Mẹ đã hạ lệnh nếu không nghe thể nào cũng no đòn cho xem, Đại béo ỉu xìu, miễn cưỡng quay về nhưng vừa xoay đầu một cái nó liền phát hiện cách đó không xa có một bà già đang nhìn chằm chằm về hướng này.

Đại béo hoảng sợ la toáng lên rồi lôi xềnh xệch Hiểu Hiểu cùng Tiểu béo vào trong sân.


Hiểu Hiểu phản ứng không kịp, chân nọ vướng chân kia thiếu chút nữa ngã ụp mặt xuống đất.

Cũng may bà Điền nhanh tay nhanh mắt chạy lại đỡ kịp.Bà lập tức quay sang mắng Đại béo: “Nhìn thấy cái gì mà hoảng hốt dữ vậy, tí thì làm ngã em đây này.

Phải cận thận chứ!”Đại béo sợ hãi núp sau lưng mẹ, chỉ dám ló ra cặp mắt, run rẩy nói: “Bà nội, bà già điên đang đứng ngoài cổng nhà mình kia kìa.”Bà Điền và Ngô Mai nhất thời sửng sốt, lập tức lùa hết đám trẻ vào phòng khách rồi mới đi ra ngoài xem thực hư thế nào.Đập vào mắt họ là một bà già lụ khụ lưng còng, thân hình gầy trơ xương, trên mặt xếp đầy nếp nhăn nhưng đôi mắt lúc nào cũng trừng lớn, dại ra và vô hồn khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy lạnh sống lưng.Quả nhiên đúng là bà già điên thật.Bà Điền hít sâu một hơi trấn an bản thân rồi cố gắng kéo kéo khoé miệng, líu ríu hỏi: “Thím…thím…có chuyện gì không….?”…….Theo sự chỉ đạo của mẹ, Ngô Mai tức tốc chạy xuống ruộng tìm Văn Trạch Tài.

Vừa sợ vừa hoảng, chị nói câu được câu mất, cũng may Văn Trạch Tài hiểu ra vấn đề.

Nhưng vì bất ngờ và trong khoảng thời gian quá ngắn nên anh chưa kịp định hình danh xưng “bà già điên” là để chỉ ai.Anh nhíu mày hỏi: “Bà già điên tìm em?”Ngô Mai gật như bổ củi: “Đúng đúng, hiện bà ấy đang ngồi trong nhà mình, chẳng nói chẳng rằng gì cả, bảo đi cũng không đi cứ ngồi đực mặt ra đấy.


Mẹ hết cách rồi nên mới bảo chị ra đây tìm dượng.

Yên tâm đi, chị đã đánh tiếng với đồng chí Chu rồi, dượng được phép về trước giờ tan tầm.”Nghe vậy, Văn Trạch Tài trực tiếp vác quốc lên vai rồi nói với Ngô Mai: “Chị em mình đi thôi.”Trên đường về, Văn Trạch Tài đã kịp lục lại ký ức, nhớ ra “bà già điên” là ai.Kể ra thì hoàn cảnh của bà ấy vô cùng đáng thương.

Năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng cả cuộc đời phủ đầy tang thương và đau khổ.

Goá bụa từ khi còn rất trẻ, một mình gồng gánh nuôi dạy ba thằng còn trai.

Nhưng nào ngờ đâu, tại hoạ cứ liên tiếp giáng xuống, thằng con lớn bị ném đá đến chết, thằng thứ hai thì bị lũ cuốn trôi, còn mỗi thằng út cũng bị người ta dụ dỗ bắt cóc mất.Gần như mất hết tất cả, chỉ còn lại một tia hy vọng cuối cùng, cứ thế bà điên dại lao đi khắp nơi tìm con.


Nhưng giữa biển người mênh mông biết tìm ở đâu bây giờ? Bà chỉ có thể lang thang trong vô vọng… Ước chừng năm năm sau, bà được một người tốt bụng đưa trở về thôn nhưng lúc này đây tinh thần đã không còn tỉnh táo nữa rồi…Ngày qua ngày, bà sống lủi thủi một mình, chìm đắm trong nỗi cô đơn hiu quạnh.

Bởi gia đình bên chồng chẳng còn ai mà nhà mẹ đẻ thì không chào đón đứa con gái đã đi xuất giá.

Cám cảnh cho số phận người phụ nữ không nơi nương tựa, đội sản xuất đành huy động mỗi người một chân một tay giúp bà tu bổ lại căn nhà xập xệ cũ nát đặng có chỗ che nắng che mưa.Vì bị chết cái danh xưng “bà già điên” nên lâu dần người ta đã quên mất thực chất bà họ Tả, khi còn trẻ vẫn được mọi người thân mật gọi một tiếng “thím Tả”.Sau khi được người ta dắt về thôn, thím Tả đã không đủ tỉnh táo để làm việc, cả ngày cứ lang thang khắp nơi, hễ thấy con cái nhà ai chơi trên đường làng là thím vội vã vồ lấy, ghì chặt vào lòng, vừa khóc vừa liên tục kêu tên con trai mình, lúc gọi thằng lớn, lúc thì thằng hai và đôi lúc lại là thằng ba….