Cho dù là một người phụ nữ tốt đến đâu, một khi bạn kết hôn, trong mắt người khác bạn chỉ là một bảo mẫu, một cỗ máy sinh sản.

Không ai quan tâm bạn có hạnh phúc hay không, họ chỉ tập trung vào việc bạn dọn dẹp nhà cửa, cho dù bạn có con thì họ cũng chỉ quan tâm là trai hay gái.
Luôn luôn không thể tránh khỏi việc đi thăm người thân và bạn bè trong dịp năm mới, bố mẹ Lâm Tân hỏi chúng tôi rằng năm mới có về quê không, đặc biệt là khi tôi nhiều năm kết hôn vẫn chưa có con, thẳng thừng thể hiện sự bất mãn với tôi.
Trước đây cùng lắm chỉ nói chuyện riêng với tôi nhưng bây giờ đã ở trước mặt họ hàng chỉ trích tôi là một người vợ không đủ tư cách.
"Một người phụ nữ có gia đình thì có thể làm được chuyện lớn gì? Sinh con là ưu tiên hàng đầu, nếu không khi lớn tuổi rồi sẽ khó sinh."
"Đúng vậy, bổn phận lớn nhất của phụ nữ là chăm sóc chồng, giáo dục con cái thật tốt, con thấy mẹ chồng con đấy là hình mẫu của nhà họ Lâm chúng ta, một người vợ tốt một người mẹ tốt.

Ba chồng con đến một chiếc tất cũng không phải giặt, Lâm Tân của chúng ta là người ưu tú nhất.

Thi đậu đại học top đầu, tự xây dựng sự nghiệp mở công ty riêng ở thành phố lớn, hiện giờ là ông chủ lớn.

Con đấy phải chăm sóc quan tâm đ ến Lâm Tân, sau đó sinh một đứa bé béo mập cho nhà họ Lâm chúng ta, đời này mới xem là viên mãn.

Phụ nữ đã kết hôn không phải chỉ cần như vậy thôi sao."
Đám phụ nữ nói chuyện dạy dỗ tôi về đức hạnh của phụ nữ, tôi nhìn miệng họ lần lượt đóng mở liên tục, chỉ cảm thấy buồn chán vô cùng.

Buồn cho bản thân, buồn cho con gái của họ, buồn cho hàng ngàn phụ nữ trên thế giới đang bị cuốn vào chế độ phong kiến gia trưởng.
Trước đến nay chưa từng có ai xem nhẹ chúng tôi, người xem nhẹ chúng tôi chỉ có bản thân chúng tôi.

Ngay cả phụ nữ cũng cảm thấy phụ nữ chỉ nên có cuộc sống như vậy thì ai có thể cứu họ?

"Câm miệng! Đám phụ nữ vô tri và trẻ con này thì biết cái gì? Cút ra khỏi nhà tôi." Mặc dù Lâm Tân không gặp ác mộng nhưng cảm xúc không ổn định, hơi chút là dễ nổi giận, xúc động.
"Các cô ấy chỉ sốt ruột thay chúng ta, anh đừng giận." Tôi trấn an anh ta.
Đám họ hàng trong nhà đều bị anh ta làm hoảng sợ, không dám nói câu nào nhìn chằm chằm anh ta, có hai đứa trẻ trốn trong lòng mẹ bật khóc, cả phòng khách chỉ toàn tiếng khóc của trẻ con.
Tôi ôm lấy một đứa bé: "Ngoan đừng khóc, chú ấy không cố ý đâu.

Hôm qua chú ấy lái xe mấy tiếng nên mệt, chưa được nghỉ ngơi."
Nói xong tôi đẩy anh ta vào phòng, Lâm Tân cũng tỉnh táo lại, đóng cửa lại, xấu hổ nói với tôi: "Anh chỉ sợ họ nói gì làm em tủi thân."
Tôi lắc đầu: "Không sao đâu, thật đó."
Lâm Tân thấy tinh thần tôi uể oải, cho rằng tôi nói dối, ôm lấy tôi nằm xuống: "Anh xin lỗi, em yên tâm, ở đây nhiều nhất hai ngày chúng ta sẽ về ngay."
Tôi biết anh ta vội vàng muốn đi không phải vì tôi, anh ta chán ghét nơi này nhất so với bất kỳ ai, những họ hàng đó, sau khi anh ta sống sung sướng ở thành phố lớn thì không còn bất kỳ tình cảm nào với huyện nhỏ bé này.

Vất vả lắm mới thoát được, ai muốn trở về chứ.

Anh ta muốn tiến cao hơn, muốn tiếp xúc với những nhân vật quyền thế.

Mà khi trở về đây, tiếp xúc với đám họ hàng dân dã hẹp hòi, không hiểu chuyện đời, tầm nhìn hạn hẹp chỉ biết nói chuyện củi lửa mắm muối, anh ta cảm thấy khó chịu và tự ti.

Nếu có thể, anh ta muốn cả đời không gặp lại những người này, không quay lại nơi này.

Đáng lẽ tôi nên phát hiện sớm hơn, anh ta là một người tuyệt tình đến tàn nhẫn.
Mãi đến mùng 5 tết vẫn chưa có tin tức gì của Phạm Phạm, Tống Thành Kiệt điều tra được cô ấy đến một vùng thôn núi hẻo lánh, sau đó không tìm được thêm tung tích gì nữa, anh ta giúp tôi liên hệ với đồn công an ở đó cùng tìm người.
Sau khi trở lại Hàng Thành, Lâm Tân bắt đầu đi thăm hỏi khách hàng, tôi lái xe trở lại quê cũ của tôi, đó là một vùng nông thôn cách Hàng Thành hai giờ đi xe.

Mấy năm nay nơi này phát triển, mọi nhà đều xây nhà mới, còn có siêu thị, giống như một thành phố thu nhỏ, cái gì cũng có.
Chỉ có nhà chúng tôi vẫn là nhà cũ ở những căn nhà hiện đại.

Những cây đào trồng trong sân đã ở đây được hàng chục năm, ngày đó sau khi cha tôi rời đi, mẹ tôi và tôi đã tự tay trồng chúng.
"Tranh Tranh, ba con đi rồi, sau này gốc cây này sẽ ở bên con, con hãy xem nó như ba."
Nhưng hai năm sau, mẹ tôi đã đưa tôi rời khỏi nơi này, tôi biết bà ấy không thích sự đau buồn, chỉ có mỗi năm quay về vào ngày đông chí để bái cúng tổ tiên.
Dì hàng xóm thấy nhà tôi mở cửa thì cầm một ít đồ ăn sang, nhiệt tình chào hỏi với tôi.
"ÔI, đây không phải Tranh Tranh sao, đã lớn vậy rồi.

Đã nhiều năm cháu không quay về rồi.

Đúng rồi, mẹ cháu đâu?"
"Mẹ cháu không về cùng ạ."
"Không về à?" Dường như bà ấy có hơi thất vọng, tôi tò mò nhìn bà ấy: "Sao vậy ạ? Dì tìm mẹ cháu có việc sao?"
Bà ấy nghĩ rồi nói: "Cũng không có gì, nói với cháu cũng được.

Năm trước có một người đến nhà cháu tìm người, nói là muốn tìm ba cháu.

Dì cũng không biết nhiều về người kia, nên không dám nói cho người đó biết ba cháu mất tích nhiều năm rồi, chỉ bảo người đó để lại số điện thoại."
Dì ấy lấy điện thoại ra cho tôi số điện thoại kia, tôi ghi nhớ dãy số đó, là tỉnh khác.

"Là nam hay nữ ạ? Khoảng bao nhiêu tuổi? Người đó có để lại cái gì không?"
"Là một chàng trai trẻ, chắc cũng gần tuổi cháu.

Cũng không nói gì, chỉ nói nếu bọn cháu trở về thì hy vọng có thể gọi cho cậu ta."
Chàng trai trẻ ư? Phản ứng đầu tiên của tôi là con riêng của ba.

Ông ấy rời khỏi nhà nhiều năm như vậy, ở bên ngoài có một đứa con khác cũng là bình thường.

Nhưng điều không bình thường là sao người này lại đến đây tìm ông ấy.
Buổi tối tôi nhìn số điện thoại, mãi cũng không hạ quyết tâm có nên gọi đi hay không.

Nhưng Phạm Phạm lại gọi cho tôi đúng lúc này.
"Cuối cùng cô cũng gọi cho tôi rồi, nhiều ngày rồi, rốt cuộc cô đi đâu?"
Giọng nói của Phạm Phạm rất mệt mỏi: "Yên tâm, tôi không sao.

chỉ là trên núi có tuyết lớn, không xuống núi được, chúng tôi ở lại trên núi ăn tết.

May là hôm nay công an huyện tìm người dọn tuyết đi, nếu không không biết chúng tôi còn ở đó bao lâu nữa."
"Vậy hiện giờ cô ở đâu?"
"Hiện giờ tôi ở trong huyện, ngày mai sẽ quay về.

Lần này tôi tra được rất nhiều thứ, không nói rõ trong điện thoại được, đợi khi nào gặp mặt thì nói.

Nhưng trước khi tôi trở về cô phải tự bảo vệ mình, tốt nhất đừng ra ngoài, càng đừng tiếp xúc với Uông Sở Sở, biết chưa?"
Giọng điệu cô ấy rất nghiêm túc, khiến tôi cảm thấy rùng mình.

Từ khi Thẩm Du qua đời, cuộc sống tràn ngập chuyện đáng sợ bí ẩn, tương lai còn không biết bao nhiêu nguy hiểm đang chờ tôi.
Biết tôi trở về quê, mẹ tôi không vui, gọi điện bảo tôi lái xe cả đêm về Hàng Thành.

Tôi vốn định nói có người đến tìm ba nhưng thấy sự bài xích về quê cũ, về mọi thứ trong quá khứ khiến tôi không dám nói một chữ.
Mùng 8 tết, cuối cùng công ty bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng vì chuyện kiểm toán nên rất nhiều người nộp đơn từ chức.

Hơn nữa công ty cũng không có tiền, năm mới Lâm Tân đã mang tâm trạng cáu kính, điều duy nhất khiến anh ta mong chờ là cha Thẩm Du đã đồng ý góp vốn hai ngàn vạn cho công ty.
Đúng lúc xuân vận, Phạm Phạm khó khăn lắm mới trở lại được Hàng Thành, nhân lúc Lâm Tân đến công ty, tôi ở nhà làm bữa cơm trưa phong phú mời cô ấy.
"Cô không tưởng tượng được cô ta hơn hai mươi năm nay đã trải qua những gì đâu." Phạm Phạm vừa ăn vừa cảm thán.
"Cô đừng úp mở nữa, mau nói đi."
"Mẹ cô ta hồi trẻ làm việc trong huyện, l@m tình nhân của một ông chủ có tiền, sau đó có thai.

Kết quả bởi vì sinh ra con gái nên bị đối phương đá, mẹ cô ta đành phải đưa con về quê.

Nơi đó rất hẻo lánh, phải ngồi xe lừa mới có thể vào thôn, hơn nữa chỉ dừng ở chân núi, tiếp theo phải tự đi vào.

Uông Sở Sở lớn lên trong thôn núi kia, mẹ cô ta sau đó lại ra ngoài làm công, quen một người đàn ông rồi kết hôn, rồi đưa Uông Sở Sở vào huyện sống.


Thành tích học tập của cô ta vẫn luôn tốt, cha dượng đối xử rất tốt.

Sau đó mẹ cô ta sinh ra đứa con trai, vốn dĩ sinh hoạt một nhà bốn người rất tốt.

Nhưng năm Uông Sở Sở chuẩn bị lên cấp 3 thì cha dượng và em trai cô ta lại chết.

Tôi điều tra vụ án mạng đó thì hồ sơ ghi chép cha dượng cô ta uống nhiều rượu lỡ tay đẩy ngã con trai, mẹ cô ta kích động chém chết chồng.

Uông Sở Sở tạm nghỉ học một năm, cuối cùng được cha ruột đưa đi.

Trong nhà cha ruột cô ta có một cô con gái, hơn cô ta mấy tuổi, lúc ấy đã học đại học ở nơi khác.

Mùa hè năm ấy Uông Sở Sở thi đậu đại học, trong nhà xảy ra hỏa hoạn, ngoại trừ cô ta và chị gái, bảo mẫu và những người còn lại đều bị thiêu chết."
Cô ấy nói liền một hơi, rồi dừng lại uống nước, trong lòng tôi run sợ: "Sao lại k hủng bố như vậy? Cô ta là thần chết à, chuyên đi lấy mạng người sao? Ai ở bên cô ta đều xui xẻo thế."
Phạm Phạm lắc đầu: "Tôi thấy cô ta không phải thần chết mà là sát nhân.

Người chị cùng cha khác mẹ kia bị bỏng rất nặng, hơn nữa sau đó phải vào viện tâm thần, đến giờ vẫn trong viện tâm thần.

Tôi ở đó lâu như vậy chính là vì điều tra chuyện này, nguyên nhân gây ra hỏa hoạn là nổ khí than.

Uông Sở Sở cách phòng bếp gần nhất, theo lý thuyết những người khác không chết thì bị thương, cô ta cũng không thể bình yên được.

Nhưng cô ta lại không sao.

Bạn học, giáo viên hàng xóm của cô ta tôi đều tím hết, hỏi được từ bọn họ, cho dù là cha dượng hay cha ruột cô ta, thật ra đều đối xử với cô ta không tệ.

Mặc dù mẹ kế và chị gái với cô ta có mâu thuẫn nhưng chưa bao giờ ngược đãi cô ta.

Nhưng mấy năm nay cô ta chưa từng trở về thăm hay tế bái bọn họ.

Bao gồm cả người mẹ đi tù kia nữa, cô ta chưa từng vào thăm."
"Chẳng lẽ ở đó xảy ra chuyện gì không tốt, khiến cô ta không muốn trở về?"
"Tôi hoài nghi án giết người và hỏa hoạn năm đó đều liên quan đến cô ta."
"Không phải cô ta nghi ngờ cha kế và em trai đều do cô ta giết chứ? Lúc đó cô ta mới bao nhiêu tuổi!" Sắc mặt tôi tái nhợt..