Bảy tấm bia chiến kỹ là để cho các binh lính tự do tới lĩnh hội.

Ngoại trừ tấm bia chiến kĩ do chiến vương Tử Thần lưu lại, các tấm bia chiến kỹ còn lại gồm một môn kỹ thuật cấp binh, ba môn kỹ thuật cấp sĩ và hai môn kĩ thuật cấp tướng.

Kỹ thuật cấp binh là kỹ thuật chiến đấu dễ thành thạo nhất và cũng là kỹ thuật chiến đấu được sử dụng rộng rãi nhất trên chiến trường, mọi người đều có thể học.

Kỹ thuật cấp sĩ thì đòi hỏi ngộ tính cao hơn để có thể đạt đến trình độ thành thạo.

Còn đối với kỹ thuật cấp tướng càng không dễ dàng như vậy, nếu bản thân không có chút thiên phú thì không có cách nào để lĩnh hội được.

Dù thế nào đi nữa, sáu môn chiến kỹ này đều có thể khiến mọi người trông đợi.

Có người luyện hai ba kỹ thuật chiến đấu cùng một lúc, thậm chí có người luyện sáu kỹ thuật chiến đấu cùng một lúc, nhưng chỉ có một người lĩnh hội được kỹ thuật chiến đấu của chiến vương Tử Thần, còn lại tất cả những người khác đều lĩnh hội không thành công, thậm chí vì cố gắng lĩnh hội mà còn bị thương nặng hoặc trở nên điên loạn vì những kỹ thuật đó sau một thời gian thất bại hết lần này đến lần khác.

Vì vậy, tấm bia chiến kỹ của chiến vương Tử Thần lưu lại càng lúc càng có ít người quan tâm tới.

Đây là điều mà Dương Ân hỏi thăm được từ một người bạn lính vừa đi ngang qua.

Người lính đó nói với Dương Ân: "Nhìn các ngươi chắc là người mới tới, mau tới chỗ mấy tấm bia chiến kỹ kia mà lĩnh hội kĩ thuật chiến đấu đi, đừng mơ đến việc lĩnh hội được kỹ thuật chiến đấu của chiến vương Tử Thần nữa".


Nói xong thì người đó cũng chen vào đám đông, chọn những kỹ thuật chiến đấu mà mình muốn lĩnh hội.

"Ta đến đây vì bia chiến kỹ của chiến vương Tử Thần để lại, kỹ thuật chiến đấu đó chắc chắn phải là của ta!", Từ Tiểu Cường kêu lên, rồi lao về phía tấm bia chiến kỹ đó một mình.

Dương Ân muốn giữ hắn ta lại, nhưng đã quá muộn.

“Đại ca, chúng ta đi xem những tấm bia chiến kỹ khác”, Khỉ Gầy nói với Dương Ân.

Dương Ân gật đầu, theo Khỉ Gầy đi tới chỗ mấy tấm bia chiến kỹ khác.

Tấm bia chiến kỹ đầu tiên có khắc binh kỹ "quyền cấp binh".

"Quyền cấp binh" này là kỹ thuật đánh quyền thực dụng nhất trên chiến trường, cho dù là sai dịch phàm phu hay chiến sĩ trên sa trường đều có thể luyện tập, nó là tập hợp những đường quyền đơn giản và hiệu quả để giết kẻ thù.

Tấm bia chiến kỹ thứ hai được khắc sĩ kỹ hạ đẳng "thốn quyền".

Đây là một loại quyền pháp giết người chú trọng nhanh, mạnh, chính xác và tàn nhẫn, tấn công thẳng vào các điểm trọng yếu của cơ thể con người.

Cũng có câu: "Trúng một thốn quyền, mất một mạng người".

Tấm bia chiến kỹ thứ ba được khắc sĩ kỹ trung đẳng "băng sơn chưởng", chưởng pháp này có thể phá đá khai núi, song chưởng có độ tàn phá cực cao, không phải người bình thường nào cũng có thể luyện được, nhưng một khi đã luyện thành thì thực lực phát triển cũng không kém những người luyện tới sĩ kỹ thượng đẳng là bao.

Tấm bia chiến kỹ thứ tư có khắc sĩ kỹ thượng đẳng "mười hai kiếm đuổi gió", đây là một kỹ thuật dùng kiếm vô cùng nhanh, tổng cộng có tới mười hai loại biến hóa, xuất kiếm như gió, chém địch như cắt cỏ.

Tấm bia chiến kỹ thứ năm được khắc tướng kỹ hạ đẳng "đao tập kích loạn mã".

Đao pháp này có sức sát thương vô cùng khủng khiếp trên chiến trường, mỗi nhát đao chém xuống đều có thể lấy mạng vô số người.

Giữa trận chiến, đao pháp này có thể phát huy uy lực sát phạt mạnh mẽ nhất.

Tấm bi chiến kỹ thứ sáu được khắc tướng kỹ hạ đẳng "diễm liệt thập tự thương".

Đây là kỹ thuật chiến đấu có thể phát huy được sức mạnh khủng khiếp của hỏa lực.

Mỗi một lần xuất thương đều tạo ra sát thương hình chữ thập.

Một khi có người bị đâm trúng, vết thương rất khó mà có thể khép miệng lại được, cuối cùng sẽ bị chảy máu cho đến chết.


.

Tiên Hiệp Hay
Trong sáu kỹ thuật chiến đấu, thông dụng và dễ hiểu nhất là quyền cấp binh, nhưng thứ được nhiều người muốn lĩnh hội được nhất lại nằm ở hai tấm bia tướng kỹ.

Ai cũng biết rằng kỹ thuật chiến đấu có cấp bậc càng cao thì uy lực của nó càng mạnh.

Nhưng đáng tiếc, chỉ có một phần nhỏ những người có thiên phú là lĩnh hội được những kỹ thuật chiến đấu này.

Rốt cuộc, trong sáu kỹ thuật chiến đấu này ngoại trừ quyền cấp binh thì năm kỹ thuật chiến đấu còn lại chỉ có một cơ hội để lĩnh hội.

Một khi chiến quyết xuất hiện, nếu không tìm được cách để cộng hưởng với kỹ thuật chiến đấu thì cũng sẽ không có cách nào để thấy được khẩu quyết của kỹ thuật chiến đấu, tương đương với việc chắc chắn sẽ không bao giờ luyện được kỹ thuật chiến đấu đó.

Phương pháp này là do chiến vương trước để lại, mục đích là để tìm ra những hạt giống tốt hơn cho quân đội.

Trong quân có quy định, ai có thể lĩnh hội được nhiều kỹ thuật chiến đấu hơn thì có thể trực tiếp nhận được phần thưởng xứng đáng, ai có thể phát huy kỹ thuật chiến đấu càng cường đại, chiến lực càng mạnh thì càng có cơ hội tăng cấp trong quân đội.

Cứ như vậy, quân đội sẽ tổ chức “đài khiêu chiến” trong thời gian không có trận đánh lớn, ai thắng được càng nhiều trận trong cuộc thi đấu, thực lực càng mạnh, lập được công trạng tương ứng thì có thể trực tiếp được bổ nhiệm chức vụ trong quân đội.

Nói cách khác, đài khiêu chiến là con đường nhanh nhất để gia tăng danh tiếng cùng địa vị trong quân đội.

Tất cả những điều này có mối quan hệ lớn với sức mạnh của cá nhân và sức mạnh của các kỹ thuật chiến đấu mà mỗi người lĩnh hội được.

Vì có quá nhiều người xếp hàng để được lĩnh hội kỹ thuật chiến đấu khác, Dương Ân và Khỉ Gầy không còn cách nào khác đành đi đến bia chiến kỹ khắc "quyền cấp binh" để tìm hiểu xem binh kỹ này dùng như thế nào.


"Đại ca, chỉ là một môn binh kỹ thôi mà, huynh đi xem làm gì?", Khỉ Gầy khó hiểu hỏi.

Hắn ta biết rằng Dương Ân đã có kỹ thuật chiến đấu cấp sĩ, tất nhiên không cần để ý đến binh kỹ làm gì.

"Ta từng nghe người khác nói qua, rằng dù là kỹ thuật chiến đấu nào thì nó cũng có mặt độc đáo của riêng nó.

Nếu hiểu thêm một kỹ thuật chiến đấu nữa, chúng ta có thể ghi nhớ ưu điểm và nhược điểm của những kỹ thuật chiến đấu này.

Trong tương lai, chúng ta có thể tích hợp sức mạnh của hàng trăm kỹ thuật chiến đấu và tạo ra những đổi mới cho riêng mình!", Dương Ân nghĩ đến lời nói của người thầy lúc trước ở nhà họ Dương, trong lòng luôn ghi nhớ điều đó.

Người thầy già đó có thể được coi là người dẫn dắt hắn những bước đầu tiên trên con đường luyện võ, cũng là một cựu chiến binh đã từng cùng cha hắn chinh chiến trên sa trường.

Khỉ Gầy gãi gãi sau đầu nói: "Đại ca, huynh nói đúng.

Ta còn tưởng rằng kỹ thuật chiến đấu cấp càng cao thì càng mạnh cơ".

"Điều huynh nói cũng đúng, nhưng học thêm nhiều thứ cũng không chết, chúng ta xem qua một chút cũng được", Dương Ân nói.

Hai người tới chỗ tấm bia chiến kỹ, đầu tiên nhìn thấy những câu khẩu quyết được khắc trên tấm bia, sau đó là những động tác luyện tập, đúng là đơn giản dễ hiểu..