì đó với Laura quá khứ thì chính cô ấy đã tạo ra một nghịch lý tương đồng với nghịch lý ông nội (*).

Bây giờ tôi tạm thời không liên lạc được với người trong khu Castle, vì vậy tôi mong rằng họ có thể chuẩn bị cho Laura một chút nghi thức.

oOo

(*): Nghịch lý ông nội là một nghịch lý (paradox) miêu tả một người du hành xuyên thời gian (gọi là X), trở về thời điểm mà ông nội của  X chưa thụ thai cho bà nội của X để sinh ra bố của X và giết ông. Theo những gì ta biết được về thời gian thì trên lý thuyết, X sẽ không được sinh ra. Vậy thì sao X có thể trở về quá khứ và giết ông nội của mình ? Điều đó tạo thành một vòng lặp suy luận không hồi kết.

Theo tác giả thì có ba giả thuyết để cắt đứt nghịch lý đó: đường tắt, bảo toàn và bay màu. Tất cả đều đã được giải thích ở ch.1.5