Nhưng ở sâu dưới nền đất, không ít ấu trùng rệp sáp được kiến nuôi dưỡng hoặc rệp sáp trưởng thành bám vào rễ cây, ngoại trừ đào sạch ba thước đất thì chẳng còn cách nào xử lý được.
làm nông nghiệp thân thiện với môi trường, thực hiển nhiên trên thực tế cũng chỉ có một vài ví dụ mà thôi, hoàn toàn không thể áp dụng đại trà cho nông dân.
vấn đề thứ nhất tiền vốn, thân thiện môi trường hay công nghệ cao đều cần đến sso vốn không nhỏ, phần lớn nông dân không thể nào có được số tiền này.
tiếp theo là diện tích, nông dân cá thể rất ít khả năng có nhiều diện tích đất nông nghiệp để làm.
cuối cùng là kỹ thuật, vâng phần lớn nông dân hoàn toàn không hiểu kỹ thuật, trồng trọt chăn nuôi cũng chỉ nhờ vào kinh nghiệm truyền đời, có đúng có sai.
quan trọng nhất là nguồn tiêu thụ, ai sẽ tiêu thụ cho người nông dân nếu họ đầu tư vào sản phẩm như vậy, phải biết rằng mỗi lần đầu tư, người nông dân gần như đều là dốc cạn vốn liếng.
một số ít người có thể thất bại nhiều lần, nhưng phần lớn người chỉ cần thất bại liền là vạn kiếp bất phục.
cho nên nói bọn bảo vệ môi trường bằng mồm cũng giống như bọn thú quyền súc vật quyền, tất cả đều nên lột hết quần áo ném ra rừng, ở như khỉ là chúng sẽ biết điều.
nói thực ra nhiều khi cũng không trách được họ, con người thường thích đứng tại đạo đức điểm cao để công kích người khác, cho đến khi họ trở thành mục tiêu công kích.
từ cựu kỷ nguyên đến tân vũ kỷ, cũng chỉ mới vài năm nhưng các thế hệ phật online cứ tầng tầng lớp lớp mọc ra.
cựu kỷ nguyên các vị phật sống online sẽ xem các video hình ảnh giết thịt động vật, sau đó bình luận các kiểu như:
“thật tàn nhẫn, phải tẩy chay”
“ác như vậy rồi sẽ bị nghiệp quật”
“ac thế này, rồi nghiệp quật chết cả nhà”
“vì sao lại ngày càng nhiều bệnh tật, bởi vì con người quá ác độc với thiên nhiên”
“con người là loài ác độc tàn nhẫn nhất”
“đến sư tử còn nuôi linh dương con, mà con người lại không bằng động vật”
…
đủ loại ngôn từ thậm chí họ không tiếc sử dụng những lời nguyền rủa ác độc để nguyền rủa chính đồng loại của mình.
những con người còn không biết yêu thương đồng loại, họ độc mồm độc miệng mà nguyền rủa đồng loại của mình, để rồi nói rằng mình có tình thương, có tình yêu với động vật.
không ai có thể hiểu các loại phật online có suy nghĩ kiểu gì, chỉ biết rằng phật online luôn đứng tại đạo đức điểm cao rồi thực hiện hành động không đạo đức với chính đồng loại của họ.
phật online kế thừa 100% tư tưởng của phật môn, những người mồm thì tứ đại giai không, nhưng phật thì cần phải tín đồ bái, phật không độ người nghèo. — quảng cáo —
tăng ni không làm việc nhưng chùa miếu càng ngày càng to, tượng phật càng ngày càng lớn, từ sơn son thiếp vàng cho đến thực sự vàng.
phật chưa phù hộ ai nhưng lại yêu cầu thế nhân cúng bái, phật độ không được người nên bịa ra chuyện kiếp nạn, kiếp sau.
phật lại bịa chuyện a tì địa ngục, miệng niệm từ bi, nhưng lại nguyền rủa những người không tin phật sẽ phải xuống a tì địa ngục
con người là loài tự phụ, cho rằng chính mình có sức mạnh to lớn thay đổi thiên nhiên.
nhưng con người dù có làm gì, thì cuối cùng vẫn là thiên nhiên mà thôi.
bảo vệ môi trường vì môi trường thực sự là điều ngớ ngẩn ngu ngốc đến nực cười.
không phải nói bảo vệ môi trường không tốt, nếu bảo vệ môi trường vì mục đích vì con người thì tất nhiên là điều tốt.
bảo vệ môi trường, sạch sẽ không ô nhiễm để giảm bớt các lại bênh tật vì sự ô nhiễm.
bảo vệ một số loài quý hiếm để các thế hệ tương lai không phải nhìn vào sách hay suy đoán, như con người hiện tại đang tìm hiểu về khủng long.
đó là bảo vệ môi trường cho con người, vì con người mà bảo vệ môi trường, điều này tốt và thực sự cần thiết.
nhưng hiện nay, thật nhiều thật nhiều những kẻ chỉ biết kêu gọi bảo vệ môi trường vì môi trường.
họ cho rằng con người đã gây hại cho thiên nhiên, cần phải cứu lại thiên nhiên, cần phải chuộc tội bồi thường cho thiên nhiên.
những kẻ này không hề quan tâm đến việc ai bị ảnh hưởng hay ảnh hưởng thế nào nếu thực hiện việc bảo vệ môi trường như họ.
thật may mắn, trừ những kẻ não tàn, còn lại chẳng có ai thèm để ý bọn họ.
tại sao lại nói rằng không ít con người lại tự phụ quá mức, bởi vì con người dù có làm gì cũng vẫn là một phần của thiên nhiên.
giống như việc con người phá hoại môi trường tự nhiên, cho dù là thay đổi đến thế nào, dù cho là khu rừng bê tông thành phố, cuối cùng cũng chỉ là một phần của thiên nhiên.
con người không bao giờ có khả năng thay đổi được thiên nhiên.
cho dù sau này con người biến địa cầu thành hành tinh chết, cũng sẽ bởi vì nó phải thế.
không chỉ là con người mà cả vũ trụ đều như vậy, thiên nhiên hay tự nhiên vốn dĩ sinh ra như vậy diễn tiến như vậy, sẽ chẳng vì bất kỳ điều gì mà thay đổi.
nếu có thay đổi thì chắc chắn nó phải diễn ra như vậy.
— quảng cáo —
cường đại như tinh không cự thú, có một số đều có thể ăn luôn một thế giới, nhưng sự thực tinh không cự thú cũng chỉ là một phần của tự nhiên, thay đổi chỉ là một phần nhỏ, phần của những sinh vật khác.
cũng như vậy loài người, cho dù thay đổi thiên nhiên thế nào, kết quả cuối cùng thiên nhiên vẫn tồn tại, cho dù trở thành hành tinh chết, như sao thủy hay sao hỏa.
thiên nhiên vẫn là thiên nhiên, chết đi chỉ là sinh vật khác hoặc là loài người.
địa cầu đã tồn tại không biết bao nhiêu năm, hết nền văn minh này đến nền văn minh khác, hết chủng loài này đến chủng loài khác thống trị.
cuối cùng hoặc di cư vũ trụ, hoặc trốn đến thế giới khác, hoặc bị tuyệt chủng, hoặc biến mất.
địa cầu vẫn như vậy, vẫn tồn tại, con người là lực lượng mới xuất hiện, so với tuổi thọ lâu dài của địa cầu, con người cũng chỉ như tíc tắc mà thôi.
tựa như thời đại cựu kỷ nguyên, tàu quốc xây dựng đập thủy điện tam hiệp, con đập thủy điện lớn nhất thời bấy giờ.
theo các nhà khoa học thời đó tính toán, đập thủy điện tam hiệp làm cho địa cầu quay chậm lại.
thật nhiều người khi biết được việc này không ít người bắt đầu những phán xét, ngớ ngẩn nực cười.
mh: “tàu quốc mất 16 năm mới hoàn thành cái đập này, nhưng khi đó họ lại cay đắng nhận ra sai lầm quá lớn, một vùng cảnh quan tuyệt đẹp rộng hàng chục ngàn hecta xung quanh sông dương tử đã bị nhấn chìm vĩnh viễn, hàng triệu người đã phải khổ sở vì cuộc sống đảo lộn. nhìn tổng thể thì thiệt hại về môi trường, nguy cơ về thảm họa tiềm ẩn lớn hơn rất nhiều lợi ích nó mang lại. do đó chúng ta ít thấy họ khoe công trình đập tam hiệp, vì ẩn trong đó là một sai lầm lớn không thể cứu vãn.”
vuong tran: “tàu quốc cứ đào lấp làm chuyện trái với tự nhiên có thể gây ra nhiều thiên tai, vài năm gần đây thiên tai xảy ra nhiều, phải có ai đó can thiệp.”
lynhattinh3490: “vậy là thời điểm tận thế sắp tới nhỉ. trái đất quay chậm đi, núi lửa dần hoạt động lại, quỹ đạo trái đất thay đổi, thời tiết nóng dần đều, do di chuyển chậm hơn, khả năng bị đâm bởi thiên thạch cao hơn -> chắc tầm 100 năm đến 200 năm nữa thôi.”
nguyên thanh hải: “hủy hoại trái đất!.....”
"đoạn này là tác giả trích lại từ trên mạng luôn nhé, tên đúng luôn đấy, hi vọng không phải là vi phạm quyền riêng tư"
trên thực tế đập tam hiệp với một chuỗi nhưng số liệu cực lớn đối với con người nhưng đối với cả địa cầu thì chẳng là gì cả.
dự án đập tam hiệp được ra ý tưởng từ những năm 1919 cựu kỷ nguyên, cho đến ngày 14 tháng 2 năm 1994 cựu kỷ nguyên mới bắt đầu khởi công xây dựng.
mất đến 15 năm, cần đến 37,32 tỷ mẽo kim chi phí để xây dựng.
đập tam hiệp được làm bằng thép và bê tông, đập thép dài 2,33km, đỉnh đập cao 185m so với mực nước biển. — quảng cáo —
để xây dựng con đập khổng lồ này tàu quốc đã huy động 510.000 tấn thép, đủ để xây dựng được 60 tháp ép phen, biểu tượng của nước gà gô.
vùng hồ chứa của đập tam hiệp có chiều dài trung bình khoảng 660km và rộng 1,12km. vùng hồ chứa có tổng diện tích bề mặt nước là 1045km2, thể tích là 39,3km3 và tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ sau khi hoàn thành là 632km2.
mức độ thiệt hại mà đập tam hiệp gây ra cho môi trường vẫn luôn là vấn đề tranh cãi lớn nhất xung quanh con đập này.
đập tam hiệp được xây trên đỉnh của các cơ sở xử lý chất thải cũ và hoạt động khai mỏ. theo ước tính có khoảng 265 triệu gallon nước thải thô bị lắng xuống dòng dương tử mỗi năm. xói mòn hồ chứa cũng đã gây ra lở đất.
khu vực xung quanh đập tam hiệp là ngôi nhà của 3.400 loài côn trùng, hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn, 300 loài cá và 6.400 loài thực vật. con đập ảnh hưởng tới các loài này và môi trường sống của chúng.
thậm chí con đập đã tạo ra một vi khí hậu, một vùng khí quyển địa phương có khí hậu khác biệt với xung quanh, đe dọa hệ sinh thái của khu vực.
những số liệu báo cáo chỉ cần nghe cũng có thể tưởng tượng đến sự khổng lồ của đập tam hiệp.
chỉ tiếc rằng, sự hùng vĩ, sự khổng lồ chỉ là đối với con người đối với các loài sinh vật khác, chẳng hề ảnh hưởng đến địa cầu.
thậm chí địa cầu cũng không mất đi cái gì, đơn giản chỉ là thay đổi một dạng vật chất từ quặng trong lòng đất, biến thành một công trình vĩ đại trên mặt đất.
nhưng cho dù thế nào cuối cùng cũng là ở trên địa cầu mà thôi.
đập tam hiệp có thể chứa 42 tỷ tấn nước, viết ra con số thực sự rất dài.
42.000.000.000 "bốn mươi hai tỷ".
nhưng so với trọng lượng của toàn bộ địa cầu là 5.972 tỷ tỷ tấn, nếu viết ra con số thì còn dài hơn vài lần so với con số trên.
5.972.000.000.000.000.000.000 "năm ngàn chín trăm bảy mươi hai tỷ tỷ".
viết cạnh nhau để thấy được sự khác biệt.
42.000.000.000
5.972.000.000.000.000.000.000
thực tế thì không chỉ là lượng nước 42 tỷ tấn trong đập tam hiệp mà là cả toàn bộ đập tam hiệp đều nằm trong gần 6.000 tỷ tấn của địa cầu.