Trời tháng năm rất nóng bức, nhà nào nhà ấy ngoài cửa đều treo cành sương bồ và lá ngải. Trên sông Trường Giang và Hán Thủy người đứng đông kịt hai bên bờ để xem đua thuyền rồng.

Lúc ấy có một chiếc thuyền rồng đi nhanh như tên, vượt qua các thuyền khác, đằng mũi có một thanh niên mặc áo xanh, trông rất khí khái và mặt đẹp khôn tả, hai mắt cứ liếc nhìn người ở hai bên bờ luôn luôn.

Chàng bỗng phát hiện trong đám đông có một người nào thì phải, liền quay đầu lại nói với người ở trong khoang rằng :

- Phiền hai vị đưa bệnh nhân đến khách tiếm ở cạnh lầu Hoàng Hạc. Tại hạ sẽ theo tới ngay.

Trong khoang có tiếng giọng người ồ ồ đáp :

- Thưa bẩm Âu Dương đường chủ, anh em tiểu nhân phải vội trở về hồ Động Đình ngay.

- Nếu vậy, hai vị cứ đặt bệnh nhân nằm trên thuyền xong đâu đấy thì hai vị cứ việc về trước đi.

Âu Dương Siêu chưa nói dứt, người đó đã dùng khinh công bay, nhảy thuyền này sang thuyền nọ, chạy về phía Nam nhanh như điện chớp.

Nhưng khi chàng lên tới trên bờ, chàng nhìn quanh ngạc nhiên vì không còn nhìn thấy người nọ nữa rồi.

Chàng suy nghĩ mãi, sau một hồi, lại nghĩ tiếp :

- Chẳng lẽ ta trông thấy lầm chăng? Rõ ràng thấy một người mặc áo xám, tuổi ngoài năm mươi, mặt vàng khè và gầy. Y chẳng là Thiết Chưởng Kim Thành là gì?

Thì ra chàng muốn tìm kiếm Thiết Chưởng Kim Thành. Vì chàng nghe Quyên Quyên nói nên mới biết Giang Mẫn ở đâu, và người bắt cóc nàng là ai. Quyên Quyên chỉ nhìn nhận được có một mình Kim Thành thôi, và chàng nghe thấy Nhạc Lân nói: “Kim Thành có nghe theo người của Nhất Thống giáo tới Quân Sơn thật”. Chàng đã phát hiện Giang Mẫn ở trên núi Quân Sơn, như vậy Kim Thành là một phi phạm lớn nhất nếu bắt được y thì sẽ rõ nguyên nhân tại sao Giang Mẫn bị bắt cóc liền.

Vì vậy Âu Dương Siêu vừa trông thấy Kim Thành đứng ở trong đám đông, nên chàng vội nhảy lên bờ đuổi theo là thế.

Không ngờ, khi tới nơi lại không thấy tung tích của Kim Thành đâu hết khiến chàng rầu rĩ và thất vọng vô cùng.

Âu Dương Siêu không tìm thấy Kim Thành, nên không đành lòng bụng bảo dạ rằng :

- “Có lẽ người nhiều, y đã lên đi nơi khác rồi cũng nên. Tài ba của y rất tầm thường, nội công cũng rất kém như vậy mắt y sáng sao bằng ta được. Chưa chắc y đã trông thấy ta. Mà dù y có trông thấy ta chăng nữa, không chắc y đã đủ tài lẩn trốn nhanh như thế được?”

Chàng nghĩ đi nghĩ lại, và vẫn đưa mắt tìm kiếm hoài. Đột nhiên, chàng nghe thấy phía sau có tiếng người nói :

- A Di Đà Phật. Thí chủ rỗi rãi thật. Lại có thì giờ ở đây thưởng thức cuộc đua thuyền rồng như vậy.

Âu Dương Siêu nghe giọng nói của người ấy rất khỏe, liền quay đầu lại nhìn, thì thấy một hòa thượng vạm vỡ đang nhìn mình mỉm cười. Thì ra người đó là môn đồ của phái Thiếu Lâm. Phía sau ông ta còn nhiều người nữa. Không hiểu những vị hòa thượng này đứng sau mình từ hồi nào?

Âu Dương Siêu ngẩn người ra giây lát và chắp tay chào, mỉm cười hỏi :

-...Chưởng môn đại sư? Từ khi chia tay đến giờ, vẫn mạnh giỏi đấy chứ?

Tuệ Quả đại sư với giọng rầu rĩ, đáp :

- Tiểu thí chủ, Tuệ Quả này đang là kẻ mang tội, xin đừng gọi bần tăng là Chưởng môn như thế nữa.

Âu Dương Siêu ngạc nhiên hỏi lại :

- Quý phái đã thay đổi Chưởng môn rồi hay sao?

Tuệ Quả rầu rĩ đáp :

- Chưa?

Âu Dương Siêu càng không hiểu thêm, hỏi tiếp :

- Nếu vậy...

- Kim Cương chân kinh là trọng báu trấn chùa của bổn chùa đã tương truyền hơn nghìn năm rồi nhất đáng bị mất mát như vậy phái Thiếu Lâm chúng tôi không còn mặt mũi nào đứng ở trên giang hồ nữa, và cũng không khác gì giải tán rồi, như vậy làm gì còn có Chưởng môn nữa. Cho nên lão tăng mới tự phế chức Chưởng môn của mình đi là thế.

Âu Dương Siêu cũng phải đau lòng hộ Tuệ Quả đại sư mà u oán nói tiếp :

- Hà tất đại sư phải tiêu cực như vậy!

- Ít nhất bần tăng cũng phải tỏ rõ lập tường của mình. Nếu phen này không tìm thấy vật báu ấy, thì lão tăng nhất quyết không trở về núi nữa.

- Nếu tìm không thấy Chân kinh của quý phái thì sao?

Âu Dương Siêu vừa nói xong câu đó mới biết là mình lỡ lời và chàng biết Tuệ Quả đại sư thế nào cũng bị kích thích rất lớn.

Nhưng đã trót nói ra rồi, biết làm sao mà thâu lại được, nên chàng ân hận hết sức. Ngờ đâu Tuệ Quả đại sư không đếm xỉa tới lời nói đó chỉ nghiêm nét mặt lại, rồi trầm giọng đáp :

- Vấn đề này, các đồng đạo của bần tăng cũng đã nghĩ cách đối phó rồi. Nhân đây bần tăng nói ra cho tiểu thí chủ biết cũng không sao.

Âu Dương Siêu là người trực tính, mồm lại nhanh nhẩu, nghe thấy lão hòa thượng nói như vậy, liền hỏi tiếp :

- Xếp đặt như thế nào? Có phải là bảy vị Chưởng môn khác không?

Tuệ Quả đại sư mặt đang phấn khởi, bỗng biến thành rầu rĩ lắc đầu rồi thủng thẳng đáp :

- Tất cả môn hạ của chùa Thiếu Lâm, không phân biệt người đi tu hay người phàm tục, đã hẹn nhau đến hôm rằm tháng tám, tề tập ở núi Ngũ Đài.

- Bàn kế khác phải không?

Tuệ Quả đại sư lắc đầu, vẻ mặt hậm hực. Âu Dương Siêu thấy vậy liền giật mình kinh hãi vội hỏi tiếp :

- Chẳng lẽ định gây nên tai kiếp giang hồ, phát động một trận đại tàn sát võ lâm chăng?

Tuệ Quả đại sư giơ tay áo lên chùi nước mắt với giọng khàn khàn nói tiếp :

- A Di Đà Phật! Tiểu thí chủ chớ có nói như thế. Người tu hành đâu dám tạo nên những tai nghiệp ấy.

Âu Dương Siêu vẫn không hiểu, lại nói tiếp :

- Ý của đại sư là...

- Xưa nay phái Thiếu Lâm không bao giờ muốn bị lôi cuốn vào việc thị phi của giang hồ.

Như vậy chúng tôi khi nào lại gây nên tai kiếp như thế được. Xin thí chủ cứ yên tâm.

- Nếu vậy...

Bảy cao tăng đứng ở đằng sau Tuệ Quả tỏ vẻ không vui.

Một người trong bọn đã gõ mạnh vào cái vỏ một tiếng, rồi vượt qua trước mặt Tuệ Quả đại sư trầm giọng nói :

- Ngông cuồng thật. Sao các ngươi cứ hỏi dồn như thế mà chi. Việc mất mát Chân kinh là do ngươi gây nên cả.

Âu Dương Siêu chưa kịp trả lời, Tuệ Quả đại sư đã phất tay áo quát bảo hòa thượng kia rằng :

- Lúc này không nên như thế!

Nói xong, ông la lại từ từ nói với Âu Dương Siêu tiếp :

- Về hậu quả của phái Thiếu Lâm như thế nào, nhân tiện đây lão tăng cũng xin nói cho tiểu thí chủ biết.

Âu Dương Siêu thấy Tuệ Quả đại sư ung dung như vậy tất nhiên chàng không tiện nổi khùng với hòa thượng nọ, nên cố gượng cười thôi.

Tuệ Quả đại sư nói tiếp :

- Vật báu truyền kiếp của phái Thiếu Lâm truyền tới đời này thì bị mất, lão tăng không dám oán ai hết, và đã quyết định tự tử ở trên núi Ngũ Đài để tạ tội với các vị tổ sư về tội làm mất vật báu, và nhục cho môn phái của mình.

Lời nói của lão hòa thượng rất bình thản nhưng Âu Dương Siêu nghe xong liền rùng mình đến thoắt một cái.

Quý vị nên rõ, mấy trăm năm nay Thiếu Lâm vẫn đứng đầu các môn phái và cũng là đệ nhất danh môn chính phái. Nay người Chưởng môn vì thế mà chết, thể nào chả gây nên phong ba và khiến võ lâm mang tai kiếp lớn. Vì vậy Âu Dương Siêu đỡ lời :

- Đại sư đức cao vọng trọng như vậy, hà tất phải hy sinh.

Tuệ Quả đại sư không để chàng nói dứt, đã vội xua tay đáp :

- Theo đạo Phật thì các đệ tử không được phép tự tử. Lão tăng phải giở hạ sách ấy ra là vạn bất đắc dĩ dấy thôi.

- Nếu vậy đệ tử của quý phái...

- Đệ tử nào?

- Đại sư hy sinh như vậy, tất nhiên là do lòng bồ tát của nhà Phật mà nên. Nhưng đệ tử của quý phái khi nào lại chịu để yên? Cho nên, dù đại sư có chết nhưng sự rắc rối vẫn không sao tránh khỏi được. Vì vậy tại hạ mong đại sư nghĩ cách khác để tìm lại được cuốn kinh ấy thì hơn.

- Ủa. A Di Đà Phật. Lão tăng chắc không khi nào lại có chuyện như thế đâu.

- Sao đại sư lại bảo là không có chuyện như thế. Lão tăng đã nói: “Đêm hôm rằm tháng tám tất cả đệ tử của phái Thiếu Lâm đều tụ họp ở trên núi Ngũ Đài.”

- Nhân tâm khôn lường.

Tuệ Quả đại sư bỗng rùng mình một cái, trầm giọng nói tiếp :

- Tất cả đệ tử của phái Thiếu Lâm không ai muốn sống một cách mất sĩ diện như vậy.

Âu Dương Siêu cả kinh hỏi tiếp :

- Đại sư nói tất cả cùng chết hết ư?

- Phải, do những lớp trẻ tự tử, rồi đến lớn, cứ thế mà tự tử hết, rồi cuối cùng mới đến lão tăng.

- Như vậy là tập tể tự sát phải không?

- Cùng về Tây Thiên, trở về với nguyên chất.

- Xin hỏi quý vị hiện giờ có bao nhiêu đệ tử tất cả?

- Ngót hai vạn người.

- Ồ...

Âu Dương Siêu kinh hãi thất thanh kêu lên một tiếng như vậy, rồi ngẩn người ra hồi lâu mới ấp úng nói tiếp :

- Việc này đại sư nên nghĩ kỹ thì hơn.

Hóa Vũ Thượng Nhân lạnh lùng xen lời nói :

- Thật là nước mắt cá sấu có khác, ngươi...

Tuệ Quả đại sư liền đưa mắt lườm Thượng nhân, không để cho Thượng nhân nói tiếp, rồi quay lại nói với Âu Dương Siêu :

- Không dám thí chủ, Chân kinh của bổn phái bị mất mát Âu Dương thí chủ là người đáng hiềm nghi nhất.

Âu Dương Siêu nghe nói mặt đỏ bừng, vội cướp lời :

- Việc này quả thật không có.

Tuệ Quả cũng cướp lời không cho chàng nói tiếp :

- Theo cảm ứng của lão tăng thì lão tăng cũng nhận thấy việc này không phải do thí chủ làm, vì hôm Chân kinh bị mất, thí chủ quả thật đang làm khách ở trên Thiên Hoa Tiên Lãnh tại Thiên Sơn.

- Về việc tìm kiếm cuốn Chân kinh này, nếu đại sư có cần gì đến tại hạ, Âu Dương Siêu tôi đù có vào chỗ chết cũng không quản ngại. Như vậy mới gọi là tại hạ đóng góp một chút trách nhiệm với võ lâm.

Tuệ Quả đại sư chắp tay chào và ngỏ lời cảm ơn :

- Lão tăng xin lãnh được rồi.

Hóa Vũ Thượng Nhân nói tiếp :

- Sư thúc đừng nghe những lời lẽ ngon ngọt của y.

Âu Dương Siêu thấy Thượng nhân cứ chống đối mình hoài như vậy không sao nhịn được liền cãi lại :

- Tuệ Quả đại sư thật là người từ bi hiền hậu, rất hiếm có, còn Thượng nhân cũng là đệ tử của nhà Phật, sao lại nóng nảy đến như thế. Thảo nào cao nhân có câu: Mẹ đẻ chín con, chín người con đều khác nhau. Sở dĩ họ có tâm tính khác nhau như vậy là vì mặt họ không ai giống ai hết.

Thượng nhân thâu cái mỏ lại, tiến lên một bước, định ra tay đấu với Âu Dương Siêu, nhưng Tuệ Quả đại sư ra tay ngăn cản và nói tiếp :

- Hà tất phải đấu với nhau như vậy, để cho những người thường tục phải kinh hãi.

Hóa Vũ sầm nét mặt chín Âu Dương Siêu và nói tiếp :

- Sao lại có sự may mắn đến thế. Có người hẹn Chưởng môn đến đây đàm luận về cuốn kinh phải không?

Tám người hòa thượng kia hình như cũng ngẩn người ra, rồi đồng thanh kêu gọi :

- Sư huynh!

Tuệ Quả đại sư cũng biến sắc mặt lườm Hóa Vũ Thượng Nhân một cái.

Rõ ràng lời nói của Hóa Vũ Thượng Nhân vô hình chung đã lộ bí mật cho Âu Dương Siêu biết là có người hẹn ước với Tuệ Quả đại sư đến đây. Nhưng Tuệ Quả đại sư không muốn cho Âu Dương Siêu hay việc đó, không ngờ lúc này vị sư điệt lại tiết lộ ra rồi.

Âu Dượng Siêu là người tất thông minh, sao lại không hiểu chuyện này, nhưng chàng liếc mắt nhìn chín đại cao tàng, rồi nhìn vào mặt Tuệ Quả đại sư mà mỉm cười và hỏi tiếp :

- Có người hẹn ước với đại sư đến Giang Hạ này ư?

Tuệ Quả đại sư mặt đỏ bừng, ho khan một tiếng và đáp :

- Phải có người hẹn ước với lão tăng, canh ba đêm nay có mặt tại đây.

Âu Dương Siêu khoái chí, cười khì và hỏi tiếp :

- Có phải đại sư tưởng người đó là tại hạ phải không?

- Việc này...

Sắc mặt của Tuệ Quả đại cư càng đỏ thêm, ông chỉ nói được có hai tiếng “việc này”, rồi ông ta không sao nói tiếp được nữa, trông vẻ mặt ông ta rất ngượng nghịu.

Âu Dương Siêu thấy mình đoán trúng, nghiêm nét mặt nói :

- Việc mất Chân kinh của quý môn phái tất nhiên không liên can gì đến tại hạ, và cuộc hẹn ước đêm nay lại càng không liên can gì đến tại hạ cả. Nếu đại sư nhận thấy có thể cho tại hạ biết rõ, thì đêm nay tại hạ cũng xin tới đây hoặc canh gác hoặc lược trận hộ. Nếu lão hòa thượng không chịu cho hay thì tại hạ cũng không dám ép vì tại hạ tới Giang Hạ này quả thật có việc khác chứ không phải vì việc này.

Chàng nói thao thao bất tuyệt đến Tuệ Quả đại sư ngượng vô cùng, vội nghẹn ngào nói tiếp :

- Canh ba đêm nay, lão có một cuộc hẹn ước ở chùa Quy Nguyên, nhưng đối phương là ai thì lão chưa biết.

Âu Dương Siêu trịnh trọng hỏi tiếp :

- Chẳng hay đại sư có cho phép tại hạ được có mặt tại đó hay không?

Tuệ Quả đại sư nghĩ ngợi giây lát rồi đáp :

- Tùy ý thí chủ, nhưng việc của lão tăng tới phó ước đây không tiện cùng đi với người ngoài.

Âu Dương Siêu mỉm cười, đỡ lời :

- Việc này tại hạ hiểu biết lắm. Nếu đại sư phản đối, đến lúc đó tại hạ sẽ ẩn thân một nơi mà tới, quyết không làm liên lụy đến đại sư đâu.

Tuệ Quả đại sư gượng cười một tiếng, chắp tay chào, rồi ra lệnh cho chín đại cao tăng kia quay người đi luôn.

Nói chuyện bấy nhiêu lâu, Âu Dương Siêu biết muốn tìm kiếm Kim Thành quả thật còn khó hơn là bắc thang lên trời. Vì vậy chàng không đi tìm tên họ nữa mà rảo bước tới cạnh lầu Hoàng Hạc ngay.

Lúc ấy cuộc đua thuyền đang tới hồi gay cấn nhất, tiếng trống tiếng vỗ tay, tiếng người hò reo vang động cả một góc trời.

Nhưng chàng không còn tâm trí đâu mà đứng lại xem, liền rảo cẳng tới Viễn Lai khách điếm.

Khi tới nơi, chàng hỏi thăm khách điếm dó, không ngờ Giang Mẫn vẫn chưa thấy tới.

Chàng nóng lòng sốt ruột vô cùng, bụng bảo dạ mắng :

- “Thuận nước xuôi gió như vậy mà đường lối cũng không xa cho lắm, đáng lẽ họ tới nơi rồi mới phải, tại sao?”

Nghĩ tới đó, chàng lại nghĩ tiếp :

- “Có lẽ vì thuyền ở trên mặt sông quá đông đúc, nhất thời thuyền ấy...”

Nghĩ tới đó, chàng liền bảo phổ ky sửa soạn cơm nước cho mình mướn một căn phòng rồi vào trong đó an tọa điều sức.

Chờ vận công xong, thì mặt trời đã xế chiều. Tới khi tên phổ ky đã thắp đèn rồi, mà vẫn không thấy Giang Mẫn đâu hết, chàng chán nản, không còn tâm trí gì mà ăn cơm, liền dặn bảo tên phổ ky một tiếng, rồi đi ra ven sông tìm kiếm.

Trên bờ sông, thuyền đậu rất nhiều. Chàng nhảy từ thuyền này sang thuyền khác, tìm kiếm từ thuyền một, nhưng không thấy một chiếc thuyền nào là thuyền hồ Động Đình cả.

Chàng liền nghĩ thầm.

- “Chẳng lẽ đã xảy ra chuyện gì rồi chăng? Hay là hay tên tiểu mục của phái Động Đình đã giở trò gì ra chăng. Cướp bóc chăng. Nhưng Giang Mẫn không có một đồng xu nhỏ nào trong người. Cưỡng bức chăng. Nhưng Giang Mẫn là người điên cuồng đang cơn mê man ân oán ư. Lại càng vô lý nữa?”

Chàng nghĩ đi nghĩ lại vẫn không nghĩ được lý do nào cả, vội vàng trở về khách diềm, nhưng vẫn chưa thấy Giang Mẫn tới.

Chàng lại nghĩ tiếp :

- “Chẳng lẽ hai người nọ không nghe rõ lịnh bảo họ đưa đến khách điếm Viễn Lai chăng?”

Nghĩ tới đó, chàng không do dự gì cả, đi lùng khắp các khách điếm ở Giang Hạ nhưng vẫn không thấy tung tích của Giang Mẫn đâu hết. Chàng càng nóng lòng sốt ruột thêm, ngồi đứng không yên. Đang đi quanh phòng thì bỗng nghe thấy tiếng trống vừa gõ hai canh, chàng tạm gác chuyện Giang Mẫn sang bên nai nịt hẳn hòi, rồi đẩy cửa sổ nhảy ra ngoài, tiến thẳng về phía chùa Quy Nguyên.