Giang tộc
Thị tộc đi về hướng đông nam, đi dọc theo dòng sông, đi mãi cho đến khi đặt chân đến một vùng bình nguyên (đồng bằng).

Thời tiết đã ấm lại, cây cỏ xanh tươi, đàn thú nuôi tung tăng gặm cỏ.

Cũng giống như thị tộc đi về hướng đông bắc, họ dừng chân định cư lại đó.
Có chỗ định cư, điều kiện hoàn hảo (so với trước đây), thị tộc ngày càng phát triển.

Nhưng khác với thị tộc anh em kia là bên cạnh họ còn có một dòng sông, một dòng sông lớn, càng về hạ lưu lại càng lớn hơn.


Họ đặt tên cho dòng sông đó là Giang (江).

Người xưa thường lấy những sự vật xung quanh làm họ, ví như sống gần rừng lấy họ Lâm, họ Mộc; chăn nuôi lấy họ Mã, họ Ngưu; ...!Do vậy thị tộc còn được gọi là Giang tộc.

Vùng bình nguyên mà Giang tộc định cư, nay thuộc Tứ Xuyên, còn gọi là đất Thục, nên nền văn minh mà họ để lại được gọi là Văn Hóa Thục Sơn (Theo "Chinese expansion in South China - Dr.

Harold Wiens" : do đã vào Trung Hoa theo ngọn sông Dương Tử miền nước Thục, vì thế họ cũng gọi văn minh Viêm Việt là văn hóa Thục Sơn).
Chú : Trường Giang hay Dương Tử Giang là những tên đang lưu hành hiện nay.


Tên cổ của sông này là Giang, đời sau từ Giang mới trở thành danh từ chung chỉ sông, còn sông này lại gọi là Trường Giang, Dương Tử Giang hay Đại Giang.

Từ Giang đọc theo âm cổ là "kang".

Cách phát âm này hiện được giữ lại trong các tiếng địa phương Quảng Đông và Thượng Hải.

Thật vậy, xét theo tự dạng, từ Giang (江) lại dùng chữ Công (工) (trong từ công nhân) để phiên âm.

(Theo "Thời Đại Hùng Vương : Lịch sử - Văn hóa - Kinh tế - Chính trị - Xã hội" của Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng).
Từ Giang (江) gồm chữ công (工) thêm bộ Thủy phía trước, ngoài cách đọc "kang" còn có cách đọc "kong", như trong Mê Kông (Mekong), người Lào còn đọc là Mé Khoảng ...
Phần tiếp : Thần Nông.