Điều kiện của Cố gia cũng không tệ.

Cố Kiến Nghiệp được chuyển hộ khẩu vào thành phố.

Ông là người cung ứng thực phẩm, mỗi tháng đều được phát dầu, muối, tương, dấm và các nhu yếu phẩm sinh hoạt khác theo hộ khẩu.Đến các ngày lễ còn có phiếu kẹo, tiền phụ cấp các loại.

Vậy nên những lúc lái xe đến những khu vực khác, ông thường mua các loại đồ ăn mà trong huyện không có về cho hai người lớn và con cái.Bởi vì hiện tại cũng là khoán trắng, Cố Kiến Nghiệp chỉ giữ lại lượng lương thực vừa đủ.

Phần hoa màu thô sẽ đem đổi với những người lao động cần thức ăn để lấy bột mì trắng và gạo.Thức ăn dặm hiện tại của Cố An An chính là được chế biến từ bột mì tinh.

Thỉnh thoảng cô cũng được ăn mấy miếng bánh ngọt, nhưng cũng không có mùi vị gì.


Tuy vậy, chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho một người uống sữa suốt mấy tháng như Cố An An thỏa mãn.Đồ ăn vặt trên thị trường hiện tại cũng khá ít.

Nhiều lúc có tiền cũng không mua được gì ngon.

Theo Cố An An quan sát, bánh kẹo cha cô thường mua về nhà chỉ có một loại kẹo trái cây cứng đủ màu sắc trông rất đẹp mắt, nhưng cũng không biết mùi vị như thế nào.Ngoại trừ loại kẹo trái cây cứng ngắt kia thì chỉ có hai loại bánh.

Một là bánh hạt óc chó, kích thước cỡ bàn tay đưa bé sáu bảy tuổi, trên mặt được rải mấy hạt mè, có mùi thơm bánh nướng.

Dù Có An An chưa được ăn nhưng cũng cảm thấy mùi vị chắc sẽ không tệ.Còn có một loại bánh tròn, được cán rất mỏng, có mùi thơm của hành, giống như là bánh rán hành ở kiếp trước.

Những loại bánh ngọt này đều không được đóng bao bì mà được gói bằng giấy dầu để khỏi bị mềm.Mấy loại bánh này mà đem về tương lai chỉ sợ mấy đứa con nít cũng không thèm đụng tới.

Nhưng đối với thời này này bấy nhiêu cũng đủ làm cho mấy đứa trẻ yêu thích.Cố Hướng Văn và Cố Hương Vũ thường mang bánh kẹo ra ngoài.

Ngoại trừ để hai anh em ăn thì còn chia cho mấy ‘đàn em’ của họ.Một miếng bánh nho nhỏ, người này cắn một miếng, người kia cắn một miếng, nhiêu đó cũng đủ để ba bốn đứa nhỏ vui vẻ đến trưa.

Mãi đến ngày hôm sau, dường như hương vị ngọt ngào vẫn còn đọng lại trong miệng.Cũng nhờ mấy miếng bánh kẹo này dụ dỗ, hiện giờ cặp song sinh mới năm tuổi này đã được xưng là ‘đại ca’ trong đám con nít ở thôn Tiểu Phong.

Dụ được một đám trẻ con tình nguyện làm đàn em của hai người.Suy nghĩ của Cố An An bay xa, cô chợt nhận ra mình quên mất một vấn đề, đó là ba năm thiên tai.Hiện tại đã là tháng một năm 1958, cách ba năm thiên tai kia càng gần.


Dù cô chưa từng trải qua giai đoạn ba năm đó, nhưng đã thấy tình trạng thê thảm của người dân được miêu tả trong sách giáo khoa lịch sử và sách ngoại khóa ở đời trước.Ba năm thiên tai, hay còn được gọi là nạn đói kinh tế.

Lần thiên tai này, ngoài trừ nguyên nhân tự nhiên, có còn có nguyên nhân do chính sách của quốc gia.Hiện tại đang thực hiện chính sách cùng thu mua cùng nhau sử dụng.

Ngoại trừ hạt giống, khẩu phần lương thực, đồ ăn, thì tất cả lúa gạo ở nông thôn đều phải giao nộp cho nhà nước.

Phần lương thực giữ lại cũng phải giao cho công xã bảo quản chung.

Mọi người không thể giữ riêng.Vì có trào lưu khoa trương, các nơi đều phóng đại sản lượng lương thực.

Một cái củ cải nặng ngàn cân, hai con lừa kéo không nhúc nhích.

Một heo mập đủ sức đấu với voi, nhưng mũi của nó quá ngắn, cả thôn giết một con là đủ ăn nửa năm...Loại tin đồn này cứ xuất hiện liên tục.


Người ta nói sản lượng tăng thì phần lương thực giao nộp cho nhà nước cũng tăng theo.

Vậy phần tăng đó lấy từ đâu ra, còn không phải là lấy của người dân à.Dưới hoàn cảnh như vậy, còn thêm ba năm hạn hán làm cho tình hình càng nghiêm trọng hơn.Cố An An nhớ rõ ba năm này, cả nước chết không ít người.

Có nơi gặp nạn quá nghiêm trọng, đến vỏ cây rễ cây cũng ăn sạch, không ít người vì đói quá mà phải ăn đất sét trắng để lót dạ.Thật ra đất sét trắng chính là bột tan, hạt tròn mịn như bột mì.

Đất sét trắng được chưng lên, vừa trắng vừa mềm, so với mấy cái rễ cây khó nuốt kia thì dễ ăn hơn nhiều.Tuy nhiên, loại đất này ăn vào rất có hại, cơ thể người không tiêu hóa được, bụng trướng to, rất khó tiêu hóa.Trong năm nạn đói kia, có không ít người ăn đất sét trắng.

Những người kia cuối cùng không chết vì đói, mà chết vì nghẹn đất sét không tiêu hóa được..