7.

Tôi mở to mắt nhìn sang A Thọ, A Thọ đang cầm nửa cái bánh bao hoảng loạn xua xua tay: “Tôi tôi tôi tôi, tôi không…:

Đại hán đang xem kịch không định xuống ruộng nữa, khi nghe thấy lời của Liễu Uyển thì “ồ” lên một tiếng.

“Không phải tỷ phu nói với muội đâu, là muội đi qua nhà hai người rồi không cẩn thận nhìn thấy đó. Tuy tỷ phu giống như một đứa trẻ, nhưng tỷ không thể đánh chàng, dù gì chàng cũng là một người đàn ông.”

Tôi nắm kịp thời cơ giữ chặt tay nàng ta, không cho nàng ta có cơ hội tẩu thoát, sau đó ngại ngùng nói: “Uyển Nhi muội nói gì vậy chứ, sao ta có thể đánh tỷ phu của muội chứ? Muội, muội còn quá nhỏ, hiểu gì về nam nhân chứ.”

Đại hán: “Ồồồồ.”

Biểu cảm của Liễu Uyển ngơ ngơ ngác ngác: “Hả?”

Xem ra cấp bậc không cao.

Tôi quay đầu hỏi: “A Thọ, ta từng đánh chàng chưa?”

Đầu chàng ấy lắc như cái trống lắc.

Nàng ta bảo: “Tỷ phu đừng sợ…”

Tôi dùng sức siết chặt tay, nàng ta liền hít mạnh một hơi vào.

Tôi thân thiết chân thành: “Aizz, Uyển Nhi muội đừng nghĩ nhiều, ta và tỷ phu muội vô cùng tốt. Nếu muội muốn đến thăm chúng ta thì cứ trực tiếp đến nhà là được, cần gì phải lén lút vụng trộm, để người khác nhìn thấy thì sẽ nghĩ muội thế nào đây?”

Liễu Uyển dường như gấp gáp thanh minh, trên khuôn mặt xinh đẹp đã lộ ra tầng mồ hôi mỏng.

“Uyển Nhi chỉ quan tâm cô thôi.” Cái vị tú tài kia cuối cùng cũng mở miệng nói chuyện, phong độ ngời ngời bước đến, đứng bên cạnh Liễu Uyển.

Liễu Uyển giống như sau khi chịu ấm ức tìm được người đáng tin, mắt liền đỏ lên: “Đúng, muội chỉ quan tâm tỷ tỷ thôi. Lúc trước tỷ còn vì Tần đại ca mà nhảy sông… Uyển Nhi có chút lo lắng cho tỷ phu thôi mà.”

“Cái gì mà Tần ca ca nhảy sông chứ? Uyển Nhi, muội là muội muội của ta, sao muội có thể vấy bẩn thanh danh của ta như vậy chứ? Ta gả cho A Thọ thì liền một lòng một dạ với chàng, ngã xuống sông chỉ là do không cẩn thận, sao muội lại nói như vậy?”

Liễu Uyển lập tức giải thích: “Người trong thôn đều biết…”

Tôi đánh gãy lời của nàng ta: “Cái gì mà người trong thôn đều biết? Trước khi ta nhảy sông cả thế gian đã rêu rao ta vì hắn ta mà nhảy sao?”

Tôi không tin trước khi nhảy, nguyên chủ còn bắc loa cho toàn thôn biết nàng ta vì đàn ông mà nhảy sông.

“Nhưng ta và Tần đại ca mới định hôn thì tỷ liền…”

“Được đó, hóa ra là nghĩ như vậy, ngươi vừa nghĩ như vậy đã truyền tin ra ngoài rồi? Nửa phần chứng cứ cũng không có? Ngươi có nghĩ đến thanh danh của tỷ tỷ ngươi là ta không vậy? May mà ta không chết nên còn có thể giải thích, chứ chết rồi thì thanh danh cũng bẩn rồi.”

Bất luận vì sao trước đó Liễu Vân nhảy sông, thì say này tôi cũng dùng thân phận của nàng ta để sinh sống, có thể bớt chút chuyện xấu nào thì cứ bớt đi.

Liễu Uyển đến k1ch thích tỷ tỷ của nàng ta, đúng lúc lấy cô ta làm công cụ.

Tôi che mặt mà nức nở, Liễu Uyển á khẩu không nói được lời nào, thật sự đã bị ta chọc cho khóc, nước mắt rưng rưng trong hốc mắt.

Tú tài ca ca kia thương tiếc mà nhìn Liễu Uyển, thế là quở trách ta: “Vân nương, sao nàng có thể nói Uyển Nhi như vậy? Nàng ấy không có ý xấu.”

Nước mắt của Liễu Uyển giờ mới rơi xuống.

“Phải phải phải, nàng ta là tốt nhất, tôi làm gì cũng không đúng, các ngươi đi đi, ta không muốn nhìn thấy các ngươi.”

Giả bộ ấm ức, ai mà không biết làm chứ.

Liễu Uyển nghẹn ngào: “Xin lỗi tỷ tỷ, lần sau chúng ta lại đến thăm tỷ.”

Loeeux Uyển rời đi, tú tài nhìn theo bóng lưng đã đi xa của nàng ta, sau đó quay lại nhìn tôi mà thở dài. “Nàng đừng đối đầu với Uyển Nhi nữa.”

Hắn ta nhìn tôi, ánh mắt đầy vẻ bất lực: “Nàng haizz… tiếp nhận hiện thực đi, chúng ta không có duyên.”

8.

Thở dài cái gì chứ. phúc khí đời sau cũng bị người thở cho bay sạch.

Tôi đè thấp giọng, không để người khác nghe thấy.

“Ngươi cũng cút.”

Tú tài vừa kinh ngạc vừa thất vọng, nhưng hắn ta tức đỏ mặt cũng chỉ rặn ra được một câu: “Nàng tự lo lấy mình!”

Hắn ta thịnh nộ bừng bừng phất tay áo rời đi.

Đúng là một tên gà mờ, còn không khó đối phó bằng Liễu Uyển.

Nhìn hai bóng người ở đầu ruộng, tôi đã nắm được tường tận sự tình.

Một người có tâm kế, nhưng không nhiều.

Một người cần mặt mũi, sẽ không ầm ĩ.

Hai người gộp lại cũng chẳng nên non nên núi gì, không cần sợ sệt.

Đại hán xem xong kịch, dù vẫn chưa đã thèm nhưng vẫn phải đi làm việc.

Trên ruộng chỉ còn lại tôi và A Thọ, chàng bảo “Nương tử, ta ăn no rồi” rồi liền xuống ruộng gặt lúa.

Chàng vốn ít lời, cho nên tôi không phát hiện ra có gì đó không đúng, chỉ cho đến tối, tôi thấy chàng cầm chiếc màn thầu mà phát ngốc,

Chiếc màn thầu này là do lão gia tử trước khi qua đời đã cho A Thọ hấp. Lão gia tử không quay lại, A Thọ còn lại một chiếc nên không nỡ ăn, trước giờ cứ luôn đặt nó ở một chỗ, bị ẩm mốc lên thì liền đem ra phơi nắng.

Màn thầu do lão gia tử làm rất đặc, đến nay đã cứng như đá, cắn một miếng có thể gãy cả răng.

Hiện giờ tôi mới phát hiện A Thọ trầm mặc đến kỳ lạ.

Trưa nay không phải vẫn ổn sao?

Tôi di chuyển băng ghế đến ngồi cạnh chàng: “Sao lại không vui rồi?”

A Thọ gảy gảy phần ngoài của màn thầu, chầm chậm lắc đầu.

Tôi cúi đầu sáp lại trước mặt chàng ấy, chàng khựng người lại, sau đó quay mặt sang hướng khác.

Chàng giống hệt một đứa trẻ, mím môi môi phồng má, như là chịu ấm ức mà không dám nói vậy.

Tôi suýt nữa phì cười, cố nhịn lại để không nhếch môi, giả vờ giận dỗi: “A Thọ không muốn để ý đến ta nữa rồi.”

Vừa nghe xong, chàng ấy liền vội vội vàng vàng quay mặt sang phía tôi mà phủ nhận: “Ta không phải không muốn để ý đến nương tử.”

Tôi đâm thủng lời giải thích của chàng: “Chàng có.”

Cảm xúc của người trước mắt đều được viết thẳng lên mặt. A Thọ mím môi: “Thật sự không có.”

Tôi hỏi tiếp: “Vậy thì tại sao chứ?”

Chàng ấy gảy gảy chiếc màn thầu một lúc lâu, sau đó mới ủ rũ mở miệng: “Dương bá bá nói nương tử không nhớ những chuyện lúc trước nữa.”

Tôi gật đầu: “Ừm, nhiều chuyện đã không nhớ nữa rồi.”

Chảng ấy không ngẩng đầu, cứ nhìn chằm chằm chiếc màn thầu như muốn hoa cả mắt: “Trần thẩm và các bá bá thúc thúc ở ruộng đều nói nương tử không giống như trước nữa.”

Tôi cố tình trêu chọc chàng: “Ta thay đổi khiến cho chàng thích, hay khiến cho chàng ghét?”

Vỏ màn thầu đã bị chàng ấy gảy đến nỗi rơi cả vụn bánh xuống. Tôi nghe thấy giọng nói chàng rơi xuống cùng với chiếc màn thầu.

“Thích.”

Thẳng thắn thành thật như vậy khiến cho tui có chút ngượng ngùng nha.

Khuôn mặt tôi hơi nóng lên.

Giọng của chàng ấy càng nhỏ: “Nhưng nương tử không thích ta.”

“Hôm nay nương tử lại nhìn chằm chằm hắn ta, hắn ta vừa xuất hiện thì nương tử chỉ nhìn hắn ta. Nương tử thích hắn ta, cho nên mới nhìn hắn ta, hắn ta đi xa rồi nàng vẫn nhìn hắn ta.”

Đoạn hội thoại này chàng ấy nói rất trôi chảy, chắc là chàng đã nghĩ trong lòng rất lâu rồi. Nói thì có vẻ nhẹ nhàng, nhưng lại khiến người ta không thể phớt lờ được cảm giác ấm ức trong lời nói được.

Từ tận đáy lòng, không hề nói dóc, khi đó tôi nhìn bóng lưng hai người kia chỉ là đang suy nghĩ một số vấn đề trong lòng thôi.

“Nương tử quên mất rất nhiều chuyện, cũng không nhớ hắn ta. Nhưng mà hôm nay hai người lại gặp mặt rồi, có phải nương tử sẽ… sẽ lại không cần ta nữa không?”

Âm cuối của chàng chìm trong tiếng nghẹn ngào mơ hồ, tràn đầy sự lo sợ bất an.

9.

Trẻ nhỏ sợ nhất là người lớn không cần mình nữa.

Tôi thu ý muốn trêu chọc lại, hai tay đặt lên bàn tay đang cầm màn thầu của chàng ấy. kiên định và từ tốn mà mở miệng: “Sẽ không đâu.”

A Thọ không hoàn toàn tin tưởng tôi, ngón tay của chàng chuyển động một cách bất an trong lòng bàn tay tôi. Khi ánh mắt trong vắt không chút tạp niệm của chàng nhìn vào tôi, tôi cảm nhận được một sự buồn thương giống như một tấm lưới che phủ lên người tôi vậy.

Tôi cảm nhận tim mình đang thắt chặt lại, tôi đang thương chàng ấy.

Bàn tay tôi nắm chặt hơn, mỉm cười với A Thọ: “Ta nói cho A Thọ một bí mật, A Thọ đừng nói ra ngoài nhé.”

Chàng ấy không biết vì sao lại như vậy, nhưng dưới ánh mắt của tôi, chàng ấy vẫn gật đầu.

“Thật ra ta từ trên trời xuống đó.”

A Thọ nhíu mày, lực chú ý đã bị tôi thu hút, chàng nhỏ giọng đáp lại: “Thần tiên?”

Tôi mỉm cười càng tươi: “Ta không phải thần tiên, nhưng là thần tiên gọi ta đến.”

“Đến để làm gì vậy?”

“Đến để làm người nhà của A Thọ đó.”

Chàng ấy ngơ ngác, vành mắt dần dần đỏ lên.

“Gia gia bảo thần tiên đưa nàng đến sao?”

Tôi hơi giật mình.

A Thọ sụt sịt, khi lên tiếng giọng nói có âm mũi: “Gia gia sẽ không quay lại có đúng không? Ta đi gọi ông, nhưng gọi thế nào ông cũng không tỉnh. Thúc thúc bá bá đặt gia gia vào một cái rương lớn, nói đó là quan tài.”

“Ta nhìn thấy họ chôn cả quan tài và gia gia xuống đất. Nhưng gia gia không phải hạt giống, năm nay chôn xuống năm sau sẽ không mọc lên. Bọn họ đang l.ừ.a ta, ta không thể đợi gia gia quay về nữa…”

Giọng nói của chàng đã run rẩy, bàn tay đang cầm chiếc màn thầu cũng run lên, thậm chí tôi cũng không an ủi chàng được.

Mỗi hôm gần tối, chàng đều ngồi tại chiếc ghế trước cửa rất lâu, nhìn mặt trời lặn xuống núi, đợi đến trăng sao đầy trời, nhưng chàng biết mình không đợi được người về.

Nước mắt A Thọ rơi xuống, vệt nước chảy dài trên mặt.

“Gia gia nói với ta, đứa trẻ ngoan phải ăn cơm. Có phải gia gia biết sau khi mình đi, ta không được ăn no, cho nên mới gọi nàng đến phải không?”

Môi tôi hé mở, cổ họng lại như bị thứ gì đó làm nghẹn lại.

Đôi mắt ẩm ướt nhìn vào tôi, đợi tôi hồi đáp.

Trong lòng cảm thấy chua chát, tôi nhẹ nhàng thở ra một hơi: “Không chỉ, không chỉ là A Thọ cần ta, mà ta cũng cần A Thọ.”

“Trong số rất nhiều rất nhiều người, gia gia đã chọn trúng ta. Ông ấy hỏi ta, tiểu cô nương, có muốn có người nhà không. Ta nói muốn, ông mới bảo thần tiên đưa ta đến bên cạnh A Thọ. A Thọ cũng là người nhà mà gia gia chọn cho ta đó.”

Giọng nói của A Thọ nhỏ bé yếu ớt: “Nhưng A Thọ là một gánh nặng, gia gia không nói với nàng sao?”

Ta kéo tay áo lau nước mắt cho chàng: “Nói bậy, A Thọ như vậy rất tốt, ta rất thích A Thọ như vậy.”

A Thọ ngoan như mèo con vậy. Chàng để cho ta lau nước mắt, ta tiếp tục nói: “Ta là người mà thần tiên phái tới, ta không giống những người khác, ta biết được S Thọ là người tốt nhất.”

“So với Tần tú tài vẫn tốt hơn?”

“Chàng tốt hơn hắn ta nhiều.”

Khóe miệng A Thọ rũ xuống, tự mình lau nước mắt, lại không nhịn được mà bật cười.

“Nương tử thật tốt, nương tử so với ai cũng tốt hơn.”

Trái tim tôi mềm nhũn, thầm nghĩ A Thọ vừa ngoan vừa dễ dỗ. Tôi giơ tay chạm vào bên má mềm mềm của chàng, bỗng nhiên trong đầu lại nổi lên một suy nghĩ.

Ngốc ngốc, quả thật rất là tốt.

10.

Tôi là trẻ mồ côi, tuy rằng chưa có một gia đình ấm áp, nhưng lại có trải nghiệm nhân văn phong phú và trải nghiệm xã hội đầy đa dạng.

Viện trưởng nỗ lực cho chúng tôi những điều tốt nhất, nhưng nơi che chắn cũng sẽ bị rò rỉ. Tôi đã tự mình ra xã hội từ sớm, gặp được rất nhiều kiểu người, cũng giao thiệp với rất nhiều người khác nhau.

Lính mới tò te thật sự rất dễ l.ừ.a, người ta nói gì tôi liền tin cái đó. Sau này tôi không l.ừ.a người chính là tôi rất có lương tâm rồi.

Nhìn thấy ánh mắt của người thông minh, trong lòng tôi sẽ cảnh giác. còn một ánh mắt thuần khiết thì sẽ đi sâu vào tim tôi.

Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của A Thọ rất có quy luật, trời chưa sáng chàng đã thức dậy tiếp tục gặt lúa. Chàng nói gia gia bảo phải nhanh chóng gặt hết lúa, sau đó đợi người thu hoạch lúa đến.

Khi chàng đi thì ta vẫn còn mơ mơ hồ hồ, sau khi ngủ dậy lại cùng hàng xóm xung quanh nói chuyện một hồi.

Tôi mới đến không lâu, hình tượng khi trước lại không tốt. Đến giờ đã sống kín đáo một tháng trời rồi, nên qua lại với những người xung quanh một chút, để thay đổi ấn tượng của bản thân trong lòng người khác.

Một tháng trước không quan tâm họ truyền tới truyền lui tin đồn gì, chỉ ngẫu nhiên nghe được vài câu từ miệng mấy đại hán trên ruộng, rằng họ đã có cách nhìn khác về tôi.

Hiển nhiên bọn họ đã hiếu kỳ về tôi rất lâu rồi, thế nên đã hỏi tôi rất nhiều vấn đề, dẫn đến việc muộn rồi tôi mới đưa cơm được cho A Thọ.

Khi tôi xách hộp cơm qua, A Thọ đang thở hồng hộc mà gặt lúa dưới ruộng. Trong lòng, tôi muốn nói với chàng ấy rằng hãy chú ý nghỉ ngơi, nhưng vừa nhìn sang thì đã thấy có một cô nương đứng bên cạnh chàng ấy, cách chàng ấy không xa.

Tôi không làm người khác chú ý mà lặng lẽ đi tới.

Liễu Uyển nói nhỏ gì đó, tôi không nghe thấy. Tôi chỉ thấy A Thọ bỗng nhiên đứng thẳng dậy, lớn tiếng với Liễu Uyển: “Nương tử đối xử với ta tốt nhất!”

Tiếng nói của chàng không chỉ khiến tôi giật mình, Liễu Uyển đứng ngây tại chỗ, mà cả những người đang gặt lúa trong ruộng cũng phải nhìn qua.

A Thọ lại lớn tiếng: “Nàng là nương tử tốt nhất, nàng sẽ không đánh ta!”