Mặc dù Lộc Động Đình với Đại Đế cũng coi như vừa gặp đã thân, nhưng cũng chỉ là làm ra vẻ bên ngoài, hơn nữa đều là vì cả hai có quan hệ hợp tác với nhau.

Đối với việc một ông già mới quen biết đến ở trong nhà mình, trong khi chính mình còn sống chung nhà với hai thiếu nữ xinh đẹp.

Đổi lại ai cũng là không vui, không phải chỉ riêng Lộc Động Đình.

Tất nhiên không vui là không vui, nhưng nếu Đại Đế thực sự muốn ở thì Lộc Động Đình sẵn sàng chào đón.

Thứ nhất là vì làm đủ lễ nghĩa, thứ hai chính là vì mặc dù là hợp tác đôi bên cùng có lợi nhưng nếu có thể liên hệ càng chặt chẽ thì càng thêm tốt.

Cuối cùng quan trọng nhất là vì Nguyễn Linh Trúc, dù sao Nguyễn Linh Trúc tâm lý cũng không được như Lộc Động Đình.

Cha mẹ vừa mất không lâu, lại phải chịu áp lực lớn đến nỗi phải bỏ trốn, mặc dù hôm nay Nguyễn Linh Trúc có vẻ khá vui vẻ.

Nhưng từ hành động muốn dưỡng lão tống chung cho Đại Đế thì Lộc Động Đình cũng hiểu được Nguyễn Linh Trúc trong lòng vẫn còn rất cô đơn và sợ hãi cùng với áy náy vì chưa được một ngày chăm sóc cha mẹ.

Cũng là ứng với câu "Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn" vậy.

Mặc dù với Nguyễn Linh Trúc cũng đã đem Lộc Động Đình và Sindragosa làm thân nhân, nhưng lại không bù đắp nổi vị trí của cha mẹ trong lòng Nguyễn Linh Trúc.

Đại Đế nhận Nguyễn Linh Trúc làm con nuôi vừa đúng lúc bù vào vị trí này, mặc dù không thể thay thế hoàn toàn, nhưng cũng làm cho Nguyễn Linh Trúc bớt phần áy náy.


Mặc dù Lộc Động Đình luôn cho rằng nếu ai muốn gì cũng phải nói ra, nếu không hắn dù biết cũng sẽ coi như không biết.

Nhưng cũng không có nghĩa là hắn sẽ không làm điều tốt cho người khác, chuyện nhỏ không tốn sức gì Lộc Động Đình cũng không ngại giúp đỡ mà không cần đến người khác phải nhờ vả.

Lộc Đông Đình àm điều tốt không phải là vì người khác nhờ cậy hay vì một lý do nào khác, chỉ đơn giản là vì hắn có thể làm liền làm mà thôi, trước cũng vậy giờ cũng vậy.

Tất nhiên thật nhiều người cho rằng người khác làm điều tốt hoặc là ngốc hoặc là điều tất nhiên, thậm chí có những người mặc dù chưa từng làm điều tốt nhưng lại chỉ trích những người làm điều tốt.

Đôi lúc Lộc Động Đình đều cảm thấy đúng là “thế phong nhật hạ, đạo đức luân tang, nhân tâm bất cổ”, thời đại thay đổi, đạo đức suy đồi, lòng người không còn đơn thuần như xưa.

Tất nhiên nhân tâm từ trước đến nay chưa bao giờ đơn thuần, chỉ là người xưa thường là đối với chuyện làm việc tốt lại cho rằng đó là điều nên làm.

Mà không phải như hiện nay, làm điều tốt không những không được cho rằng nên làm mà còn đôi khi phải trả giá thật đắt.

— QUẢNG CÁO —
Nước Tàu hàng xóm có thật nhiều trường hợp nổi tiếng, như là từng có một thanh niên giúp đỡ một bà cụ bị ngã, anh thanh niên này đưa bà cụ tới bệnh viện và còn tạm ứng tiền viện phí.

Nhưng sau đó không lâu anh bị bắt và bị kiện đòi bồi thường vì làm bà cụ ngã, điều buồn cười là không chỉ người nhà bà cụ mà chính bà cụ cũng đinh ninh chắc chắn là anh thanh niên này đẩy ngã bà ấy.

Trước khi ra tòa, anh thanh niên được phỏng vấn, anh nghĩ gì và muốn nói gì, người thanh niên trả lời rằng, anh ấy tin rằng lòng tốt sẽ được báo đáp, anh ta vẫn sẽ giúp đỡ người khác nếu gặp trường hợp đó lần nữa.

Nhưng sau phiên tòa với án bồi thường 100 ngàn tệ và lời nói rất hồn nhiên của vị thẩm phán rằng “nếu anh không có lỗi, vì sao anh lại phải giúp đỡ bà cụ?”.

Anh ấy rất bất ngờ hỏi, “chẳng lẽ phải có lỗi mới giúp đỡ người khác hay sao? Làm việc tốt giúp đỡ người khác không phải là điều đúng đắn ư.


Vị thẩm phán kia không nói lời nào, sau phiên tòa phóng viên lại hỏi như trước, lần này anh ta đã tỏ ra rằng mình đã hối hận.

Vậy đấy, việc làm tốt thời nay thật nhiều người cho rằng là việc ngốc, nhưng như đã nói việc giúp đỡ người khác chẳng phải là điều đúng đắn ư.

Lộc Động Đình tuy rằng không phải người tốt nhưng hắn cũng biết điều đó, không những thế Lộc Động Đình luôn sẵn sàng nhận mọi sự trả ơn của người được hắn giúp đỡ.

Làm việc tốt không phải để cầu hồi báo, nhưng nếu người khác báo đáp tất phải nhận lấy, bất kỳ ai bất kỳ việc gì bỏ ra công sức cũng cần có hồi báo mới có thể đem nó mở rộng ra và lâu dài.

Nhiều người sẽ cho rằng nếu giúp đỡ người khác làm việc tốt lại nhận lấy sự hồi báo báo đáp thì không phải thực sự làm việc tốt.

Nhưng cho dù nhận báo đáp hay không nhận, việc tốt cũng đã làm đã xảy ra rồi, thậm chí cho dù là làm việc tốt đề cầu hồi báo, thì cuối cùng vẫn là việc tốt đã được làm mới có thể nhận được hồi báo.

Vậy chẳng lẽ chỉ vì việc nhận lấy sự báo đáp từ người được giúp đỡ, việc tốt đã làm lại bị phủ định trong khi sự thật hiển nhiên rằng nó đã xảy ra hay sao?
Lộc Động Đình không thích Khổng Tử, nhưng hắn vẫn phải công nhận nhiều vấn đề Khổng Tử nói đúng.

Giống như chuyện học trò của Khổng Tử là Tử Cống ( Đoan Mộc Tứ ) và Tử Lộ ( Trọng Do ).


Thời Xuân Thu bên nước Tàu, nước Lỗ có quy định:
“Ai chuộc người nước Lỗ làm nô bộc ở các nước chư hầu khác, đưa về nước Lỗ thì nước Lỗ sẽ trả lại toàn bộ tiền”.

Tử Cống, học trò Khổng Tử qua lại buôn bán các nước chư hầu khác đã chuộc được rất nhiều nô lệ người Lỗ, nhưng Tử Cống lại từ chối không nhận lại tiền chuộc người.

— QUẢNG CÁO —
Tử Cống cho rằng mình làm được việc tốt, khoe với Khổng Tử để mong được thầy khen ngợi.

Nhưng khi Tử Cống đến trước mặt Khổng Tử, Khổng Tử lại phê bình nói:
“Tử Cống, con làm như vậy là sai rồi”.

Khổng Tử lắc đầu thở dài bảo:
“Tử Cống ơi, con có biết là con đã sai rồi không!
Ôi, từ nay về sau, người nước Lỗ làm nô bộc ở nước ngoài sẽ chẳng có ai chuộc ra nữa rồi.

Con không đi lĩnh thưởng để giữ gìn tiếng tăm, kẻ khác muốn chuộc nô lệ về lĩnh thưởng tất sợ bị điều tiếng thị phi.

Vậy chẳng còn ai muốn chuộc nô lê người Lỗ về nữa rồi”.

Tử Cống làm việc tốt, chuộc người nước Lỗ phải làm nô lệ, lại không lấy tiền, chính là đạo đức cao thượng, vì sao Khổng Tử lại nói là Tử Cống làm sai.

Người nước Lỗ đều rất nghèo, khi họ đến nước khác nhìn thấy người nước mình, họ sẽ nghĩ rằng:
“Giả dụ mình chuộc anh ấy ra, mình lại nhận tiền chuộc, thì dường như thấp hơn Tử Cống một bậc”.

Họ sẽ phải suy nghĩ, vì nếu nhận tiền chuộc thì có vẻ như không cao thượng bằng Tử Cống.

Nhưng nếu họ không nhận tiền chuộc thì cuộc sống của gia đình họ lại khó khăn.

Đương nhiên, khi họ cứu người sẽ phải ngần ngại, có thể sẽ không bỏ tiền để chuộc người nước Lỗ nữa, điều này tạo thành một hệ quả không tốt.

Ví như nói rằng có 100 người cứu người mà trong số đó chỉ có một người ngần ngại, thì rất có thể sẽ không chuộc người nước Lỗ về.

Cũng như vậy, một hôm khác, Tử Lộ đang đi bộ trên đường thì gặp một người sắp chết đuối.

Không cần suy nghĩ, Tử Lộ đã lập tức lao người nhảy xuống nước, cứu được người chết đuối lên.

Gia đình người được cứu trong lòng vô cùng cảm kích, bèn tặng cho Tử Lộ con trâu trong nhà mình, Tử Lộ vui vẻ nhận trâu dắt trâu về.

Sau khi biết chuyện, Khổng Tử khen Tử Lộ rằng: “Sau này người nước Lỗ sẽ có rất nhiều người dũng cảm giúp đỡ người khác, cứu vớt sinh mệnh của người khác”.

Có lẽ xem ra hành động của Tử Lộ lại làm nhiều người thấy rằng Tử Lộ đạo đức và nhân cách không bằng Tử Cống.


Nhưng Tử Cống chuộc người, Tử Lộ cứu người cho dù là như thế nào đây đều là việc tốt.

— QUẢNG CÁO —
Không thể vì Tử Cống không nhận tiền chuộc mà cho rằng Tử Cống mới thực sự làm việc tốt.

Còn việc Tử Lộ cứu người bởi vì Tử Lộ vui vẻ nhận lấy quà báo đáp là con trâu, liền cho rằng Tử Lộ không làm việc tốt, hãy nhớ rằng Tử Lộ thấy người sắp chết đuối liền nhảy xuống cứu ngay.

Thực ra việc làm của Tử Lộ lại là đúng đắn hơn việc làm của Tử Cống.

Tử Cống tuy làm như vậy, giữ được phẩm giá cao khiết cho chính mình, nhưng lại vô tình đề cao giá trị đạo đức cho những người khác, mà giá trị đạo đức mà Tử Cống nâng lên thì không phải ai cũng có thể đạt tới.

Hơn nữa việc làm của Tử Cống khiến cho mọi người cảm thấy làm việc tốt chính là hại cho mình mà lợi cho người, trên đời này có mấy ai lại muốn hại chính mình để làm lợi cho người khác.

Còn hành động của Tử Lộ có thể khiến mọi người cảm nhận được sâu sắc rằng người hành thiện ắt sẽ được thiện báo, chỉ cần làm việc tốt liền có thể được báo đáp, vừa giúp đỡ cho người khác, lại có lợi cho mình.

+++++++++++++++++++
Câu chuyện lại đi khá xa
+++++++++++++++++++
Đại Đế cùng Lộc Động Đình đi vào trong sân vào đến trước cửa nhà thì Đại Đế dừng lại, quay lại hít một hơi, lấy quyết tâm nói với Lộc Động Đình:
“Lộc Động Đình này, về việc Thiên lang người, cậu có ý kiến gì không.


Lộc Động Đình nghe vậy, trong lòng lại tự trào phúng mình một phen, quả thật là trong lòng diễn hơi nhiều.

Tự cười mình một cái Lộc Động Đình cười nói với Đại Đế:
“Ha ha! ! Chuyện này ngài Đại Đế không cần lo lắng, bởi vì mấy ngày nay mọi chuyện dồn dập nên tôi cũng chưa kịp làm gì.

Nhưng vài hôm nữa, sau khi sắp xếp được mọi việc trong nhà tôi sẽ xử lý sau.

Ban đầu tôi cũng nghĩ rằng đem Thiên lang người xử lý hết là xong, nhưng có Thiên lang người, sẽ có Địa lang người, Thiên cẩu người! các loại.

Chẳng lẽ tôi lại đem tất cả đều diệt, hơn nữa cho dù là ác ma cũng không phải tất cả đều sẽ hại người, tôi cũng không phải là cái gì bạo chúa vũ trụ như khoai lang tím thành tinh hay đâu.

”.