Tình cờ lật giở một trang, Diệp Thanh Thủy cảm thấy một cảm giác nghẹt thở đang ập đến. Cô trước đây không thích học, bỏ học sớm cũng vì trình độ ngữ văn của cô không tốt!

Tạ Đình Ngọc khi thấy khóe mắt cô rũ xuống không nhịn được cười.

Anh nói: “Đến bàn đằng kia ngồi đi. Từ hôm nay trở đi em phải tôn kính gọi anh một tiếng thầy Tạ. Làm học trò anh thì cũng phải ra dáng học sinh.”

Nghe vậy, Diệp Thanh Thủy hơi do dự, nhưng vẫn nhanh chóng ngồi xuống trước cuốn sách trên bàn của Tạ Đình Ngọc. Ngồi vào vị trí riêng của người văn hóa như anh.

Tạ Đình Ngọc nói: “Em đọc cuốn sách cho anh nghe, chỗ nào không biết hãy bỏ qua, sau khi đọc xong hãy cho anh biết nó nói về cái gì.”

Diệp Thanh Thủy bắt đầu đọc: “Con én bay đi, sẽ có lúc quay trở lại, cây liễu khô rồi, cũng có lúc lại xanh, hoa đào có lúc tàn, cũng sẽ lại hé nở.”

Giọng cô có hơi nhấn nhá, nhưng không nặng nề, chí ít là không nặng như giọng của người trong đại đội. Dùng giọng phổ thông đọc văn xuôi, có nhịp điệu nhẹ nhàng của một cô gái phương nam.

Tuy nhiên, Tạ Đình Ngọc đã nghiêm túc sửa lại vài cách phát âm của cô: “Đây đọc là ‘ying’, không phải ‘yin’.Chỗ này đọc uốn lưỡi, ‘shi’, không phải ‘si’.”

... 

Đêm xuống, Diệp Thanh Thủy mệt mỏi, nằm trên giường nghĩ về việc đầu cơ của mình. Lần sau đi chợ đen, cô sẽ làm món ăn gì đó để bán. Vì có bột mì, cô vẫn có xu hướng làm bánh bao cho tiện.

Mặc dù những chiếc bánh bao của cô bán rất nhanh, nhưng nếu bán đắt hơn, khách hàng khó có thể chấp nhận được. Những ngày này người giàu có không có nhiều, tiền bạc khó kiếm được cũng tiêu xài cẩn thận hơn. Những bà nội trợ ở thị trấn so với những bà nội trợ ở nông thôn giỏi tính toán hơn! Họ có thể chia một xu thành hai.

Nếu đó là những chiếc bánh bao nhân thịt thì tốt rồi...

Nhưng thịt ở cửa hàng đắt quá, Diệp Thanh Thủy trước khi đi ngủ mở hồ nghĩ về điều này, trong đầu cô chợt lóe lên, liền nghĩ ra điều gì đó.

Cô vội trở mình, rón rén ra khỏi phòng. Cô mò mẫm trong nhà kho, lấy ra một chiếc lưới bị hỏng, Diệp Thanh Thủy phát huy khả năng siêng năng và tiết kiệm của mình, phải mất nửa tiếng đồng hồ mới có thể gỡ toàn bộ tấm lưới, nối đoạn chỉ bị đứt, đan lại.

Vào mùa hè lúa trổ bông, những bông hoa rơi xuống vũng bùn làm chất dinh dưỡng trong đất màu mỡ, thường thu hút cua, chạch đến ăn. Năm nào cũng vậy, các xã viên cũng khốn khổ bởi những điều này, lũ trẻ trong đại đội khi rảnh rỗi sẽ mò cua bắt chạch

Cua gần sông vừa to vừa béo, chắc thịt, gạch cua béo ngậy... è hèm, tuy chưa sang thu, nhưng khá béo. Người dân quê những năm bảy mươi không biết ăn tôm cua, không biết vị ngon của nó, nhưng sau bao nhiêu năm thì đó thực sự là báu vật.

Vào ban đêm, cua trong nước sẽ lách cách bò lên bờ. Khi ánh sáng chiếu vào nó, chúng sẽ chen chúc nhau bò lung tung.

Diệp Thanh Thủy nghĩ đông nghĩ tây, đến thịt lợn còn không mảy may nghĩ tới, tốc độ đan lưới trong tay càng lúc càng nhanh.

Ngay sau đó Diệp Thanh Thủy đã có được một cái lưới vững chắc.

Nửa đêm nửa hôm, cô xách theo đèn pin và một chiếc thùng gỗ dò dẫm trong bóng tối chuẩn bị xuống hồ bắt cua. Cô bước đi lặng lẽ, cánh đồng không một thanh âm, chỉ có con chó nuôi trong nhà của người trong làng thỉnh thoảng sủa. Ngửi thấy mùi hương của cô, mới ngừng sủa.

Diệp Thanh Thủy đến bên hồ, những con cua vào ban đêm sẽ đi kiếm ăn, Cô thả lỏng chăm chú lắng nghe, nghe thấy âm thanh ùng ục nhè nhẹ, đó là tiếng cua thở bong bóng, dùng đèn pin soi rồi dùng tay không bắt lấy một con. Cầm trên tay và áng chừng cân nặng, một con vừa phải, không phải là to nhưng cũng không phải là nhỏ. Bắt bằng tay không thì tốn sức, nên cô chuẩn bị tung lưới.