Úy Nam bình tĩnh lại, bắt đầu ghi chép từng điều một.

Đầu tiên, cô cần tự mình đến nhà máy một chuyến, tìm hiểu rõ ràng tình hình nợ nần của Úy Đại Dân.

Dù người khác nói lại kỹ càng tỉ mỉ thế nào cũng không bằng tự mình tìm hiểu.

Một, tìm hiểu tình huống.

Úy Nam cẩn thận viết ra giấy.

Sau khi cố gắng tìm lại ký ức của nguyên chủ, Úy Nam viết thêm một dòng chữ vào tờ giấy: Thứ hai, đến văn phòng thanh niên trí thức làm hộ khẩuĐây cũng là một việc rất quan trọng, nếu không có sổ hộ khẩu đồng nghĩa với việc không có thức ăn, không có phiếu gạo.


Nếu vậy thì làm gì có cơm ăn?Đang nghĩ đến việc làm hộ khẩu, Úy Nam lại nghĩ đến một việc - đó là hộ khẩu của nhà này ở đâu?Không có sổ hộ khẩu, thì việc làm hộ khẩu của cô sẽ đi về nơi nào?Úy Nam lập tức đứng dậy tìm kiếm khắp trong phòngÚy Đại Dân đột ngột qua đời, sau đó căn nhà này cũng không có ai tiến vào, nên hộ khẩu khẳng định vẫn còn ở trong nhà.

Cô đi dạo qua một vòng, cuối cùng ánh mắt không thể không nhìn lại chiếc rương gỗ mà mình đã dọn ra ngoài.

Thật sự trong căn nhà này có quá ít đồ vật, cũng chỉ có chiếc rương kia là có thể chứa đồ.

Úy Nam nghiến răng nghiến lợi lại lục tung đồ đạc của Úy Đại Dân thêm lần nữa, cuối cùng tìm thấy một cái túi giả da cỡ nhỏ bị rách dưới đáy rương.

Khi vừa mở ra, quả nhiên đầu tiên liền nhìn thấy cuốn sổ hộ khẩu khô cứng, lúc này Úy Nam mới thở phào nhẹ nhõm.

Ngoài sổ hộ khẩu, cô còn nhìn thấy một cuốn sổ thực phẩm, ở mặt trong của chiếc túi da Úy Nam lại tìm thấy một tấm ảnh khoảng hai tấc.

Bức ảnh này đã được vài năm tuổi, giấy ảnh đã ngã màu vàng.

Úy Nam tò mò cầm tấm ảnh lên xem thật kỹ.

Sau đó, trong bức ảnh cô nhìn thấy một cặp vợ chồng trung niên có dáng vẻ quen thuộc, phía sau bọn họ là một cô gái khoảng mười mấy tuổi, giữa hai người họ còn có một cô bé.

Không cần nói cũng biết cặp đôi trung niên trong ảnh chính là vợ chồng Úy Đại Dân, người đứng phía sau là nguyên chủ.

Nhưng, cô bé kia là ai?Trong lòng Úy Nam cảm thấy hoảng hốt, trong trí nhớ ít ỏi ấy dường như có thêm một điều gì đó.

Cô theo trực giác lật qua phía sau tấm ảnh, quả nhiên nhìn thấy một dòng chữ nhỏ có chút vụng về được viết bằng bút máy: Ảnh kỷ niệm gia đình nhân dịp A Bội được một trăm ngày.


Đầu Úy Nam ong ong lên.

Trong nháy mắt một đoạn ký ức mơ hồ ùa về trong tâm trí cô.

Lúc này cô mới nhớ ra nguyên chủ còn có một cô em gái!Em gái và nguyên chủ chênh lệch rất nhiều tuổi, là đứa con gái ra đời khi vợ chồng Úy Đại Dân đã lớn tuổi.

Chấp niệm lớn nhất trong cuộc đời của Úy Đại Dân là muốn có một cậu con trai.

Nghe nói trước khi nguyên chủ ra đời, thật ra có một đoạn thời gian ông ta đối xử với vợ cũng không tệ lắm.

Chỉ là sau khi sinh ra nguyên chủ, mẹ cô ấy mãi vẫn không mang thai thêm lần nào nữa, lúc đó Úy Đại Dân cảm thấy bản thân bị tuyệt hậu.

Lại thêm bà già Vương Tam Hoa không ngừng chọc ngoáy, đâm thọt sau lưng, nói con gái đều là của nợ, chỉ có thể trông cậy vào cháu trai nên Úy Đại Dân mới quyết tâm dùng hết của cải để trợ cấp cho mẹ và em trai.

Về sau, mẹ của nguyên chủ cuối cùng cũng mang thai lần nữa, nhưng đáng tiếc lần này cũng sinh ra một cô con gái.


Sau lần này, Úy Đại Dân hoàn toàn bất chấp tất cả, càng không quan tâm đến gia đình của chính mình.

Ông ta hận không thể rút máu lột da để trợ cấp cho gia đình em trai, chỉ mong tương lai khi ông ta qua đời tốt xấu gì cũng có cháu trai đến để tang.

Nghĩ đến đây Úy Nam nở nụ cười lạnh.

Cô nhớ vừa nãy chị Ngụy có nói với cô rằng sau khi Úy Đại Dân qua đời, nhà máy đã thông báo cho em trai của ông ta, nhưng cả nhà đó không một ai xuất đầu lộ diện.

Ngay cả khi mẹ ruột của ông ta đến cũng không quan tâm đến việc làm tang lễ và chôn cất con trai mình.

.