Hình như từ khi cậu chuyển đến “viện Cẩm Tú”, bọn họ cũng không đến ghé thăm cậu nữa.

Mãi cho đến năm nay, sau khi sinh nhật mười hai tuổi, cậu rời khỏi viện của thúc phụ và thím, nhà ngoại mới tặng cho cậu một cây cung chạm khắc nổi tiếng và một ít hạ lễ đến.

Cây cung chạm khắc ấy bây giờ vẫn đang treo trên tường trong phòng cậu.“Như thị am” đã đóng cửa từ sớm, trừ những phụ nhân đã có hẹn từ sớm ra thì không cho một ai bước vào.

“Như thị am” không xây trên núi hoặc khu ngoại ô giống các chùa hay am ni cô khác, mà là ở nơi yên tĩnh từ kinh thành tới gần nội thành.


Vốn ở tiền triều nơi đó là từ đường của quan lớn, sau mới đổi thành “Như thị am”.Cũng vì lý do đó nên trong am không thiếu gì các mẫu thân của các công tử trong phủ ở kinh thành, mặc kệ những công tử kia có được sủng ái hay không thì tình mẫu tử cũng rất khó đoạn tuyệt.

Trong am mỗi khi tới “mùng một”, “mười lăm” là thời gian mở cửa với bên ngoài, có rất nhiều con trai, con dâu trong phủ đến thăm.

Hôm nay bọn họ biết là “Như thị am” đón tiếp một vị nữ khách thân phận cao quý, cũng đơn giản chờ đợi ở trong nhã xá không xa bên ngoài am, nghĩ là chờ vị nữ khách đã rời đi cùng người nhà rồi mới lại vào thăm.Vậy nên sau khi nghe tin người của phủ Tín Quốc Công từ con đường kia đến, những người đang chờ vẫn đang tự hỏi đây là thái phu nhân của phủ Tín Quốc Công đến “Như thị am” hay là phu nhân Quốc công.Khi cỗ xe sơn son thếp vàng chỉ dành cho nhất đẳng phu nhân đi qua con đường phía trước “Như thị am”, những người này mới lộ ra vẻ mặt “bỗng nhiên giác ngộ”.Thì ra là vị Thái phu nhân rất ít khi ra cửa của phủ Tín Quốc Công.

Việc này thật hiếm thấy, nghe nói cơ thể của vị lão thái thái này không tốt lắm, đến yến hội mà Hoàng hậu chủ trì cũng rất ít khi góp mặt.Tháng đó lúc Hoa ma ma và Khưu lão thái quân thương nghị muốn tìm thông gia giúp đỡ thì sư cô Thuỷ Nguyệt đã “đổ bệnh” rồi, ba ngày trước báo tin “bệnh cấp tính” cho phủ Tín Quốc Công, đây cũng chính là lý do mà Cố Khanh xuất phủ.Phụ nhân này một đời dựa vào phủ Tín Quốc Công, con gái duy nhất cũng được gả vào nhà rất tốt, luôn rất kính yêu Khưu lão thái quân.

Con gái vừa gả đã tự xin đến “Như thị am” quy y, vì trượng phu của mình mà ăn chay niệm Phật.

Bà ấy đã gánh cái gông xiềng này rất nhiều năm, cuối cùng cũng có thể vứt bỏ vỏ bọc bên ngoài này, chỉ là không thể báo đáp ân đức của Khưu lão thái quân nên luôn áy náy.Vậy nên khi Hoa ma ma đến thăm bà ấy, nói muốn gặp một người ở chỗ bà ấy, chưa qua mấy ngày thì bà ấy đã “hình như nhiễm phong hàn”, không cho người khác tới gần phòng của mình, tránh truyền nhiễm.Cố Khanh đến “Như thị am”, dâng nén hương, lại dâng thêm ít tiền nhang đèn rồi dẫn Lý Duệ đi về hướng hậu viện.


Sư cô Thuỷ Nguyệt ở căn phòng phía đông.

Các ni cô phụ trách làm việc nặng tạm thời đã lui ra ngoài.Cố Khanh để nhóm nha đầu ở bên ngoài, chỉ cho Hương Vân và Hoa ma ma cùng vào phòng.Từ nhỏ Hương Vân đã được Khưu lão thái quân nuôi lớn, trung thành tuyệt đối với Khưu lão thái quân, luôn cẩn thận chững chạc, cho nên Cố Khanh cũng rất yên tâm với nàng.

Có một nha hoàn như thế, rất nhiều chuyện đều trở nên dễ dàng.Trong phòng cũng không có dấu vết của sư cô Thuỷ Nguyệt.

Một người tuổi chừng ba mươi đang ngồi chờ trên chiếc giường La Hán.

Nàng mặc một chiếc váy dạ quang hoa hồng, áo khoác màu hồng, mặc dù không cao quý nhưng lại lộ ra vẻ ung dung hào phóng, rất đoan chính tao nhã.Cố Khanh tiến vào phòng, phụ nhân kia vội vàng chào.


Chờ khi thấy được Lý Duệ sau lưng Cố Khanh, nàng khó tránh khỏi kinh ngạc, lấy tay che miệng.

Xem ra cũng là một người có lòng, không phải là kiểu phụ nhân kệch cỡm.“Đây là Duệ nhi cháu ngoại của ta? Sao lại trở thành bộ dáng như vậy?”Nhìn chưa cháu trai hờ, đã bảo ngươi nên giảm cân đi.

Xem ngươi doạ mợ ngươi sợ tới mức nào này!.