Điểm đến tạm thời của họ là một nhà dân ở vùng ngoại ô.
Hạ Dã có chuyến bay vào tuần tới, trở lại Myanmar. Lần này đến đây vì muốn xem phong cảnh Trung Quốc mà anh ấy luôn tò mò. Anh đã từng nghe một vài người đề cập đến nó. Theo cách nói của anh ấy, họ phải chịu trách nhiệm về việc kích động sự tò mò.
Bác sĩ Trương đã chuẩn bị đồ ăn thức uống, gọi họ xuống nhà ăn. Thấy Giang Uyển không có động tĩnh gì, Hạ Dã liền gõ cửa.
Cô nói rằng mình không có khẩu vị, bảo họ ăn trước.
Cuộc hội ngộ hôm nay là điều Giang Uyển không ngờ tới. Vì vậy cô phải mất một khoảng thời gian để tiêu hóa cảm xúc của mình.
Cô luôn cho rằng có lẽ Hạ Khinh Chu đã kết hôn, bốn năm rồi có lẽ con cũng đã biết đi.
(Nguyên văn tác giả viết, mình nghĩ có lẽ 7 năm ở chương trước bao gồm cả 3 năm HKC bị mất trí nhớ)
Nhưng anh vẫn luôn chờ đợi cô.
Giang Uyển không biết diễn tả cảm giác này bằng lời như thế nào.
Cô luôn cảm thấy mình nợ Hạ Khinh Chu.
Từ nhỏ đến lớn.
Bốn năm trước, khi vừa bước lên máy bay, cô đã sờ thấy chiếc bùa hộ mệnh trong túi áo khoác. Đó là vật mà cô trả lại cho Hạ Khinh Chu. Có lẽ anh lại lén nhét cái bùa hộ mệnh này cho cô. Khi đó, bọn họ có lẽ không biết, sau này tấm bùa hộ mệnh ấy sẽ đồng hành cùng Giang Uyển suốt bao đêm mất ngủ.
Cô đã chứng kiến một vụ tai nạn xe hơi, người bị đâm phải cả người đầy máu, cũng đã nhìn thấy một cảnh sát bị đạn bắn trúng khiến một nửa khuôn mặt của anh ta bị nát loang lổ. Nhưng cũng là lần đầu tiên cô nhìn thấy cảnh tượng một quả mìn còn lấp trên bãi chiến trường năm xưa đã bị người dân gần đó vô tình giẫm phải và nổ tung nửa người. Ruột văng khắp nơi, bệnh nhân đau đến mức tiếng thở cũng không nghe thấy.
Cô đứng đó, tay chân lạnh ngắt, dạ dày quặn lên.
Sợ hãi, rất sợ hãi.
Đó là lần đầu tiên cô đối mặt với nỗi kinh hoàng của chiến tranh. Như thể mạng người chỉ như những con kiến.
Đêm đó, cô thậm chí không dám nhắm mắt, thu mình trong góc, thẫn thờ nhìn vầng trăng ngoài cửa sổ.
Sợ phát ngốc.
Thứ mà cô nắm chặt trong tay, chính là tấm bùa hộ mệnh mà Hạ Khinh Chu đã giấu trong túi áo khoác trước khi cô rời đi.
Cảm giác bất lực đó đang bao trùm lấy cô
"Hạ Khinh Chu, em rất vô dụng."
Cô cúi đầu, đặt tấm bùa lên ngực, nước mắt rơi lã chã.
"Em vừa mới đến, đã muốn về nhà rồi."
Cô không dám ngủ, chỉ cần cô nhắm mắt lại, bộ dạng đau đớn thống khổ của nạn nhân lại hiện ra trước mắt. Với bộ dạng đó, anh ta chỉ có thể đau khổ sống trên thế giới này thêm ba mươi phút nữa. Trong ba mươi phút đó, có lẽ chỉ bản thân anh ta mới biết nó khó chịu như thế nào.
Trước khi đến đây, cô đã tra cứu các thông tin liên quan. Các bác sĩ đi trước khác cũng đã trao đổi với cô. Những điều này không thực tế nhiều như những gì cô đã thấy tận mắt.
Nhưng cô vẫn cố gắng kiên trì.
Nếu thật sự rất khó chịu thì sẽ âm thầm tìm một chỗ và bật khóc. Khi khóc xong, lau nước mắt và trở lại công việc cứu hộ.
Môi trường làm việc khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng cô vẫn kiên trì. Nỗ lực làm việc để vượt qua nỗi sợ hãi, dùng sự chuyên nghiệp của một bác sĩ để chữa trị cho những người vô tội đã phải hứng chịu chiến tranh.
Trước khi đến, có người đã nói rằng làm bác sĩ không biên giới rất nguy hiểm. Nhưng ngôn ngữ không thể nào diễn tả hết được, chỉ những ai đã tự mình trải qua tất cả những điều này mới có thể thực sự cảm nhận được nguy hiểm của chiến tranh.
Có thể nói là một thảm họa ngập tràn, không biết bao nhiêu gia đình hạnh phúc đã bị phá tan trong tích tắc.
Nơi cô đến vừa bị bom đạn chiến tranh, dường như không có lấy một căn nhà hoàn chỉnh. Họ phải sống trong những căn lều đơn giản. Thỉnh thoảng, sẽ có những người tị nạn ác ý đến giành giật thức ăn. Thậm chí có những người cầm súng bắt giữ con tin.
Nguy hiểm nhất, họ đã từng bị bắt cóc bởi những kẻ khủng bố. Cuối cùng, đại sứ quán Trung Quốc đã đứng ra giải quyết sự việc.
Ở một nơi mà ngay cả những quyền cơ bản nhất của con người cũng không thể được đảm bảo, bình an đều phụ thuộc vào may rủi nhiều hơn. Mạng sống an toàn có thể xảy ra vấn đề bất cứ lúc nào, chưa nói đến chất lượng cuộc sống.
Bữa ăn của họ cũng rất khiêm tốn. Ăn bắp cải trong một thời gian dài.
Sau đó, những ngôi nhà bắt đầu được xây dựng, một lượng lớn vật liệu cũng được vận chuyển đến đây. Trên bàn ăn bắt đầu có thịt, thậm chí còn có món thịt chiên giòn mà cô thích ăn.
Những người khác cười và nói: "Đây là đang ăn Tết sao?"
Có người trả lời: "Cách đây ít lâu, một công ty trong nước đã thành lập quỹ từ thiện cho Bác sĩ không biên giới, quyên góp rất nhiều vật tư y tế".
"Woa, nước ta vẫn còn rất nhiều người tốt."
Đây có vẻ là bữa ăn no nhất mà cô được ăn trong nhiều ngày qua.
Khi Giang Uyển rời đi, cô liếc nhìn chiếc hộp các tông đựng vật liệu quyên góp, có in logo và tên của công ty. Ở nước ngoài, có thể nhìn thấy những chữ này, Giang Uyển không biết nên diễn tả tâm trạng của mình lúc ấy như thế nào.
Từ nhỏ cô đã cảm thấy Hạ Khinh Chu là thần hộ mệnh của mình.
Ngay cả khi họ ở rất xa nhau.
Nhưng anh dường như vẫn có mặt ở khắp mọi nơi.
Bất kể cô ở đâu, anh luôn có thể xuất hiện theo cách riêng của mình và bảo vệ cô.
Đêm đó, cô ngồi một mình ngoài trời ngắm trăng. Xung quanh là những bức tường đổ nát và tàn tích do chiến tranh khủng bố, nhưng mặt trăng trên bầu trời vẫn nguyên vẹn.
Hạ Dã hẳn là cũng không ngủ được, nửa đêm dậy đi dạo, liền nhìn thấy Giang Uyển đang ngồi ngoài trời ngắm trăng một mình.
"Tôi nghe nói rằng khi người Trung Quốc nhớ nhà, hoặc nhớ ai đó, họ sẽ luôn nhìn lên mặt trăng." Anh ấy hỏi Giang Uyển, "Sao vậy, cô có người để nhớ hả?"
Cô nhìn vầng trăng tròn trên bầu trời gật đầu: "Anh ấy tên là Hạ Khinh Chu."
"Hạ Khinh Chu?" Hạ Dã tò mò nhướng mày, "Anh ta là người như thế nào?
Người như thế nào?
Giang Uyển đột nhiên không biết nên miêu tả anh như thế nào. Nghiêm túc suy nghĩ một hồi.
"Anh ấy là một người rất dịu dàng. Anh ấy cũng là người tốt với tôi nhất trên thế giới này."
Cô lấy ra chiếc bùa đeo trên cổ: "Khi có anh ấy bên cạnh, anh ấy sẽ bảo vệ tôi. Khi anh ấy không bên cạnh, chiếc bùa hộ mệnh này sẽ bảo vệ tôi thay cho anh ấy."
Đôi khi cô nghĩ rằng, thật may vì đã không cho anh quá nhiều hy vọng. Cô không chắc mình có thể sống ở nơi không an toàn này bao lâu, có thể là ngày mai, cũng có thể là ngay đêm nay. Một quả bom có thể sẽ rơi từ trên trời xuống.
Cô đã chọn con đường này và cô sẽ tiếp tục đi. Nếu đã không thể quay đầu, sao lại để người khác chờ đợi mình trong một tương lai vô vọng.
Anh là một chàng trai tốt, nên có một tương lai thật tốt thật tốt.
Cô hy vọng anh hạnh phúc.
Hy vọng Hạ Khinh Chu có thể được hạnh phúc.
Hai năm đầu tiên trôi qua, một số người không thể chịu được môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm này, đã chọn quay trở lại Trung Quốc.
Giang Uyển và những người khác đã chọn ở lại.
Tuy ở đây thường xảy ra những chuyện đáng tiếc, nhưng nhiều hơn cả là niềm hy vọng sống. Mọi người đều cố gắng sống, ngay cả khi hoàn cảnh họ đang sống không quá lý tưởng.
Nhưng mạng sống của họ là sự nhiệt huyết.
Mỗi ngày đều có người chết trong các khu vực bị chiến tranh tàn phá, nhưng đồng thời những sinh mạng mới liên tục được ra đời. Ở nơi này, chúng tượng trưng cho niềm hy vọng của cuộc sống.
Ngăn cách bởi một bức tường, phòng mổ bên trái đang điều trị cho bệnh nhân hấp hối, phòng sinh bên phải thì đỡ đẻ. Cuối cùng, ca mổ thất bại, một bên đau buồn bi thương đan xen với cảnh tượng vui mừng bên cạnh.
Giang Uyển cởi bỏ khẩu trang và mũ, ngồi xổm bên ngoài khóc hồi lâu.
"Sáng nay cô ấy còn nói cảm ơn tôi, nhưng tôi lại không thể cứu cô ấy. Gia đình cô ấy đều đã chết, chết trong một trận bom. Thi thể cô ấy cô đơn nằm đó, phủ một tấm vải trắng, khi đến một mình, ngay cả lúc đi cũng chỉ lẻ loi như vậy."
Y tá an ủi: "Bác sĩ Giang, không phải lỗi của cô, cô đã cố gắng hết sức rồi."
Lúc mới đầu, cô sẽ khóc cả đêm vì không cứu được bệnh nhân, nhưng lâu dần, cô như tê dại. Không thể nói là tê dại, nhưng ở nơi này, cái chết là quá bình thường.
Thậm chí có lúc Giang Uyển đang phẫu thuật, cách đó không xa lại có máy bay thả bom. Trong hoàn cảnh như vậy, cô vẫn phải giữ được thể lực và tinh thần đầy đủ, không được run tay.
Thỉnh thoảng, bác sĩ Trương sẽ cười nhạo và trêu chọc cô, nói rằng với những kinh nghiệm này, sau này không cần sợ những rắc rối về y tế nữa.
Giang Uyển cũng bật cười.
-
Biết tin Chu Gia Mính kết hôn là nửa tháng sau đó.
Tây Phi đúng lúc bị nhiễm Ebola, Giang Uyển đang phải đối mặt với thời tiết nhiệt độ cao, hàng ngày phải mặc quần áo bảo hộ ở những vùng có nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm.
Trước mỗi chuyến đi, bác sĩ Trương sẽ kéo họ đến cầu nguyện. Giang Uyển mang theo bùa hộ mệnh của Hạ Khinh Chu bên mình.
Mỗi khi lên đường, cô đều chuẩn bị tâm lý cho điều tồi tệ nhất.
Nhưng cô đã may mắn sống sót.
Hạ Dã nói: "Làm nhiều việc tốt mới có thể ngăn chặn được tai họa. Cô yên tâm đi. Cô đã cứu rất nhiều người, ông trời sẽ không để cho cô gặp nạn."
Làm việc tốt có thể chặn tai họa?
Nghe được lời nói của anh ấy, Giang Uyển lâm vào một hồi im lặng. Nếu đúng như vậy thì cô mong rằng những việc tốt mà mình đã làm và những người cô đã chữa lành có thể cứu Hạ Khinh Chu khỏi mọi tai ương xảy ra trong đời.
Hy vọng đầu gối của anh không bị đau vào những ngày mưa nữa.
Giang Uyển thường đi đến một số nước nhiệt đới, đã lâu không thấy tuyết. Lần cuối cùng nhìn thấy là hai tháng trước khi cô quyết định trở về Trung Quốc.
Tuyết rơi không dày, mặt đất phủ một lớp mỏng.
Trong nháy mắt, nó đã tan sạch sẽ.
Ngồi trên ghế nhìn ra ngoài, cô chợt cảm thấy thời gian trôi qua trong nháy mắt. Có lẽ đứa con thứ hai của Chu Gia Mính cũng đã được sinh ra. Trước đây cô ấy luôn nói rằng sẽ có hai con, một trai một gái. Thích Tuệ Tuế có lẽ không còn là một người phải khiến mẹ lo lắng như khi học cao trung nữa, chắc đã trở nên nghe lời hơn.
Cô nhìn vào lá bùa bình an trên tay và mỉm cười.
"Còn anh, anh có bình an không?"
Cô thực sự không định đi tìm Hạ Khinh Chu.
Nếu đã biến mất khỏi cuộc đời anh nhiều năm như vậy thì không nên quấy rầy cuộc sống yên bình của anh.
Sau khi trở về Trung Quốc, ban đầu cô định không ở Bắc Thành, nhưng dần dần nó đã bị lung lay trước sự thuyết phục của giáo sư. Sau một thời gian dài vắng bóng, cô đã trở lại nơi quen thuộc này.
Dường như không có gì thay đổi, lại dường như cái gì cũng đã thay đổi. Cô đến công viên khi nhỏ, nơi đó đã bị phá bỏ từ lâu, những tòa nhà cao tầng mọc lên trở thành một trung tâm mua sắm nhộn nhịp. Ngay cả trường học cũ cũng đã được cải tạo.
Những kí ức thuộc về cô, dần bị thành phố xóa nhòa.
Điều duy nhất không thay đổi dường như là nhà của Hạ Khinh Chu.
Cây bạch quả vẫn đang lớn lên trong sân, chiều cao của sân tường đủ để có thể nhìn thấy chiếc xích đu bên trong.
Hoa bìm bịp trên giàn đã nở, có màu xanh tím.
Giàn nho bên cạnh thường thu hút côn trùng bay tới vào mỗi mùa hè. Nhưng vì Giang Uyển thích ăn nho nên anh luôn giữ lại.
Không ngờ đã nhiều năm như vậy vẫn chưa bị phá bỏ.
Tiếng ve kêu râm ran, năm tháng êm đềm dường như không có gì thay đổi.+
Hình ảnh bọn họ chơi trong sân ngày nhỏ, dường như chỉ mới xảy ra ngày hôm qua.