Giữa lúc đôi bên đang ác đấu, bỗng mặt sau có tiếng trống trận nổi dậy.

Một chi quân mã từ trong thành đánh ra.
Kiến Châu binh trước sau đều gặp địch, đánh một trận là thua một trận, đánh hai trận là thua hai trận, thua luôn một hơi, phải lùi xa bốn chục dặm.

Người ngựa tính lại chết mất hơn hai ngàn.

Thấy không còn cách gì chống nổi nữa, Kiến Châu binh đành phải chuồn về Hưng Kinh mất dạng.
Từ đó về sau, Nỗ Nhĩ Cáp Tề hận Bố Dương Cổ sâu đến tận xương tuỷ.

Ông luyện tập binh mã ngày đêm, quyết chí báo thù.

Chỉ có Ô Lạp Đặc bối lặc Bố Chiêm Thái là hay thường lui tới tặng đồ lễ vật.

Bởi vậy, Nỗ Nhĩ có biệt nhãn với Thái.
Thái thấy Diệp Hách thoái hôn, lại làm mối cho Nỗ một đám khác.

Thái muốn đem đứa con gái của Mãn Thái là anh mình đến gả cho Nỗ.
Năm sau Nỗ Nhĩ Cáp Tề có một đứa con gái rất xinh đẹp.

Ô Lạp Nạp Thích cũng chơi thân với nàng.
Hai năm sau, Bố Chiêm Thái đến Hưng Kinh thăm cô cháu gái.

Nỗ Nhĩ lưu lại trong phủ.

Nhờ đó, hai chú cháu thường được gặp mặt nhau bàn luận hàn huyên.

Những lúc nói chuyện, người con gái của Thư Nhĩ cũng thường được dự chuyện bên cạnh.

Bố Chiêm Thái trước đây đã đưa lễ vật để hỏi con gái Minh An, bối lặc Khoa Nhĩ Bí Đạt Mông Cổ làm vợ nhưng về sau không thành.

Thái buồn rầu vô hạn.

Nay Thái thấy một vị mỹ nhân đáng yêu như thế thì tránh sao không buồn lòng.


Lúc không người để ý, Thái nói nhỏ ý mình với cô cháu gái.

Ô Lạp thị đem chuyện này nói với Nỗ Nhĩ Cáp Tề.

Hồi đó Nỗ với Thái bồ bịch với nhau lắm, ông bèn đứng làm mai hỏi cô cháu gái cho Thái.
Qua năm thứ nhì, Ô Lạp thị sinh đứa con trai, đặt tên là A Tế Cách.

Sau đó sinh thêm hai đứa con trai nữa, một gọi Đa Nhĩ Cổn, một gọi là Đa Đạc, đó là chuyện về sau.
Lại nói người em gái Bố Dương Cổ vốn là một trang tuyệt thế giai nhân.

Khắp cả xứ Mãn Châu không ai là không biết nàng đẹp.

Trong gia đình người Mãn ở ngay gian giữa, chỗ tôn nghiêm nhất, thường có đặt tượng ba vị thần để thờ cúng: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Quan Thế âm Bồ Tát, Quan Công.

Họ thường nói thật Quan âm là một nữ Bồ Tát có sắc đẹp tuyệt trần.

Do đó họ gọi em gái Bố Dương.

Cổ là Hoạt Quan âm (Quan âm sống).
Hoạt Quan âm có sắc đẹp, lại được cha mẹ cưng chiều, thường hay trang điểm lộng lẫy khiến bất cứ ai nhìn thấy cung phải xôn xao trong lòng.

Nàng thường cùng các bối lặc Cáp Đạt, Huy Phát, Ô Lạp, Triết Trần đi săn, đuổi thú, bắn chim, hết sức lanh lẹ hoạt bát.

Bọn bối lặc thấy nàng đẹp anh nào cũng thèm thuồng muốn đến rỏ rãi.

Trong số các bối lặc, nàng thường giao du với Mãng Cữ Lặc Đại, con trai của Lặc Ba Cáp Đạt Nhĩ Hãn, vốn là bối lặc của bộ Khách Nhĩ Khách đất Mông Cổ Mãng Cổ Lặc Đại cũng là một thanh niên tuấn tú.

Vì yêu mê nàng nên Đại thường tới Diệp Hách bộ du ngoạn.

Trong các cuộc săn bắn, chàng và nàng luôn cưỡi ngựa song hành tìm nơi cây cối rậm rạp để cùng nhau trò chuyện, tình tự.

Về sau, khi anh nàng muốn liên kết lại với Kiến Châu vệ, hứa gả nàng cho Nỗ Nhĩ Cáp Tề, nàng biết điều đó nên nhiều lần cãi nhau kịch liệt.

Rồi mỗi lần người Kiến Châu tới rước dâu là mỗi lần nàng liều mạng chống lại, nhất định không chịu đi Báo hại Bố Dương Cổ chỉ còn biết nói dối là nàng bị bệnh để khất lần cho qua chuyện.

Chuyện rắc rối này kéo dài mãi tới mấy năm thì vừa lúc xảy ra cuộc ác đấu giữa Kiến Châu và Diệp Hách.
Bố Dương Cổ ỷ có Minh triều ủng hộ nên nhân dịp này thoái hôn với Nỗ Nhĩ Cáp Tề.

Mãng Cổ Lặc Đại biết vậy vội sai người đem rất nhiều sính lễ cầu hôn.

Cổ thấy em gái mình ưng thuận nên cũng chịu hứa gả.

Tin này đồn ra ngoài, khi chạy tới tai bọn bộ chủ, anh nào cũng dậm chân than thở.
- Thật là một đoá hoa tươi đem cắm bãi cứt trâu!
Qua năm sau, Bá Cáp Nhĩ Đạt Hán đem con trai Mãng Cổ Lặc Đại đến Diệp Hách bộ đón dâu.

Khách Nhĩ Khách bộ cách rất xa Diệp Hách bộ.

Bởi vậy trên đường về, đám cưới này có thể bị quân của các bộ lạc khác chặn đường đánh cướp.

Nhờ Mãng Cổ Lặc Đại vốn là một trang thiếu niên anh hùng, lại thêm quân của Ba Cáp Đạt Nhĩ Hán rất đông nên dọc đường được bảo vệ an toàn.

Tuy nhiên, họ vẫn trải qua không biết bao nhiêu là gian khổ, hiểm nguy mới về tới được Khách Nhĩ Khách.
Về tới nhà, Mãng Cổ Lặc Đại muốn lấy lòng người đẹp, bèn xây cất một toà nhà hết sức lộng lẫy.

Chăng ngờ chưa được một năm, khi toà nhà chưa xong thì người vợ đẹp của Đại chết khiến Đại khóc lóc thê thảm, chết đi sống lại nhiều phen.

Từ đó Đại thề không lấy ai nữa, định thủ nghĩa với vợ cho trọn đời.

Tin này đồn đi khắp nơi, các bộ lạc xứ Mãn Châu ai cũng phàn nàn thương hại.

Ô Lạp bối lặc hay tin cũng than thở.
- Tiếc thay người đẹp như vậy mà chết yểu? Chẳng giống con vợ họ Giác La nhà mình, người xấu như quỷ tính lại dữ như cọp, thế mà hắn không chịu chết cho, mới bực mình chứ.
Lúc Ô Lạp bối lặc phàn nàn như vậy, không ngờ bà Giác La thị đứng ở sau bình phong nghe rõ cả.

Bà vốn cậy thế Nỗ Nhĩ Cáp Tề, vì bà là cháu của ông này, nên ăn ở với chồng có chỗ trịch thượng, kiêu căng.

Hôm nay chính tai bà nghe được lời chồng nguyền rủa cho mình chết đi, thì làm sao chả tức điên lên.


Bà không do dự gì nữa, nhảy bổ ra, chỉ vào mặt chồng hạch hỏi.

Bố Chiêm Thái vốn sợ vợ, nay thấy bà xã làm dữ thì hoảng hồn bạt vía, mắt trợn lên trắng dã, miệng há hốc đến không ngậm lại được nữa.

Bà công chúa Giác La xỉa xói, chửi bới anh chồng tội nghiệp kia một lúc đã đời rồi quay mình đi hậm hực nói doạ:
- Tao về nhà tố cáo việc này với chú tao, rồi mi biết…
Bố Chiêm Thái nghe nàng nói, giật mình bở vía, vội chạy lại dập đầu xin tha lỗi.

Không ngờ, bà Giác La không thèm để ý tới.

Bố Chiêm Thái nhục quá hoá giận.

Máu hoả bốc lên đến tận đỉnh đầu.

Thái thấy vợ đã đi hơi xa, liền rút một chiếc tên, đặt lên cung nhắm cẩn thận rồi bắn một phát thấu suốt qua lồng ngực vợ.

Thấy câu chuyện trở thành tai hại, bọn thị vệ lẻn trốn về Hưng Kinh, đem mọi chuyện xảy ra tố cáo với Nỗ Nhĩ Cáp Tề.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề và Nhã Nhĩ Cáp Tề, hai anh em nghe xong vừa buồn vừa giận.

Họ lập tức điều động người ngựa kéo tới Ô Lạp.

Bố Chiêm Thái vốn đã có lần ăn đòn của quân Kiến Châu, nay nghe chúng sắp tới thì kinh hồn táng đởm, vội bỏ thành trì, chạy vắt giò lên cổ sang thành Diệp Hách bộ.

Thành thử Nỗ Nhĩ Cáp Tề chẳng mất một tên quân nào mà tự nhiên được tất cả các thành trì của Ô Lạp.

Thanh thế của Nỗ đã lớn, bây giờ lại còn lớn hơn.

Nỗ để người em thứ hai ở lại giữ Ô Lạp rồi tự mình đem quân tới Diệp Hách bộ, viết lá thư sai người cầm vào thành.

Thư rằng:
"Trước đây ta bắt được Bố Chiêm Thái trên trận địa.

Ta tha chết cho hắn, nuôi nâng giúp đỡ hắn như quyên thuộc, lại còn gả đứa cháu gái thứ ba cho hắn làm vợ.

Thế mà hắn vong án bội nghĩa dám âm mưu phản loạn.

Ta vì vấn tội mà tiến đánh nước hắn.

Nay hắn đã theo ngươi, ngươi hãy cắt đầu hắn đem dâng!"
Ba bức thư tương tự liên tiếp gửi vào thành, nhưng bối lặc Bố Dương Cổ coi khinh, chẳng để ý.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề căm giận đến cực điểm, sai người về nhà điều động thêm bốn vạn binh mã tới, chuẩn bị ác đấu.

Một hôm ông với người con trai Đại Thiện bàn kế phá thành, chẳng ngờ dưới trướng có vài tên lính nghe lỏm được.

Chúng vốn người Ô Lạp nên vội trốn về tố cáo với Bố Dương Cổ.
Cổ lập tức truyền lệnh di tản tất cả dân chúng hai bên lộ Trương Cát Đường A vào thành xong đốt rụi tất cả nhà cửa trang trại.

Đại binh của Nỗ Nhĩ Cáp Tề kéo tới nhưng ăn chẳng có nơi, ở chẳng có chốn, cả một cánh đồng không mông quạnh, xa tít tắp, chỉ còn lại những bãi cỏ lùm cây và toà thành Ngột Tô, cách đó không xa.

Ông bèn thúc quân đánh thành này.

Thành trưởng là Sơn Đàm Hỗ Thạch Mộc cô thế chống không nổi phải đầu hàng.

Ông đem quân vào đóng trong thành không ngờ thành bị phát dịch đậu mùa, quân Kiến Châu chết hơn quá nửa.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề thấy tình thế bất hảo, vội bỏ thành Ngột Tô, lòng bực tức vô cùng.
Chẳng biết xì cái tức vào đâu, Nỗ Nhĩ Cáp Tề liền phóng hoả một hơi không biết bao nhiêu thành trì, nào là Nhã Cáp thành, Hắc Nhị Tô thành, nào là Hà Đôn thành, Khách Bố Tề thành, nào là Nga Cát Đại thành… và mười chín nơi đồn trại khác cũng theo lửa mà ra tro cả.
Bố Dượng Cổ thấy quân Kiến Châu dữ tợn, tàn ác, chạy tới cáo cấp với triều Minh.

Nhà Minh liền sai quan Châu Đại Kỳ đem một ngàn pháo binh giúp quân Diệp Hách bảo vệ thành trì.

Quân Kiến Châu biết hoả pháo lợi hại, đành rút quân trở về Tuy phải rút lui, nhưng thực ra chuyến đi này, Nỗ Nhĩ Cáp Tề cũng đã xơi ngon Cáp Đạt bộ với bao thành trì phụ thuộc.

Về mặt nam của bộ này, người ta thấy có đồn Sài Hà, đồn Phủ An, đồn Tam Đại, đồn Bạch Gia Sung, đồn Tùng Sơn.

Những đồn này đất đai phì nhiêu, người dân Kiến Châu thường sang đây để cày cấy làm ăn.


Chúng còn tiếp giáp với Thiết Lĩnh quan của nhà Minh miền giới tuyến.

Vì ruộng đất béo bở nên thưởng xảy ra việc vượt biên giới để cày cấy kiếm lợi một cách bừa bãi.
Quan tổng binh nhà Minh là Trương Thừa Âm sai viên thông sự quan tên gọi Đổng Quốc Âm tới nói với Nỗ Nhĩ Cáp Tề:
- Ruộng đất ở vùng Sài Hà, Tam Đại, mà dân chúng Kiến Châu của ngươi cày cấy đó, đều thuộc Minh triều ta.

Ngươi nên đem hết số cư dân ở sáu cái đồn kia về thành đi.

Địa phương này từ nay sẽ được dựng cờ cắm mốc, cấm không được vượt giới cày cấy như trước nữa.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề đáp:
- Nói những điều vô lễ như vậy, thật quả Minh triều ngươi có ý kiếm chuyện với ta rồi.
Nói đoạn Nỗ Nhĩ đưa Đổng Quốc Âm ra khỏi thành, chẳng thèm đếm xỉa đến ý kiến của quan tổng binh nhà Minh.
Trương Thừa Âm thấy Kiến Châu ngang ngược lếu láo như vậy, tự nhủ:
- Ta nay mới tới làm quan tổng binh nơi đây.

Nếu không cho chúng biết oai danh của ta thì làm sao chúng sợ ta được.
Nghĩ vậy, Âm liền truyền lệnh cho binh sĩ nhất tề động thủ, đuổi tất cả bọn dân chúng hiện ngụ ở sáu cái đồn kia trở về Kiến Châu rồi ở ngay lằn ranh giới, còn cắm mốc đá và sai quân canh giữ, không cho người Kiến Châu vượt giới tuyến sang cầy cấy bừa bãi nữa.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề được tin tức lắm, nói:
- Triều Minh thường hay giúp bọn Diệp Hách đem quân tới phá ta.

Chỉ vì chúng thuộc triều nước lớn, ta đành phải nhịn đấy thôi.

Nay cố ý kiếm chuyện, khinh khi thái quá, phen này ta phải xuất quân cùng chúng quyết một phen sống mái mới được!
Nói đoạn, ông sai đại tướng Hỗ Nhĩ Cổ ra khỏi thành, điểm đủ người ngựa.

Còn mình thì quay vào nhà trong, luôn luôn mồm kêu lớn:
- Đem quân trang lại đây cho ta!
Bà Ô Lạp vội chạy tới lấy nhung trang rồi vừa giúp chồng nai nịt, vừa hỏi chồng xem chuyến này đi đánh ai và có cần bà đi để hầu hạ chăm nom không.

Nỗ Nhĩ tức khí, hung hăng đáp lời bà:
- Ta đi đánh Minh triều.

Chúng khinh khi ta thái quá.

Chuyến này ta đi để xem ai cao ai thấp, cuộc đánh nhau hẳn ác liệt bà không đi được đâu.
Bà Ô Lạp vốn được chồng rất yêu quý, bởi vậy khi nghe Nỗ Nhĩ nói cần xa bà để ra quân chinh chiến, bà liền để rơi mình vào lòng chồng, miệng năn nỉ:
- Thiếp theo đô đốc cùng đi không nên ư?
Nỗ Nhĩ Cáp Tề xoa xoa đôi má phấn mịn màng của bà một lúc rồi chậm rãi nói:
- Nên lắm chứ nhưng mình nên ở nhà.
Nỗ Nhĩ nói tới đó bỗng có tiếng người con thứ bảy tên A Đa Thái từ ngoài đi vội vào phòng, ghé sát tai bố thì thầm mây câu.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề tức thì biến sắc, để lộ vẻ hung dữ chết người…
***
Anh Minh hoàng đế (tức Nỗ Nhĩ Cáp Tề) ôn lại dĩ vãng, vừa đến đây nét mặt bỗng biến sắc.

Ngài nằm trên giường bệnh đã mấy tiếng đồng hồ không động cựa, vì ngài mải mê trong câu chuyện của quá khứ.

Nhưng ký ức chỗ này không còn cho phép ngài nằm yên đấy nữa, nhớ tới cái hậu quả vô cùng khủng khiếp là chính tay ngài đã giết mất đứa con thân yêu Chữ Anh, hơn nữa lại còn hạ lệnh giết cả Thư Nhĩ Cáp Tề, người em đã từng vào sinh ra tử để xây dựng sự nghiệp cho ngài.
Anh Minh hoàng đế bỗng thét lên một tiếng, vang động ra cả phía ngoài, thân hình ngài vụt ngồi dậy.

Nhưng vì yếu quá, bởi vết thương trầm trọng, ngài lại nằm vật xuống nước mắt chảy ràn rụa.
Đại bối lặc Đại Thiện từ lâu vẫn ngồi phía ngoài để theo dõi sức khoẻ của ngài, vừa nghe tiếng thét biết là có biến, vội tông cửa chạy vào.

Đại Thiện chỉ còn kịp thấy cha đang duỗi thẳng hai chân ra một lần chót, đôi mắt trợn ngược lên, và hắt hơi thở cuối cùng trên giường bệnh.

Thế là Anh Minh hoàng đế đã ra đi..