Có người hỏi Liễu Bỉnh Đức định dời đến nơi nào.

Liễu Bỉnh Đức nói với mọi người rằng có hai phương án theo những gì con trai đã nói với mình.

Một là đi về phía bắc đến Ký Dương phủ, cách kinh thành khá gần, dù có khô hạn cũng an toàn hơn nhiều.

Hai là xuôi nam đến Lâm An phủ, phía nam non xanh nước biết, đồng thời rất ít khi bị hạn hán.

Đoàn người không có ý kiến gì, họ còn chưa đến huyện thành bao giờ nên cũng không biết Ký Dương phủ và Lâm An phủ là nơi nào.

Tóm lại gia đình Liễu Bỉnh Đức đi đâu thì họ sẽ đi đến đó.


Liễu Bỉnh Đức đề nghị xuôi nam đến Lâm An phủ, đây cũng là đề nghị của con trai hắn ta, Liễu Văn Xương.

Liễu Văn Xương biết đường đi đến Lâm An phủ.

Xuôi nam!Đội ngũ hơn ba trăm người bắt đầu xuất phát.

Liễu Bỉnh Đức sắp xếp một vài thanh niên trai tráng linh hoạt đi dọc hai bên đội ngũ, hơn nữa còn sắp xếp ba thanh niên lực lưỡng đi phía sau đội ngũ.

Đám thanh niên này cầm cuốc và đao đốn củi, có tác dụng đe dọa những dân chạy nạn rải rác đi qua đội ngũ.

Cả nhà Liễu Bỉnh Đức và Chúc thợ săn đang chạy ở đầu đội ngũ.

Liễu Tiêu Minh đánh xe ngựa, xe bò và xe la của một số gia đình đuổi theo phía sau.

Thôn dân đẩy xe đầy đi theo sau nữa, trên xe đầy có đầy lương thực và một số vật dụng.

Còn có xe đẩy chở người già và trẻ nhỏ.

Phần đông các nữ nhân đều cõng bao vải và những đứa trẻ còn nhỏ tuổi.

Trước khi đi về phía trước, thi thoảng một số thôn dân còn quay đầu lại ngắm nhìn quê hương từ từ cách xa bọn họ, chỉ đành bất đắc dĩ tiếp tục đi về trước.

"Không biết lần này đi đến bao giờ mới được trở về!""Đừng quay đầu lại, dù có nhìn cũng không về được!""Mệt mỏi quá, không biết phải đi bao lâu!""Chưa gì đã mệt rồi, lúc này mới bắt đầu thôi mà!""Lập thu đã qua mà thời tiết vẫn còn nóng quá!"! Bây giờ đã là giữa tháng bảy, mặc dù nói trời đang vào thu nhưng vẫn còn nóng bức, khi lúc trời đang nắng gắt, đoàn người chưa đi được bao lâu thì đã đổ đầy mồ hôi.


Liễu Văn Xương có một tấm bản đồ, ban đầu họ sẽ đi một đoạn đường chính, sau đó mới chuyển sang đường núi mà những thương nhân buôn bán lâm sản thường đi.

Nếu cứ đi thẳng theo đường chính, mặc dù dễ đi nhưng sẽ gặp rất nhiều dân chạy nạn, dân chạy nạn tập trung cướp đồ quá điên cuồng, dễ khiến đội ngũ thôn dân bị chia cắt nên không hề an toàn.

Mặc dù đường núi gập ghềnh, trèo đèo lội suối khó khăn nhưng sẽ an toàn hơn.

Khó đi thì khó đi, miễn an toàn là được.

Mọi người nghe nói sắp đi vào đường núi bèn lầm bầm: "E rằng đi đường núi mới nguy hiểm, không phải trên núi còn sói hổ báo côn trùng này nọ hay sao!"Hạ thợ săn bèn đáp: "Dân chạy nạn tập trung trên đường chính, mặc dù trên núi có dã thú nhưng rất hiếm gặp, hơn nữa giết thú hoang còn có thịt ăn!""Lỡ gặp phải thú hoang hung dữ, ai ăn ai còn chưa biết đâu!" Có người lên tiếng phản bác nhưng vẫn tiếp tục đi cùng đội ngũ.

Liễu Văn Xương rất tán đồng lời nói của Hạ thợ săn.

Dọc đường có ba đến năm dân chạy nạn nhìn thấy đoàn người với rất nhiều lương thực thì muốn lẳng lặng trà trộn vào đoàn người.

"Cút đi!" Mấy thanh niên bảo vệ đội ngũ bèn nổi giận gầm lên, đồng thời còn giơ đao về phía bọn họ.


Ánh mắt mọi người tập trung vào chỗ đó, tức giận nhìn đám dân chạy nạn không có ý tốt.

Đám dân chạy nạn tỏ vẻ thờ ơ, thấy tình cảnh như vậy thì chỉ đành ngoan ngoãn rời đi, tìm kiếm mục tiêu tiếp theo.

Liễu Tiêu Vân nhìn thoáng qua, bảo vệ tẩu tử ở giữa mình và xe ngựa.

Với kỹ năng tay chân của mình, đối phó một vài dân chạy nạn, bảo vệ cả gia đình ca ca và tẩu tử không phải là việc gì khó đối với nàng.

Liễu Thừa Nam và Liễu Thừa Bắc chưa từng gặp nhiều người đi cùng đội ngũ như vậy, thế là ở ngoài trước đánh xe ngựa với cha, nhìn trước sau đầy ắp người thì cực kỳ phấn khích.

Thỉnh thoảng Liễu Tiêu Vân sẽ lấy ra mấy viên đường phèn trong tay áo, đưa cho tẩu tử một viên, mình một viên, lại bí mật đưa cho hai cậu nhóc mấy viên: "Ăn kẹo!".