Đối với những lý luận này, Giang Nguyên càng nói càng lưu loát, không còn khẩn trương như ban đầu.

Các sinh viên xung quanh cũng dụng tâm mà nghe vị giáo sư thoạt nhìn không lớn tuổi cho lắm, nhưng lại thân thiết hơn vị Hồ giáo sư lớn tuổi kia nhiều.

Hồ lão ở bên cạnh cũng âm thầm gật đầu, gương mặt lộ vẻ hài lòng.

- Bổ mẫu chính là dựa vào quan hệ mẫu tử mà trị liệu. Tôi xin đưa ra một ví dụ. Người bệnh lao phổi lâu ngày (Phế hư lao). Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là bổ Phế. Tuy nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi, do đó, cần áp dụng nguyên tắc: "Hư bổ mẫu". Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do đó phải bổ Tỳ Thổ. Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi, ngoài việc dùng thuốc diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị lao phổi phục hồi nhanh hơn. Đây là ý nghĩa mà người xưa thường đề cập đến: "Dĩ Thổ sinh Kim"

Giang Nguyên mỉm cười nhìn vị nam sinh kia, hỏi:

- Bạn học đã hiểu chưa?

Giang Nguyên giảng giải rất rõ ràng, vị nam sinh đó đã hiểu được ý nghĩa của vấn đề mình đã hỏi, liên tục gật đầu:

- Cảm ơn Giang lão sư, em hiểu rồi ạ.

Giang Nguyên gật đầu đáp lại, quay sang nhìn Hồ lão. Thấy Hồ lão mỉm cười nhìn hắn, hắn liền quay xuống hỏi mọi người:

- Còn có vị bạn học nào đặt câu hỏi nữa không?

Có người dẫn đầu, hiện tại trên bục giảng lại là một vị lão sư đẹp trai, khiến cho người ta không cảm thấy căng thẳng như vị lão sư già, đám sinh viên tất nhiên là hăng hái, trong khoảng thời gian ngắn ba bốn cánh tay cùng giơ lên.

Giang Nguyên nhìn lướt qua, sau đó nói: - Vị bạn học mang mắt kính ngồi hàng thứ tư.

Thấy Giang Nguyên gọi mình, vị nam sinh kia lộ ra vẻ mặt khiêm cung, nói:

- Giang lão sư, vừa rồi thầy nói trong Ngũ Hành có quan hệ tương thừa và tương vũ. Vậy hai cái này có cái gì khác với tương sinh tương khắc?

Giang Nguyên mỉm cười gật đầu, sau đó nói:

- Vấn đề này hỏi rất hay. Tương thừa tương vũ có quan hệ rất lớn với tương khắc, nhưng lại không có vấn đề gì với tương sinh.

- Bởi vì tương thừa là trường hợp hành này khắc. hành kia quá mạnh. Ví dụ: Dùng dao lớn (Kim) để cắt cây nhỏ (Mộc).

Mà tương vũ lại là trường hợp hành này không thể khắc được hành kia. Ví dụ: Dùng dao nhỏ (Kim) để chặt cây to (Mộc)

Giang Nguyên giải thích, không chỉ khiến vị nam sinh kia liên tục gật đầu, mà các sinh viên khác cũng tỏ vẻ thấu hiếu. Dù sao vừa rồi Hồ giáo sư giải thích cũng không rõ ràng như vậy.

Thấy các sinh viên đều gật đầu, Giang Nguyên hài lòng mỉm cười, sau đó nói:

- Được rồi, đến phiên bạn nữ sinh mặc áo đỏ. Bạn có vấn đề gì không?

Sắc mặt bạn nữ sinh ửng đỏ, có chút ngượng ngùng liếc mắt nhìn Giang Nguyên, sau đó nhỏ nhẹ nói: