ương 2

TRỞ VỀ PHƯƠNG BẮC

CHƯƠNG 2
Chú thích

Triệu Nhĩ Nhĩ vừa xuống máy bay, Khương Tố Lạp gọi điện thoại đến: “Cậu có biết lúc cậu không ở đây mình nhớ cậu muốn chết đi được không hả.”

“Cậu là Tố Lạp đấy, người được cậu nhớ thương chắc chắn không phải chuyện tốt đẹp gì cho cam!” Khương Tố Lạp là phóng viên tòa soạn báo, đi tìm người này người kia để viết báo là chuyện thường xuyên như cơm bữa. “Được rồi, chị hai à, tới lúc nói thật đây, đến đây để xin cậu bao bữa cơm! Xem mình nhớ cậu chưa này haha!”

“Phóng viên lớn à, chị đây là bóc lột giai cấp vô sản đấy ạ, em chỉ là một con người thất nghiệp đang lang thang thôi, còn đang đợi được chị bao nuôi đây này....”

“Quán Long Quan, tối nay sáu giờ, không gặp không về!” Khương Tố Lạp “vô tình” ngắt điện thoại.

Mùa đông thăm thẳm, gió Lâm Thành cứa lên mặt buốt thấu xương, khác với cái lạnh ở Bắc u, cái lạnh phương Nam luôn mang theo không khí ẩm ướt. Nhĩ Nhĩ khó khăn lắm mới kéo được chiếc vali to vật vã về nhà, cô vừa mới chuyển đến đây, mẹ cô nhân lúc cô không có nhà đã dọn dẹp giúp rồi, sau đó bà lấy cớ đi giải sầu, theo chân bạn bè hồi đại học ngao du đến Chiang Mai làm mèo lười. Cô chỉ có thể cam chịu lết vào nhà bếp tìm chút đồ ăn lấp cho no bụng.

Buổi tối, gọi món ở Long Quan xong, cuối cùng Khương Tố Lạp cũng tới, dáng người một mét sáu mươi tám, thêm một bộ tóc ngắn mạnh mẽ, mặc dù khuôn mặt bình thường nhưng khí chất toát ra khiến ánh mắt người ta như sáng bừng lên.

“Đây! Cho cậu.” Nhĩ Nhĩ đưa quà sang, là một chiếc áo choàng không tay lông dê dày.

“Yo! Được phết đấy!” Khương Tố Lạp khoác lên người, “Cuối cùng cũng không quên mang quà về cho chị đây.”

“Quà của cô nương đây em có nghèo cũng nào dám quên!”

Khương Tố Lạp liếc nhìn, “Hẳn là đã bắt cóc được một anh đẹp trai tóc vàng về rồi!”

Nhĩ Nhĩ trợn mắt, gắp cho Khương Tố Lạp món rau cô ấy ghét nhất, “Chị hai à, em đây chỉ là đi chữa lành tâm hồn thôi!”

“Em gái, vì một thằng cặn bã mà phải đi bù đắp tổn thương, không đáng đâu…” Khương Tố Lạp cố ý kéo dài âm cuối, sau đó hai người cười rộ lên.

Hai người nói nói cười cười ăn xong bữa cơm, cũng không đề cập đến người kia nữa, xem như thứ không tồn tại.

“Sau đó thì?” Khương Tố Lạp vừa lái xe vừa hỏi, Nhĩ Nhĩ vừa nói với cô Nhĩ Nhĩ nhìn đôi mắt tràn đầy vẻ hóng hớt thì biết ngay cô ấy đang suy nghĩ gì, “Cậu đừng suy diễn, làm gì có sau đó, thêm Wechat xong cũng chỉ nói hẹn gặp lại, thế thôi....”

“Chậc chậc chậc…..” Khương Tố Lạp lắc đầu, “Một vở nối lại tình duyên sau khi về nước mới chính là bồi thường ông trời dành cho cậu sau khi để gặp phải một thằng đàn ông cặn bã.”

“Nói quái gì thế!” Nhĩ Nhĩ nhéo Khương Tố Lạp, “Cậu mà nhắc lại mấy chuyện linh tinh này nữa, mình sẽ…mình sẽ kể lại chuyện cậu tỏ tình với Chu Kính Vân vào nhóm cấp ba.”

“Ôi trời, đừng nói nữa, đấy là tuổi trẻ bồng bột chưa hiểu chuyện, tất cả chỉ là hành động của fan não tàn thôi!”

“Biết sợ rồi à?”

“Tình yêu thuở con gái của chúng ta khi ấy thật thơ biết bao nhiêu, tình cảm đẹp nhất của chúng mình đã in dấu trong những năm tháng ấy rồi…”

“Đi thong thả, không tiễn!” Vừa đến nhà, Nhĩ Nhĩ không nể tình bước xuống xe.

Vừa về đến nhà, đúng lúc mẹ cô gọi đến.

Mẹ Triệu vất vả nửa đời nên nửa đời sau gặp bất cứ chuyện gì cũng nghĩ rất thoáng. Lúc ấy, khi Nhĩ Nhĩ đưa ra quyết định, chính mẹ là người an ủi cô “Đừng để bản thân phải chịu ấm ức…”

Cô vẫn còn đang buồn bực, nghĩ xem vì sao người mẹ già của cô còn đang vi vu ở nước ngoài lại gọi điện về. Sau khi nói chuyện điện thoại xong, Nhĩ Nhĩ nhìn màn hình điện thoại hồi lâu không nói gì. Thật ra thì cũng không có chuyện gì, căn nhà cũ họ ở phải dỡ bỏ và dời đi nơi khác, phải về kiểm tra xem trong phòng còn đồ vật nào muốn mang đi không.

Hiện tại nơi mẹ cô ở chính là ngôi nhà bọn họ mới mua. Đã từ rất lâu không lui đến nhà cũ nữa..

Khung cảnh như nhấn nút tạm dừng lại, chuyện xưa dồn dập kéo đến, khiến cô không kịp chuẩn bị phòng bị. Những thứ đã quên từ lâu cứ như vậy mà xuất hiện.

Thôi cứ ghé về xem sao. Cho dù là không tốt đẹp gì, nhưng cũng đã trôi vào dĩ vãng. Lan Thành cách Lâm Thành không xa, chỉ lái xe hơn hai giờ là tới. Bốn năm tuyến đường ở phía nam sông Trường Giang chìm trong làn sóng cải cách nhưng không thể dấy lên tí ảnh hưởng nào. Thời kỳ thể chế, người ở chỗ bọn họ, ngay cả họp hội đồng thuế vụ cũng đều là vênh mặt ưỡn ngực, đáng tiếc bây giờ, chỉ hận không thể chui xuống lòng đất. Xuyên suốt thời kỳ trưởng thành, Triệu Nhĩ Nhĩ đã chứng kiến trọn vẹn sự hưng thịnh rồi suy thoái của thành phố này. Thật ra căn nhà đó cũng không hẳn là quá cũ. Khi ông nội còn sống, tất cả mọi người đều ở trong một khu rộng lớn, nghiêm túc mà nói thì cả ông nội và cha của cô đều không phải là người ở đây, ông men theo kênh đào đến Lan Thành làm ăn buôn bán, về sau ổn định rồi mới đưa cả đại gia đình xuống đó. Lúc bấy giờ giao thông vận tải đường thủy phát triển, nhà bọn họ dần trở nên khấm khá hơn. Mãi đến khi ông nội đã cao tuổi, thời thế thay đổi, gia đình họ dần tụt dốc. Cho dù như thế, một số tư tưởng bảo thủ vẫn còn hiện hữu.

Cô là Nhĩ Nhĩ, cha cô là con trai cả trong nhà, khi ấy đang phải chấp hành nghiêm túc quy định kế hoạch hóa gia đình, nhưng cuối cùng lại sinh ra một đứa con gái là cô. Tên này là ông nội đặt cho, cho dù cô đã tự tìm hiểu về tên mình nhưng thật ra nó chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt cả.

Cho đến khi ông nội qua đời, ông vẫn chưa từng để Nhĩ Nhĩ vào mắt chứ đừng nói đến chuyện chăm sóc phụng dưỡng. Mẹ Triệu vốn sinh ra ở nông thôn, quen biết với cha Triệu thông qua người phụ trách được điều đến đây, bà đã không học nhiều lại còn sinh con gái, địa vị xã hội lại càng thấp, gần như là người vô hình trong số chị em dâu. Hồi nhỏ, cô từng nghĩ, nếu cô là một đứa con trai thì thật tốt biết bao.

Về phần cha Nhĩ Nhĩ, có lẽ vì quá tự tin vào sự giàu có của gia đình nên dù kinh tế xuống dốc, vẫn quăng tiền qua cửa sổ theo thói cũ, hoàn cảnh trưởng thành cũng khác nhau, về sau mẹ Triệu không thể chịu được nữa nên hai người ly hôn.

Bước trên cầu thang cũ kỹ, khi còn bé, ngày nào Nhĩ Nhĩ ngày nào dù đến trường hay tan học vẫn hay chạy lên chạy xuống. Trường học, nhà trẻ, trường tiểu học, trường cấp hai đều ở ngay gần đó. Tuy con đường từ nhà đến trường chỉ có một đoạn ngắn ngủi nhưng đầy ắp những ký ức trĩu nặng. Mở cửa ra, Triệu Nhĩ Nhĩ nhìn lướt một vòng xung quanh, kỳ thực cô cũng chẳng có gì muốn mang đi, những thứ quan trọng đều đã mang đến Lâm Thành cả rồi, cô biết mẹ mình chu đáo quen rồi chỉ sợ để sót thứ gì thôi.

Nhĩ Nhĩ đứng trong căn phòng khách nhỏ, nhìn sàn gạch terrazzo, cánh cửa màu vàng kiểu cũ, phòng bếp chật hẹp. Dường như cô có thể nghe được tiếng mẹ gọi mình ra ăn cơm, tiếng cô ngây ngô hỏi cha đi đâu rồi, tiếng bạn học đứng dưới í ới gọi cô cùng đi chơi. Một phút giây nào đó, Triệu Nhĩ Nhĩ bỗng nhớ ra, bước đến cạnh bàn học trong phòng, từ từ lục lọi, quả nhiên vẫn còn ở đó, đây là bí mật của cô mà mẹ không biết, một quyển nhật ký.

Nhật ký thiếu nữ là bí mật mà mọi cô gái trẻ đều sở hữu suốt những năm tháng tuổi dậy thì.

Đây là quyển nhật ký màu hồng bản cũ, còn có cả khóa. Sau nhiều năm, khóa cũng đã hoen gỉ, chỉ cần dùng sức một chút là đã có thể mở nó ra, ký ức cũng theo đó ùa về.

Từ nhỏ Nhĩ Nhĩ đã là một đứa bé nhạy cảm kiệm lời, thời đó, trong thị trấn không có mấy gia đình ly hôn, chung quy cô vẫn cảm nhận được những ánh mắt khác thường đang nhòm ngó mình. Đường đến trường là một con đường ngô đồng, cây cối xum xuê, ánh mặt trời xuyên qua tán lá to như lòng bàn tay rọi xuống mặt đất, chiếc bóng lay động trên mặt đất như tinh linh bay nhảy. Lần nào Nhĩ Nhĩ đi tới đó cũng thường ngẩng đầu lên, nheo mắt lại, vươn tay, ngắm nhìn ánh mặt trời xuyên qua khe hở giữa các ngón tay. Có một lần, không biết do cố ý hay vô tình mà một chiếc xe đạp đâm thẳng vào cô làm cô ngã sõng soài trên mặt đất. Cơn choáng váng ập đến trong nháy mắt, cô thấy được vũ điệu lá cây trên cây ngô đồng, nghe thấy tiếng mẹ lo lắng từ xa xa truyền đến,còn chính mình lại bay đi rất xa, rất xa…

Sau lần đó, Nhĩ Nhĩ lại càng thêm ít nói. Khi cô học lớp 5, Nhĩ Nhĩ giúp gia đình dì chuyển nhà, trong đống sách cũ phải thu dọn, cô đã đọc được cuốn sách “Cuốn theo chiều gió”, cuốn sách đã ố vàng. Vừa đọc phần mở đầu, Nhĩ Nhĩ đã không thể nào buông sách xuống, đọc hết một lèo. Một cảm giác mạnh mẽo dội vào lòng nhưng ngặt nỗi vốn từ của một đứa bé khi ấy chẳng thế nào biểu đạt được. Nhĩ Nhĩ thích cô gái kiên cường như này, trong hoàn cảnh khó khăn vẫn nhanh trí dùng chiếc rèm cửa cũ màu xanh trong phòng khách để may thành lễ phục. Cô tiến vào một thế giới tinh thần phong phú.

Sau đó, Nhĩ Nhĩ bắt đầu cuộc sống trung học của mình.

Trường Trung học Số một Lan Thành là mong ước của tất cả các bậc cha mẹ trong trấn, nếu thi được vào trường này có nghĩa là ngưỡng cửa để có thể bước vào các trường đại học xuất sắc nhất. Họ luôn hy vọng con mình có thể khoác lên bộ đồng phục của ngôi trường này. Bậc phụ huynh có con em học trường này luôn vô tình hoặc cố ý khoe ra chuyện con mình học tại đây.Giờ phút này, Nhĩ Nhĩ mặc đồng phục trường rộng thùng thình đứng ở sân thể dục tham dự lễ khai giảng, cô vừa nghe hiệu trưởng phát biểu, vừa gật gù buồn ngủ, nhìn đám cỏ thưa thớt xanh biếc trên mặt đất, không hiểu sao lại nhớ đến bộ lễ phục xanh ngắt của nàng Scarlett O’Hara. Sau đó, tên của đại diện học sinh “Chu Kính Vân” vang vọng trong sân thể dục.

Cái tên này tựa như sấm dậy bên tai. Cậu ấy là bạn cùng lớp cấp hai của cô, chỉ có điều rất kiệm lời, nếu Nhĩ Nhĩ được xem là thiên tài trong mắt người khác thì Chu Kính Vân chính là một cái máy bay chiến đấu giữa đám não nhiều nếp nhăn ấy. Phụ huynh nào mà muốn lên lớp với con mìnhMỗi khi cha mẹ nói về con nhà người ta, mười người thì hết tám chín người sẽ nhắc đến Chu Kính Vân. Từ tiểu học đến trung học cơ sở, Chu Kính Vân chưa từng đứng ngoài top hai của khối, căn bản là luôn chễm chệ ở vị trí đầu bảng.

Chu Kính Vân, chính là bí mật mà Nhĩ Nhĩ giấu kín trong lòng.

Khi còn ở trung học cơ sở, bọn họ học cùng lớp, năm lớp tám, trong lớp đổi chỗ ngồi, cô hơi cao so với các bạn nữ khác trong lớp, tính cách lại trầm lặng không hợp với số đông, lúc nào cũng bị sắp đến ngồi phía sau, mà Chu Kính Vân lúc này đang giúp đỡ bạn cùng bàn, ngồi ngay phía trước cô.

Ngày nào đi học, Nhĩ Nhĩ cũng có thể nhìn được cái gáy của Chu Kính Vân, lỗ tai có vẻ ong ong. Giáo viên giảng bài vô cùng nhàm chán, lúc đầu óc mơ màng cô sẽ tò mò nghĩ, làm sao người phía trước mình có thể giỏi đến thế chứ, đâu có chỗ nào giống người. Tuy thành tích của cô vẫn luôn nằm trong top mười của lớp nhưng so với Chu Kính Vân đứng thứ nhất kia, cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc.

Tình cảm đối với một người, đều xuất phát từ lòng hiếu kỳ.

Không biết từ khi nào, Nhĩ Nhĩ bắt đầu chờ cậu quay người, phát bài thi, trả sách, tất cả mọi khoảnh khắc cậu quay đầu. Mỗi lần Chu Kính Vân xoay người lại nhìn cô, khoảnh khắc ấy có một dòng điện kỳ diệu chạy loạn xạ khắp người Nhĩ Nhĩ. Nhĩ Nhĩ phát hiện, mình càng muốn kiểm soát cảm giác ấy thì lại càng muốn thử nghiệm nó hơn.

Cô sẽ lén đạp xe theo cậu trên con đường ngô đồng, tuy rằng cô lại phải đạp một vòng nữa mới về được đến nhà. Khi Chu Kính Vân đạp xe thường hay cởi áo khoác đồng phục ra, chỉ mặc chiếc áo sơ mi trắng, đạp chầm chậm. Nhĩ Nhĩ cũng đạp cùng tốc độ, đi theo sau cậu một đoạn dài, gió nhẹ thoáng qua, mơn man vành tai cô, và cả bí mật của cô.

Lúc cậu truyền bài thi xuống, cô sẽ cố ý làm rơi bút xuống đất, sau đó nhìn Chu Kính Vân đưa bút cho cô, trong giây lát trở nên lúng túng.

Cô cũng sẽ thỉnh thoảng hỏi bài cậu, trộm nhìn hàng lông mi thật dài khẽ run rẩy của cậu.

Sau đó, ngay tại thời điểm Nhĩ Nhĩ viết tên “Chu Kính Vân” lên trang giấy, cuối cùng cô cũng hiểu được, Chu Kính Vân = yêu thầm.