Vạn vật trên thế gian không có cái nào là "tuyệt đối", không có thiện tuyệt đối, không có ác tuyệt đối, không có tốt tuyệt đối, cũng không có xấu tuyệt đối.

Xin hãy bắt đầu trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề này.
Sau khi đọc xong đề thi thì trong đầu Tri Vi lập tức xuất hiện câu nói kinh điển trong sách giáo khoa "Quy luật thống nhất đối lập là quy luật căn bản để sự vật phát triển".
Tri Vi cũng không ngờ rằng ở thế giới tu tiên này mà quan điểm duy vật biện chứng vẫn nổi tiếng đến vậy.
Nói như vậy nghĩa là nàng có ưu thế rất lớn trong lần thi này,.
Trước kia nàng phải đọc sách nhiều năm như vậy, tiếp thu hết toàn bộ tinh hoa trăm ngàn năm của một thế giới khác vào trong đầu.

Đại thần Karl Marx trên cao đã trợ giúp nàng một tay, chắc hẳn lần thi văn này sẽ không khó vượt qua lắm.
Tri Vi hít sâu một hơi, tập trung tinh thần, nỗ lực trả lời câu hỏi.
Quy luật thống nhất đối lập vừa là bản chất vừa là cốt lõi của phép biện chứng duy vật, mà quy luật phân tích mâu thuẫn là phương pháp phân tích cực kỳ quan trọng.

【1】
Tri Vi viết sơ qua dàn ý trên giấy nháp rồi bắt đầu từ "Tính thống nhất mâu thuẫn và tính đấu tranh", xem quan hệ thống nhất đối lập giữa mọi sự vật và bản chất của sự vật thành mối quan hệ mâu thuẫn.


Sau khi giới thiệu qua về thuộc tính thì tiến hành trình bày bằng cách đặt loại thuộc tính thành yếu tố chủ chốt trong quá trình phát triển sự vật hiện tượng.
Sau khi hoàn thành những điểm đặc trưng cơ bản trên thì Tri Vi lại tiếp tục "dệt hoa trên gấm" giới thiệu về tính phổ biến, tính đặc thù và quan hệ lẫn nhau của mâu thuẫn.

Nàng chỉ ra tính phổ biến và tính đặc thù của mâu thuẫn là quan hệ thống nhất biện chứng, cũng thêm thắt vào một số điển cố trong mấy thế giới này.

【2】
Từ thời trung học phổ thông thì nàng đã biết khi viết văn không thể chỉ sử dụng những điển cố cũ rích như Tô Đông Pha bị giáng chức, Khuất Nguyên nhảy sông hay Liêm Pha chịu đòn nhận tội.

Vừa phải chọn điển cố nào quan trọng vừa có thể khiến cho giám khảo cảm thấy hứng thú sâu sắc thì mới là tư liệu thực tế tốt nhất để viết văn.