Chính trị trong xã hội nhỏ
......
Trong khi Du Nhậm đang không ngại đặt câu hỏi để lập kế hoạch học môn tiếng Anh, Bạch Mão Sinh đã trở thành tâm điểm của cả lớp.

Tuy mọi người luôn nói "vẻ đẹp bên trong mới là vẻ đẹp thực sự", nhưng bọn trẻ thời niên thiếu là những người trung thành nhất với bản năng – xinh đẹp là chân lý.
Bạch Mão Sinh chính là một tiếng vang lớn trong buổi văn nghệ ngày đầu năm mới của trường.

Bọn trẻ không quan tâm các trường phái vai nam như Doãn, Viên, Phạm, Phó, Từ, Vương, Tất, Thích gì hết, chỉ biết Bạch Mão Sinh đang bắt đầu cao lên mang phong thái thanh lịch và mong manh trong bộ trang phục hí kịch, phô diễn khuôn mặt thần thái và ánh mắt đong đưa hát đoạn "Tây Sương Ký" trong ba phút.

Lời kịch đượm nỗi sầu muộn của thư sinh Trương Kế Hoa tìm người mà không thấy, các học sinh cấp hai không hiểu vở kịch kể về chuyện gì, các cô gái thì vừa nhìn bộ hoá trang vừa điên cuồng truyền giấy cho nhau hỏi: "Bạn này đến từ lớp nào?"
Có vài vị lãnh đạo nhà trường hiểu hí kịch không quên ca ngợi sau khi nhập tâm thưởng thức: "Bạch Mão Sinh của lớp của cô Trương thật tuyệt vời." Cô Trương có cái vui trong cái buồn, gượng cười: Đúng là rất tuyệt.

80% những lời bàn tán đến tai cô đều liên quan đến Bạch Mão Sinh và vẫn đang tăng lên theo từng ngày.
Kể từ đó trở đi, càng có nhiều chị em vây quanh Bạch Mão Sinh học lớp số 9 năm nhất trung học cơ sở, cô bé cũng nhận được nhiều thư tình từ các anh khoá trên và các em khoá dưới hơn.

Mặc dù có rất nhiều tay chơi piano, violin và kèn lão luyện ở trường Nhân tài, nhưng không ai đẹp xuất sắc được bằng Bạch Mão Sinh.

Là mặt trăng sáng được các vì tinh tú tôn kính ái mộ, Bạch Mão Sinh vẫn không quên kêu gọi bỏ phiếu cho bạn cùng bàn Du Nhậm: "Nhớ chọn Du Nhậm tại buổi bầu cử lớp trưởng nhé."
Nhưng phải nói rằng, cuộc bầu cử không được như ý, có vài chị em nhất quyết không bỏ phiếu cho Du Nhậm.

Cuối cùng, "gạo đã thành cơm": Tả Hạc Minh tiếp tục làm lớp trưởng.

Vì số phiếu đã lọt vào vòng trong, cô Trương vẫn ưu ái cho con gái huyện trưởng làm lớp phó sinh hoạt, một chức vụ chẳng mấy ai quan tâm.
Thế là sau khi tan học, Du Nhậm trăm đắng nghìn cay nghiền ngẫm lý do thất bại khi nhìn những lon nước chất đống thành quả núi nhỏ trong góc xả rác.

Bạch Mão Sinh đang khom lưng quét sân và phân loại rác, bỗng có một cô em gái đến giúp đỡ: "Tiểu Bạch, chúng mình làm cùng đi."
Trên đường tan học về tại bến xe buýt, Du Nhậm nói: "Mình không ngờ mình lại bị người ta ghét đến vậy." Dựa theo thành tích học tập, cô đứng đầu cả lớp về toán và ngữ văn, nhưng bị tiếng Anh kéo chân nên rớt xuống vị trí thứ 20.


Nói đến ngoại hình, Du Nhậm cũng được coi là ưa nhìn.

Cô sinh ra đã có đôi lông mày cong và đôi mắt to hai mí ẩn, mỗi tội hàng tóc mái dài rủ loà xoà trước trán không có thời gian chăm sóc.
Bạch Mão Sinh trầm ngâm nhìn Du Nhậm: "Cậu nói ít quá." Trong lớp ngoài chơi với Bạch Mão Sinh ra, Du Nhậm không có tài nghệ gì đặc sắc, cũng không nổi bật về ngoại hình hay cách ăn mặc, dường như chỉ là một người ngoài cuộc trầm lặng học tập và đọc sách một mình.
Bạch Mão Sinh đã biết cách chưng diện, chỉ vào chiếc quần thể thao, giày thể thao màu trắng và áo khoác đồng phục học sinh của Du Nhậm: "Cậu phải loại bỏ cái cũ, thay đổi cái mới." Đây là câu mà sư phụ Vương Lê hay nói: "Việt kịch chúng ta đã đến thời loại bỏ cái cũ, thay đổi cái mới, không thể cứ quanh quẩn trong những vở kịch ngày xưa."
"Còn mái tóc nữa, cắt mái bằng đi, để lộ mắt ra." Ngày hôm sau Bạch Mão Sinh đến nhà Du Nhậm "học thêm", mang theo một chiếc quần jean ống bó đến tặng cô: "Một người bạn ở trường trung học Số 2 tặng mình, dạo này mình cao lên, mặc không vừa nữa, nhưng cậu thì vừa vặn."
Nghe nói là học thêm, nhưng Bạch Mão Sinh chỉ ôn lại hai bài mục đã đòi Du Nhậm cho nghỉ ngơi, hai cô bé dựa lưng vào nhau cùng đọc truyện tranh.
"Du Nhậm, sao cậu ít nói thế?" Bạch Mão Sinh quay người lại hỏi.
"Hồi học tiểu học trong làng nói quá nhiều, suốt ngày bị giáo viên mách người nhà." Du Nhậm ngước mắt lên, nghĩ về khoảng khắc Du Quyên mỉm cười tạm biệt trong một ngày nắng chói chang và cả đứa ba bị bắt đi: "Sau đó, cảm thấy có nhiều thứ mình vẫn không hiểu nổi.

Hiện nay ở trên trường, mình cũng không biết phải nói gì."
Các bạn cùng lớp hay thảo luận về những người nổi tiếng, cô biết sơ sơ nhưng không quan tâm.

Cô chỉ là nhân vật trung gian nhận những bức thư tình viết trên mảnh giấy, cuối cùng người nhận là Bạch Mão Sinh.

Cô cũng không có kỹ năng gì đặc biệt khiến người khác bàn tán, thời khắc huy hoàng chỉ gói gọn trong vài ba câu khen của cô giáo: "Lần này lớp ta có những bạn đạt thành tích tốt là Du Nhậm..."
Khi Du Nhậm rời mắt khỏi sách vở, lần đầu tiên nghiêm túc nhìn toàn bộ lớp số 9 năm nhất trung học cơ sở, cô phát hiện mình chỉ có duy nhất một người bạn là Bạch Mão Sinh.
Mẹ Du Hiểu Mẫn mới đầu lo lắng Du Nhậm sẽ yêu sớm, sau khi nghe nói con gái chỉ thay mặt người khác nhận thư tình, cô vừa yên tâm, nhưng cũng vừa cảm thấy phiền lòng: Điều kiện của con gái mình rất tốt, sao không có bạn nam nào theo đuổi?
Vài ngày sau, Du Nhậm trầm tính nhận được một bức thư tình, hóa ra là từ lớp trưởng Tả Hạc Minh.

Cậu bé tài tử chơi piano đạt đến cấp 8 này nói với Du Nhậm trong thư rằng: "Tôi nghĩ cậu là một người bạn phù hợp với tôi.

Cậu trầm tĩnh và không nông nổi, không giống những cô gái ríu rít xung quanh.

Nếu cậu sẵn lòng làm bạn gái của tôi, tôi sẽ rất vui."
Du Nhậm không hề thấy vui hay buồn từ bức thư, ngược lại cô thấy một cảm giác khó chịu mơ hồ.

Sau hai ngày ngẫm nghĩ, Du Nhậm mới nhận ra nguồn cơn khó chịu này đến từ đâu: Tả Hạc Minh chọn mình như hoàng đế chọn thê thiếp.


Du Nhậm không nói với Bạch Mão Sinh, cô trả lại bức thư cho Tả Hạc Minh sau một buổi trực nhật sau tan học.

Tả Hạc Minh vui mừng khôn xiết, ra ngoài lén lút xen mới phát hiện ra đây chính là bức thư mà cậu viết.
Cậu thất vọng đi gặp Du Nhậm: "Du Nhậm, cậu làm vậy là không nể mặt tôi à?"
"Nếu tôi không nể mặt cậu thì tôi đã ném thư vào thùng rác, coi như chưa có chuyện gì xảy ra." Du Nhậm vén phần tóc mái chọc vào mắt: "Tôi không muốn yêu." Cô không nói cảm ơn, cô nghĩ không nên nói cảm ơn vì tâm trạng phiền phức mà cậu ấy đem lại cho cô hai ngày nay, nếu thực sự phải cảm ơn, cô phải "cảm ơn" cả lò nhà cậu ta mới phải.
Trong phòng trực của Du Hiểu Mẫn, mẹ trêu chọc Du Nhậm: "Cuối cùng cũng vào ban cán sự lớp à? Làm lớp phó sinh hoạt? Không cần đếm vở bài tập, thế thì làm gì?"
Du Nhậm không vui đặt cuốn sách tiếng Anh xuống: "Phân chia thời gian trực, ghép những người lười biếng với những người chăm chỉ cùng nhau quét lớp, lau bàn và đổ rác, còn có phân chia khu vệ sinh trong trường."
Du Hiểu Mẫn bưng chén trà nói: "Không tệ, dù sao cũng không phải vô danh tiểu tốt.

Mẹ đã xem kế hoạch học tiếng Anh của con, cứ vậy mà làm.

Nhưng về hệ thống ngữ pháp tiếng Anh, mẹ định tìm một sinh viên đại học chuyên ngành tiếng Anh của Đại học Sư phạm dạy thêm cho con, nếu chỉ dựa vào một mình con sẽ rất khó."
Du Nhậm muốn kể cho mẹ nghe về nỗi khổ trong lòng, tại sao cô không được làm lớp trưởng, tại sao các bạn cùng lớp đồng ý bỏ phiếu cuối cùng lại bỏ phiếu cho người khác, tại sao cô không thể trở thành học sinh nổi bật như thời còn học tiểu học trong thôn? Dù việc cha mẹ ly hôn đã làm hài lòng tâm nguyện của đứa trẻ phát triển sớm, nhưng tận trong thâm tâm, Du Nhậm vẫn muốn trở thành một đứa con xuất sắc để khiến mẹ nở mày nở mặt.

Nhưng thấy mẹ đang nghiêm túc xem tài liệu, cô nuốt những điều định nói xuống.
Cũng không thể tâm sự với Bạch Mão Sinh, số lần bị bạn cùng bàn cho leo cây vào thứ Bảy càng ngày càng tăng.

Không biết làm cách nào cô bạn này quen được rất nhiều nhóm bạn từ trong trường đến ngoài trường.

Cuối tuần nếu không tập kịch thì đi trượt pa-tin, chơi game, xem phim hoặc mua sắm, phong phú hơn Du Nhậm rất nhiều.

Ngay cả trong giờ nghỉ trưa, Bạch Mão Sinh cũng được mọi người vây quanh, khi cô bạn trò chuyện và nói cười với mọi người, cô gọi Du Nhậm: "Du Nhậm, cậu lại đây."
Du Nhậm giơ cuốn sách lên, khua tay, cúi đầu đọc nhưng không được một chữ nào vào đầu - Bạch Mão Sinh dần dần không chỉ là bạn của một mình cô nữa, nỗi cô đơn và sợ hãi khó hiểu cứ quanh quẩn trong lòng cô.
"Có vài đứa con gái quá kiêu ngạo." Giọng nói của Tả Hạc Minh vẳng lại cách đó không xa, mang theo vẻ khinh thường.
Người ta nói thanh xuân qua đi vội vã, Du Nhậm mới học năm nhất cấp 2 chưa kịp nếm trải thanh xuân đã lúng túng trốn vào thế giới nội tâm, không thể thoát ra và cũng không thể ngồi yên.
Hàng tháng, Du Nhậm sẽ gặp Nhậm Tụng Hồng một lần.

Để phá bỏ ảnh hưởng của việc ly hôn, Nhậm Tụng Hồng rất nhanh đã đi bước nữa, cô vợ mới là người mà ông từng đưa về nhà - Liêu Hoa.


Biết Du Nhậm không muốn gặp Liêu Hoa, Nhậm Tụng Hồng đưa cô đi ăn trong McDonalds.

Thấy Du Nhậm chỉ mải cúi đầu cắn từng miếng khoai tây chiên, Nhậm Tụng Hồng không biết nên bắt đầu từ đâu.

Hai cha con im lặng một lúc, Nhậm Tụng Hồng mới nói: "Nghe nói con giỏi toán và ngữ văn, nhưng tiếng Anh kém hơn một chút à?"
Du Nhậm gật đầu: "Mẹ tìm gia sư cho con, học thêm thứ Bảy và Chủ Nhật mỗi buổi hai tiếng, bây giờ đã đỡ hơn"
Nhậm Tụng Hồng gật đầu, thấy Du Nhậm vẫn ủ rũ không vui, ông lấy thuốc ra hút một điếu ngoài cửa hàng.

Lại một lần nữa ngồi xuống trước mặt Du Nhậm, ông có tinh thần hơn: "Mặc dù bố mẹ ly hôn, nhưng bố mẹ vẫn là cha mẹ ruột của con.

Nếu con có tâm sự không muốn nói hoặc không tiện chia sẻ với mẹ, có thể nói với bố."
Từ nhỏ Du Nhậm đã không giao tiếp nhiều cùng cha, trong mắt cô, ông là một phụ huynh thất bại.

Khi cô còn rất nhỏ, ông thường xuyên vắng nhà vì lý do công việc, phần lớn những gì ông biết về Du Nhậm đều thông qua sổ học bạ cuối kỳ và lời nhận xét của giáo viên.

Du Nhậm chưa bao giờ nghĩ Nhậm Tụng Hồng sẽ là đối tượng để cô học hỏi, nhưng ánh mắt hiền từ lúc này của Nhậm Tụng Hồng lại khiến Du Nhậm bất giác hạ phòng bị: "Bố, sao bố lại ngoại tình?"
"..." Nhậm Tụng Hồng bị hỏi đến đỏ mặt: "Người lớn...!Thái Thái, chuyện người lớn rất phức tạp.

Bố không ngoại tình, mà là...!tình cảm với mẹ con đã tan vỡ..." Nhậm Tụng Hồng xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu khi đối mặt với cô con gái hơn mười tuổi.

Nói phức tạp mà cũng không phức tạp, chính vì khi còn tuổi trẻ phơi phới, ông bắt đầu lạc lối trong chức danh huyện trưởng, luôn cảm thấy bản thân xuất chúng vô song, không còn có thể cộng hưởng trong tâm hồn với Du Hiểu Mẫn hay cằn nhằn.
"Thôi, việc đã lâu như vậy, hỏi câu này thật vô nghĩa." Du Nhậm từ trạng thái trẻ con trở về bộ dạng trưởng thành sớm trong tâm trí Nhậm Tụng Hồng, cô hít một hơi: "Bố, con muốn làm lớp trưởng, làm sao có thể khiến các bạn tâm phục khẩu phục bầu con làm lớp trưởng?"
Nhậm Tụng Hồng sững sờ, sau đó dãn nếp nhăn trên mũi: "Con không vui vì điều này à? Có thể nói cho bố biết vì sao con muốn làm lớp trưởng không?"
"Lớp trưởng có thể thay mặt cả lớp đến thư viện mượn sách, nếu vậy con có thể chọn sách tuỳ theo sở thích của con." Du Nhậm c ắn môi dưới: "Còn nữa...!con muốn trở thành học sinh xuất sắc, muốn tiếp tục lấy danh hiệu học sinh ba tốt, con muốn làm mẹ vui."
Nhậm Tụng Hồng nhón vài miếng khoai tây chiên từ trong đ ĩa cô lên vui vẻ ăn, vỗ tay: "Thật ra chỉ cần một cú điện thoại của bố là xong." Ra oai chức huyện trưởng trước mặt con gái thật quá xấu hổ, Nhậm Tụng Hồng xoa đầu con: "Con vừa nói muốn khiến các bạn tâm phục khẩu phục, nói vậy rất đúng.

Nếu không được người khác công nhận và ủng hộ, dù bố có tác động cho con làm lớp trưởng, con sẽ không vui vẻ, người khác cũng sẽ không hợp tác làm việc với con..."
Du Nhậm gật đầu, không nhận ra điều này khiến Nhậm Tụng Hồng võ lớn dụng đất nhỏ, cô dần dần mở lòng, nói với cha rằng cô cảm thấy cô đơn trong lớp và cả chuyện thua phiếu trong cuộc bầu cử.
Còn nhỏ như vậy đã muốn tìm hiểu xã hội, Nhậm Tụng Hồng cười thầm trong lòng, suy nghĩ một lúc rồi chỉ ra mấu chốt của vấn đề cho Du Nhậm: "Thái Thái, thực ra con trưởng thành sớm hơn các bạn cùng trang lứa, ít có bạn nào có thể cùng cha mẹ phân tích vấn đề trên lớp và chủ động tìm ra giải pháp như con.

Nhưng bố cần chỉ ra một khuyết điểm, không biết con có muốn lắng nghe không?"
Thấy thái độ của con gái rất khiêm tốn, ông yên tâm: "Ngoài khuyết điểm rõ ràng về thành tích học tập của con, con có chút cao ngạo.


Người cao ngạo sống trong thế giới của riêng họ, cho rằng ý tưởng và hành động của họ là chân lý, người khác không thể nào hiểu được họ.

Con phải đặt cái tôi xuống, phải chân thành quan sát mọi người xung quanh và thế giới này.

Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và thói quen của họ và mang tâm thế sẵn sàng học hỏi từ họ."
"Con phải có hứng thú với con người, phải biết cách làm sao để lay chuyển trái tim người khác.

Nếu không làm được điều này mà chỉ hứng thú với những nhân vật trong sách, bố khuyên con đừng nên tranh giành làm lớp trưởng, hãy yên phận học hành để mai sau làm một công việc ổn định là được."
Du Nhậm chỉ biết lơ mơ thế, nhưng cô nhớ mãi những lời của Nhậm Tụng Hồng: "Kết bạn đừng sợ đánh mất.

Nguồn bạn trên thế giới này sẽ không bao giờ cạn kiệt.

Bạn thân có thể trở thành kẻ thù, bạn xã giao có thể trở nên thân thiết lại.

Cuối cùng, không ai thuộc về một mình con, họ có thế giới của riêng họ.

Con chỉ cần tìm ra nơi con và họ giao nhau ở đâu.

Nếu con muốn tham gia vào chính trị cuộc sống, con phải hiểu quy luận vận hành của nó." Phải thừa nhận rằng, Nhậm Tụng Hồng có thể đưa ra một câu trả lời khác với góc nhìn của mẹ cô.
Du Nhậm đã mất Du Quyên, giờ đây cô lại đang dần mất đi Bạch Mão Sinh.

"Được và mất là quy luật bình thường của nhân sinh.

Con nhìn xem, không phải cha và mẹ đã ly hôn sao? Đã từng có nhau, và lại mất nhau." Lời khuyên bảo cuối cùng của Nhậm Tụng Hồng khiến cô dần dần nguôi lòng, đồng thời cũng bừng tỉnh: Nếu Bạch Mão Sinh đi mất, mình vẫn có thể kéo bạn ấy trở về.

Và, hiểu được chính trị của xã hội nhỏ trong lớp.
Trước khi chia tay, Du Nhậm hỏi bố: "Bố ơi, tại sao mẹ không dạy con những điều này?"
Nhậm Tụng Hồng cười đắc ý: "Mẹ con à, phụ nữ không quan tâm đ ến những chuyện này.

Bố trời sinh đã hiểu, sau này sẽ dạy con dần dần."
.......