Càn Long hoàng đế hồi loan tới kinh thì Hoà Khôn xây cất bốn mươi cảnh trong vườn Viên Minh cũng vừa xong.
Bao nhiêu cảnh đẹp vùng Giang Nam có lẽ đã được quy tụ tại nơi đây, thành một bầu trời riêng biệt, như cảnh Tiên cảnh Phật.
Hoà Khôn còn đem biết bao nhiêu vật lạ trong thiên hạ bày tại vườn này nữa.
Viên Minh vốn có mười tám lần cửa.
Mặt nam có các cửa Đại Cung môn, Tả Hữu môn, Đông Tây Giáp môn, Đông Tây Như ý môn, Phục Viên môn, Tây Nam môn.
Thuỷ Áp môn (cửa chắn đập nước trong sông), Tảo Viên môn.
Mặt đông có các cửa Đông Lâu môn, Thiết Môn, Minh Xuân môn, Nhi Châu Cung môn, Tuỳ Tường môn.
Mặt bắc các cửa Bắc môn: dưới vòng tường vây quanh có xây một cửa Thuỷ Áp.
Mặt tây nam có một toà Tiến Thuỷ áp (cửa cho nước vào).
Mặt đông có cửa Xuất Thuỷ áp (cửa cho nước chảy ra).
Lại còn một toà Xuất Thuỷ áp nữa, nước từ núi Ngọc Truyền sơn chảy qua miếu tây mã rồi vào đập, lại chĩa làm mấy chục chi lưu toả ra khắp vườn.
Mặt chính viện của vườn có xây năm toà Đại cung môn.
Hai bên dưới trước cổng cất 5 gian triều phòng: phía sau xây nhiều trực phòng của các bộ, phía đông giáp với đường cái có ngân khố (kho bạc); phía đông bắc có thư phòng; phía đông nam có đãng án phòng, phía tây lại có nhiều trực phòng của các bộ.
Trước mặt cửa Đại Cung môn, có cửa xuất nhập Hiền Lương môn; đó là một cái cửa tò vò cao lớn năm gian.
Trước mặt tò vò này có một chiếc cầu bằng đá.
Qua cầu dọc hai bên lộ lại xây cất năm toà tiền môn.
Trước mặt cửa xuất nhập Hiền Lương môn là điện Chính Đại Quang Minh.
Mặt đông điện có cầu Chính Thân Hiền điện, về mặt đông cũng như mặt tây điện có hiên Phi Vân, có gác Tĩnh Giám, về mặt bắc điện có hương Hoài thanh với cây cao xinh bóng mát, vòng về phía sau điện có sinh thu đình các, về mặt đông điện có bụi phương bích, còn về phía sau điện là điện Bảo Hợp Thái Hoà, lùi về phía sau nữa còn có lầu Phú Xuân mà ở mặt đông lầu có rừng cây danh trúc bao quanh một khóm trúc khác cao vòi vọi, gió thổi qua kẽ lá vi vu.
Mặt sau điện Chính Đại Quang Minh còn có một cái hồ lớn tên gọi Tiền Hồ.
Phía bắc hồ này có một toà điện năm gian gọi là Viên Minh viên điện.
Đằng sau điện này lại có một toà điện bảy gian gọi là Phụng Tam vô tư điện.
Lùi về phía sau nữa là một toà điện chín gian hết sức lớn gọi là Cửu Châu Thanh vốn điện.
Về phía đông điện là Thiên Địa Nhất Gia Xuân, về phía tây là Lạc An Hoà.
Mặt này lại còn có Thanh Huy các, trước góc có Lộ Hương trai, phía trái có Nhật Cổ đường Tùng Vân lâu, phía phải có Hàm Đức thư ốc Phú Xuân lâu, phía bắc có Lan Phân lâu ngay mặt sau có Ký Ân đường với toà Nguyện Khai Vân lầu.
Mặt tây bắc ao này cất một toà lầu vuông tên gọi Thiên Nhiên Đồ Hoạ lâu.
Mặt bắc cũng xây một cái gác gọi Lãng Cáp các và một lầu gọi Trúc Mai lâu.
Mặt đông có một toà nhà năm gian tên gọi Ngũ Phúc đường.
Hiên sau của đường này cất trên mặt ao, có biển đề bốn chữ "Trúc thâm hà tĩnh".
Mặt đông nam có một dãy tịnh xá trong vườn có trồng đủ các loại đào, liễu, trước thần theo một tám bản vuông trên đề năm chứ "Tinh tri xuân sự giai".
Vượt qua ao này, người ta sẽ thấy một giải đê dài.
Cất cao hẳn lên mặt đê là một toà lâu đài, trên đề "Tô đề xuân hiếu", Từ Ngũ phúc đường vượt đò qua sông quanh co khúc khuỷu.
Dưới chân núi có một nhà đọc sách gọi là Bích Đồng thư viện.
Về phía tây vắt vẻo một ngôi đình trên lưng chừng núi gọi Vân Sầm đình.
Mặt tây thư viện có chùa Tư Vân phổ hộ.
Chùa này mái tây cũng dựa vào một toà lầu cao tên gọi Thượng Hạ Thiên Quang lâu nằm ngay bên cạnh hồ, và hai bên đều có ngôi đình hình lục lăng.
Đứng dưới mái lầu này quay về phía tây có một cái cầu nhỏ.
Hướng sang tây bắc ta thấy hiên Xuân Vũ.
Ở phía tây hiên Xuân Vũ là gián Hạnh Hoa thôn, phía nam thôn có khe suối Dư Thanh, sừng sững trước mặt là vách đá cao ngất, một ngọn suối trong róc rách chảy từ trên vách đá xuống, quanh co uốn khúc, rồi trôi qua bãi đá.
Bốn chữ "Giản các dư thanh" được khắc vào bờ đá cẩn thận.
Vòng về phía sau hiên Xuân Vũ thì trước mặt về phía đông là Kính Thuỳ lâu, phía tây bắc là một toà nhà bốn mặt có trồng những hàng liễu cao rậm gọi là Liễu tra, phía tây là Thuý Vân đường.
Quay sang quán Hạnh Hoa xuân, về phía tây có cái cầu lớn bằng đá xanh vừa rộng vừa bằng phẳng tên gọi Bích Lan kiều.
Mạn cầu giáp tiếp với một cái ngôi thuỷ đình tên gọi Như Đình.
Trước mặt đình là Tố Tân đường.
Mặt sau Tố Tân đường là Quang Phong Tễ Nguyệt đường.
Góc đông bắc có ruột toà Tuý Cảnh trai, góc tây bắc có một toà Song Giai trai.
Chính mặt nam có nhà Như cổ hàm kim thất, bên trong chứa đầy sách cổ.
Phía sau nhà này có một toà nhà bốn mặt toàn bằng pha lê tên gọi Thiên Cảnh hiên.
Mé đông là Mậu Dục trai, mé tây là Trúc Hương trai, mé bắc là Tinh Thông trai, bên trong bày biện rất nhiều đồ cổ, bên ngoài trồng rất nhiều những cây tùng, cây bá cổ thụ.
Phía nam nhà Như cổ hàm kim thất là quán Trường xuân tiên.
Sau quán có hiên Lục ấm, trong khuôn viên hiên trồng bốn cây ngô đồng cao lớn bóng cây che khuất cả hiên.
Án thư bàn ghế đều sơn xanh.
Dọc dãy hành lang mé tây mà đi thì gặp hiên Lệ cảnh.
Mé tây treo một cái bảng lớn viết ba chữ Hàm Bích đường, bên trong khuôn viên trồng một đôi cây hò.
Phía sau đường là một toà hiên nhỏ trông bốn cây quế và phía trên treo một tấm biển vuông viết bốn chữ Lâm hư quế tỉnh.
Phía tay trái đường là Cổ Hương trai, phía tay phải là Mặc Như vân, đối diện thì là Tuỳ An thất.
Từ cửa ngách tây nam quán Trường Xuân tiên đi quanh về phía tây thấy một giải tường vây lại, trên đề hai chữ Tảo Viên.
Trong vườn có toà Khoáng Nhiên đường năm gian, phía sau là Trữ Thanh Thu ốc, phía đông là một cái ao vuông.
Trên mặt ao này có một cái gác nhỏ che trên ấy gọi là Tịch Ai Như ốc.
Chếch về mặt bắc ao có Kinh Lan tạ, mặt đông nam có Ngưng Thiếu lâu, Hoài Tân lâu, mặt tây bắc có trạm Bích Hiên, mặt Tây Nam có trạm Thanh Hoa, có quán Hạnh Hoa xuân, mặt tây bắc có một cái ao trên mặt cất một toà đình chữ Vạn.
Phía sau đình tiếp ngay vào là một cái cầu, chân cầu gắn liền vào một toà thạch động, trên cửa treo một tấm biển đề bốn chữ Võ lâm xuất sắc.
Mặt bắc của ao chạy dài một dãy nhà trên đề năm chữ Hồ trung nhật nguyệt trường, mặt đông, một dãy nhà khác trên biển đề bốn chữ Thiên nhiên giai điệu, mặt nam một căn phòng lưng tựa vào chân dãy núi bao vây ba mặt trên biển đề bảy chữ "Đông thiên nhật nguyệt đa giai cảnh".
Ở mặt tây cửa thạch Võ lâm xuất sắc là Toàn Bích đường, mặt đông nam là một ngôi đình biển đề bốn chữ "Tiểu ân thê tri".
Phía sau Toàn Bích đường có một đèo núi leo quanh, phía sau có Thanh Tú đình, phía tây có Thanh Hội đình, phía bắc có Đào Hoa ổ và một quãng đất vuông bằng phẳng tựa cạnh bờ nước, trên trồng một khóm đào thân thấp.
Mặt đông của lạch nước có nhà Thanh Thuỷ Trạc Anh thất, mặt tây có suối Đào nguyên sâu kín bí hiểm (Đào Hoa ổ) về mặt đông có quán Xuân Hiên, mặt đông bắc có Phẩm Thị đường.
Đình chữ Vạn tức Vạn phương an hoà về mặt tây nam có cánh núi bình phong màu xanh biếc vây quanh che khuất.
Tuỳ theo chiều cao mức thấp của dãy núi có cất một toà lầu cao tên gọi Sơn Cao Thuỷ Trường lầu.
Dưới chân dãy núi này, chạy dài một khoảng đất trống bằng phẳng; đó là nơi dành cho ngoại phiên (sứ thần hay vua chúa các nước lân cận) triều kiến hoàng đế, hoặc cho bọn thị vệ bắn bia tỷ thí hoặc cho lễ đăng tiết hằng năm đốt pháo hay bày đèn đuốc.
Đám đất trống này ở mặt bắc có một cái cầu, đi qua cầu lại leo lên đầu núi thì trước mặt là điện Nguyệt địa vận cư năm gian, ở mặt tây có miếu Tướng quân lưu mãnh.
Đằng sau điện Nguyện địa vận cư có một con đường núi quanh co khúc khuỷu.
Cửa nghi môn thứ nhất trên khắc bốn chữ Hồng tử vĩnh hựu có hai cây cột đá đựng hai bên tả hữu.
Đi lên còn thấy cất liên tiếp ba cái cửa nghi môn khác nữa.
Giữa lưng chừng núi có một khoảng đất bằng, xế về phía đông nam là điện Chính Phu ba căn, phía tây là Cung môn năm căn, phía nam là cửa An Hựu môn, trước cửa có ba cái đầu đá bằng bạch ngọc, hai bên tả hữu giáp ngôi tỉnh đình và cả năm căn triều phòng nữa.
Phía ngoài cửa An Hựu ngay sau điện Chính Phu có một toà chính điện chín căn và đôi mái tên gọi An Hựu cung.
Trong cung này thờ bức chân dung của Khang Hi hoàng đế ở giữa, còn bên tả thì bức chân dung của Ung Chính hoàng đế.
Đằng sau cửa nghi môn Hồng Từ Vĩnh Hựu là một dãy tường vây lại, phía trong về góc bắc là Tử Bích Sơn phòng, bên trong sơn động có một toà thạch thất tên gọi Thạch Phàm thất, ở phía đông nam có hiên Phong lạc, ở phía bắc có lầu Tế Hoa, ở mặt đông có lầu Cảnh Huy.
Hoành Vân đường về mặt tây dưới chân núi có một cái hồ lớn.
Trên mặt hồ có lầu Trừng Tố, ở phía tây bắc có đình Dẫn Khê, ở phía đông tiếp với dãy tường thấp, bên ngoài tường có ba đợt núi trùng trùng điệp điệp, có cây có hoa đủ thứ đủ loại Mặt tây đình Dẫn Khê có một cái cầu dài.
Đi qua cầu hướng về mặt đông là Vương Phương thư viện.
Bước vào thư viện thấy ba căn nhà rạp trên có biển đề hai chữ Văn tâm.
Tiếp với căn nhà này là một cái cầu bằng đá trắng cầu chui qua một cái cổng đá trên cổng có khắc bốn chữ Đoạn kiều tàn tuyết.
Mặt nam của thư viện có cất một toà nhà lớn, đốc đao cất lên chênh vênh, mái ngói trùng trùng điệp điệp tên gọi Nhật Thiên Lâm vũ.
Bên trong toà nhà có Trung Tiền lâu, Trung Hậu lâu bảy căn, có Tây Tiền lâu, Tây Hậu lâu trên dưới bảy căn.
Mặt nam Trung Tiền lâu có Thiện Kiều, hai mặt đều cất lầu cao.
Thiện Kiều có một ngôi đăng đình hình bát giác.
Về phía đông nam Nhật Thiên Lâm vũ là một khu ruộng lúa có con sông bao quanh.
Giữa khu ruộng lúa có một toà điện vũ xây kiểu chữ điền, bốn góc đều cất lầu, lầu bắc biển đề Thềm bạc ninh tĩnh, lầu đông tên gọi Thự quang lầu.
Trong khu ruộng ở mặt đông có một căn nhà bằng, tên gọi Hiên Quan Giá (xem cấy lúa), mặt tây có một ngôi đình gọi Đạo hương đình.
Khu ruộng lúa giáp chân núi ở phía bắc có một ngôi đình biển đề bốn chữ Sơn khê bất tận.
Sau hiên Quan Giá là một lạch nước trong veo uốn khúc trên vượt qua một cái cầu nhỏ.
Đi qua cầu tới một toà nhà tên gọi ánh Thuỷ Lan Hương.
Ở mặt đông nam có một phiến đá cất một ngôi đình tên gọi Điếu Ngư cơ.
Về phía bắc là Ân Mục thì tiếp liền với một cái đầm, trên bờ mép nước xây một cái cửa nghi môn lớn trên đề ba chữ Trạc long thiều.
Mặt tây nam của đầm này là Quý Chức Sơn đường, bên trong thờ Tam thần (thần phò hộ việc nuôi tằm).
Toà nhà ánh Thuỷ Lan Hương có một khóm cây phong thụ ở phía đông bắc.
Trong khóm cây này có một toà nhà, trên biển đề bốn chữ Thuỷ mộc minh cầm.
Phía bắc khóm cây này cất một cái gác cao lớn gọi là Văn Nguyên các, trên dưới sáu gian, chứa đầy tứ khố toàn thư.
Mé tây gác trồng một khóm liễu có một cái cổng để bốn chữ Liễu lăng văn oanh.
Về phía tây bắc có một giải nhà cất trên ven sông, bờ đầm, trên biển đề bốn chữ Liêm khê lạc xứ.
Phía sau là Vân Hương thanh thắng, phía đông là Lăng Hà thâm sứ.
Đối diện Liêm Khê lạc xứ, bờ bên kia là một dãy rau và ngay giữa là một toà nhà trên biển đề bốn chữ Đa giá như vân.
Mặt trước là Lăng Hà hương, phía đông nam là trạm Lục sắc, phía đông là Ngư Dược diện phi, phía nam quanh ra chân núi lại còn một cánh đồng lúa.
Giữa cánh đồng này lượn khúc một con sông nước chảy dài như một giải lụa bạch.
Hai bên bờ có thôn trang nhà cửa tên gọi Bắc Viễn sơn thôn.
Bắc ngạn có một dãy tường đá, phía trong tường là một vườn hoa trồng đủ các loại lan.
Sau vườn lan là Hội Vũ tinh xá.
Về mặt đông bắc có một cái cầu đá, qua cầu một chút là cái xưởng đóng thuyền tên gọi Phong Kính phường, mặt tây là Hoạ Cảng quan ngư, mặt bắc là Tứ Nghi thư phòng.
Sau thư phòng là một dãy tường cao.
Tấm biển trên cửa Nguyệt Động môn có đề ba chữ An lan viên.
Bước vào vườn thấy một lạch nước trong vắt.
Tựa về phía đông nam, đó là quán Tạc Kinh, về phía nam đó là Thái Phương châu, ở mặt sau đó là Phi Thế đình, ở phương đông bắc đó là Lục Duy phường, ở tây nam đó là gác Vô Biên Phong Nguyệt, ở mặt bắc đó là lầu Yên Nguyệt Thanh Châu.
Mặt tây nam của lầu này là Viên Tú sơn phòng, mặt bắc là một cái cầu vòng cao lên không trung.
Ở đầu cầu mút tận bên kia có một cái lầu tên gọi Nhiễm Hà lâu.
Tứ nghi thư phòng ở mặt đông dựa vào hồ nước có một cái lầu gọi là Phương Hổ thắng cảnh.
Ở mặt bắc có điện E Loan, có lầu Quỳnh Hoa.
Mặt đông điện là cung Nhị Châu, phía nam cung là thuyền ổ, phía tây bắc là Tam Đàm Ấn Nguyệt.
Đi qua cầu vòng cửa khúc kiều thấy ở trong nước một ngôi đình, trên biển đề Thiên vũ không minh.
Cuối cầu là Trừng Cảnh đường có bao lơn bằng đá trắng.
Mặt đông có lầu Thanh khoáng, mặt tây có lầu.
Hoa Chiêu.
Sau lầu có một ô vuông chung quanh bốn mặt bờ đều có đôn ghế bọc nệm nhung.
Giữa ao có những ngựa ngọc lân đá.
Đây là nơi hoàng đế cùng các phi tần đi tắm vào mùa hè.
Trên ao có một cái biển vuông đề bốn chữ "Tảo thân dục đức".