- Đây thực sự là nơi ở mà thần tiên mơ uớc!
Khi vừa mới đến nơi, nhìn thôn Đông Lâm Thủy mà mình sắp sửa quản lý, Trần Thái Trung liền vô cùng cao hứng.
Thực ra, những từ mà hắn vừa thốt ra không được chuẩn xác cho lắm. Lẽ ra hắn phải nói, đây là nơi mà thần tiên “có thể” mơ ước mới đúng. Còn con người tuyệt đối không thích hợp ở nơi này, điều kiện sống thật sự hơi quá khắc nghiệt.
Ba mươi năm trước đây, thôn Đông Lâm Thủy còn là một nơi non xanh nước biếc. Cả thôn nằm ở một khu vực đồi núi. Khe suối Bạch Phượng ở phía Đông thôn luôn chảy róc rách, mọi người có thể chèo thuyền tung lưới bắt cá rất nhộn nhịp. Đồi núi trập trùng cùng những rừng cây bụi cỏ, trong rừng khắp nơi chim ca thỏ chạy. Nơi đây đã từng là một miếng đất màu mỡ đầy sức sống.
Diện tích đất cày của thôn Đông Lâm Thủy không nhiều lắm. Mà phần đất ít ỏi dùng để cày bừa đó chẳng những khô cằn mà lớp đất trồng cũng rất nông. Cho nên số lương thực hàng năm được sản xuất ra không thể nhiều được. Ngoại trừ mùa vụ thu hoạch còn những lúc bình thường, số lương thực cũng chỉ có thể để cho người trong thôn được no bụng tám phần. Ngoài ra còn có một chút nghề phụ là trồng hoa quả, rồi một số người trong thôn còn sản xuất buôn bán một chút đồ thủ công. Ngoại trừ vào những dịp lễ tết thì bình thường người ở thôn này hoàn toàn có thể tự cấp tự túc.
Nhưng vài năm gần đây, theo đà phát triển của kinh tế, thôn Đông Lâm Thủy bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của nó. Số lượng tài nguyên thiên nhiên vốn đã ít ỏi lại bị những người tham lam nhảy vào khai thác. Vì vậy Thôn Đông Lâm Thủy đã bắt đầu bị sa mạc hóa, trong mắt người khác, ở đây chẳng khác gì một nơi "Địa ngục của nhân gian".
"Sa mạc hóa", ba từ này cũng không được chuẩn xác cho lắm, nói chính xác phải là "Thạch mạc hóa". Ở nơi đây so với những nơi bị sa mạc hóa còn khó sinh sống hơn nhiều lần.
Có thể dùng những hình ảnh này để hình dung: Ở nơi đây đồi núi cây cối đều không có. Cho nên số thổ nhưỡng ít ỏi đã bị nước cuốn trôi đi. Bây giờ Thôn Đông Lâm Thủy ngoại trừ những mảnh đất dùng để cày cấy thì những nơi khác chính là tầng tầng đá, lớp lớp đá.
Những trận mưa đồng nghĩa với sự xuất hiện của những thác nước đồ sộ. Khi những cơn mưa qua đi chính là sự xuất hiện chồng chất của đá cuội, và những vũng nước đọng, vô cùng bất lợi cho đời sống của người dân nơi đây. Thậm chí, trước kia còn có cá tôm ở suối Bạch Phượng nhưng khi vào mùa khô như bây giờ nước của con suối so với nước tiểu của trẻ con cũng không nhiều được hơn bao nhiêu.
Đây là một tai họa cực kỳ ghê gớm. Đã có người đưa ra ý kiến xây một đập chứa nước. Đây là một chủ ý hay, nhưng mà không thực tế.
Đập chứa nước ư? Dùng cái gì để xây dựng nó? Chung quanh không có đất, ngoại trừ những tảng đá ở những vũng nước đọng thì cũng phải cần đến sắt thép xi măng. Vậy công việc này cần dùng hết bao nhiêu tiền đây?
Điều chết người chính là, nhiệt độ ở thành phố Phượng Hoàng tương đối cao cho nên nước rất dễ bốc hơi. Cho nên sống ở nơi này thật sự chính thử thách của con người.
Lẽ ra, gặp phải tình trạng này, Trần Thái Trung phải hơi oán trách mới đúng. Điều hắn tới đây để làm phó trưởng thôn, chẳng phải giống như hắn có làm hay không cũng như nhau sao?
Nhưng nghĩ như vậy là sai rồi, hắn làm quan chính là để nối liền với mọi người. Về phần tình cảnh của thôn trang có thể thảm đến như thế nào nữa, hắn hoàn toàn không quan tâm, và cũng chẳng muốn quan tâm.
Đối với người tu tiên, dứt tình đoạn tính đối với họ mà nói, cũng không phải là quá khó để không làm được.
Cho nên khi vừa mới tới thôn, hắn chạy khắp nơi giống như là người không có tim phổi vậy. Tìm cách trò chuyện với khắp người trong thôn. Trước kia, hắn không có lý do để phải cầu thân với những người khác, nhưng hiện tại hắn là phó thôn trưởng. Đã là chức phó thôn trưởng thì tùy tiện tìm một người để trò chuyện là một việc làm rất dễ dàng.
Thôn trưởng chính là người địa phương, anh ta họ Lý, có thể coi là một thế gia vọng tộc ở thôn này. Thực ra cũng có thể coi là một thế gia vọng tộc của đất nước. Anh ta có vóc người cao lớn thô kệch, nghe nói còn có chút ít bối cảnh hắc đạo.
Nhưng mà, nhảy từ trong ổ gà ra làm sao mà có đà điểu được? Ở bên cạnh một khe suối nhỏ như vậy, tại sao lại có xã hội đen chứ? Chỉ có thể gọi là bọn côn đồ lưu manh thôi. Tuy nhiên không thể không phủ nhận một điều, người này cũng có thể coi là thủ lĩnh ở trong thôn.
Lý Phàm Đinh không muốn chào đón Trần Thái Trung. Dĩ nhiên chuyện này anh ta chỉ có thể để trong lòng. Bởi vì bất kể nói như thế nào, đây đều là cán bộ do cấp trên phái tới tạm nhận chức để rèn luyện. Tuy chỉ là một trợ thủ, nhưng sau này nếu người ta được thăng chức lên cao, lúc đó anh ta muốn nịnh bợ e rằng đã quá muộn.
Trong quan trường, không có bí mật gì là không thể nói. Dường như cùng lúc với Phó thôn trưởng Trần đến, anh ta nhận được một tập tài liệu. Giống như mọi người khác, anh ta cũng không hiểu với lai lịch xuất thân từ một gia đình bình thường trong thành phố, chỉ là một người vừa tốt nghiệp trung học tại sao lại là một nhân viên công chức?
Không hiểu cũng chẳng quan trọng, chỉ cần người này vô hại thì Lý Phàm Đinh tuyệt đối sẽ không đụng đến hắn. Cẩn thận mà nói, cho dù người này trong quan trường không có ô dù gì cả, nhưng người này vẫn còn trẻ như vậy, tương lai khó có thể nói hắn có vượt Long môn được hay không. Mà Trần Thái Trung lại cho thấy hắn đối với việc chính không có hứng thú, hắn chỉ thích nói chuyện phiếm.
Cho nên, mối quan hệ giữa thôn trưởng và phó thôn trưởng vẫn tương đối hòa hợp với nhau. Thậm chí có cơ hội ăn nhậu, anh ta cũng không quên kêu Trần Thái Trung một tiếng. Vì dù sao những dịp để xa xỉ như vậy, trong thôn cũng hiếm khi xuất hiện. Ví dụ như cơ hội trước mắt chính là, ở thượng nguồn suối Bạch Phượng có một ông chủ nhà máy xi măng tư doanh muốn mời thôn trưởng tới ăn cơm. Lý Phàm Đinh ngoại trừ gọi bí thư chi bộ của thôn còn kêu cả Trần Thái Trung.
Ông chủ nhà máy xi măng cũng không thể ăn một mình. Với những tảng đá trong thôn, một khi nhà máy được khởi công, thì lợi nhuận trong một tuần lễ thậm chí còn cao hơn so với thu nhập một năm của thôn Đông Lâm Thủy. Cho nên việc ông ta rất chú trọng cho việc xây dựng mối quan hệ.
Đầu tư của nhà máy ở đây thì phải xây dựng với một con đường đi qua vùng đất của thôn Đông Lâm Thủy. Điều đáng nói nhất chính là, con đường đó đi qua không ít những vùng đất trồng trọt ở thôn này. Cho nên công việc này tương đối khó thực hiện. Theo lẽ thường mà nói, thôn dân đương nhiên muốn ngăn cản. Mà sự ngăn cản này trong mắt của ông chủ nhà máy xi măng chính là làm khó dễ. Dĩ nhiên về mặt này ai cũng có thể biết chắc là sẽ như vậy.
Lý Phàm Đinh hiểu rõ chuyện này. Trên thực tế, chuyện này sẽ dứt khoát khi anh ta ngầm đồng ý. Thế lực của anh ta trong thôn có thể dùng hai chữ "che trời" để hình dung. Tuy nhiên, người ta mời khách, tại sao lại không đến ăn chứ? Quan trọng hơn là, ông chủ nhà máy xi măng đã nói. Lần này tham gia còn có trưởng làng Trương. Thôn trưởng Lý thì có thể người ta không nể mặt, nhưng trưởng làng Trương thì ai có can đảm không nể đây?
Rượu qua ba tuần, thức ăn qua năm món. Chứng kiến trưởng làng đại nhân luôn luôn nói giúp cho ông chủ nhà máy xi măng, thôn trưởng Lý đã hiểu ra, dù cho anh ta có đồng ý hay không thì mọi việc đã xong rồi.
- Trong này có một gói thuốc, còn có năm trăm đồng.
Ông chủ nhà máy thấy thời cơ đã đến, cười tủm tỉm đưa lễ vật ra, không ngần ngại ngồi lại gần trưởng làng.
- Còn việc thuyết phục thôn dân, còn phải nhờ thôn trưởng Lý đi làm. Đây là chút lòng thành!
Lý Phàm Đinh đã uống rượu đến đỏ cả mặt, cũng chưa nhìn kỹ thuốc và tiền. Anh ta rất muốn đưa tay cầm lên, nhưng anh ta cũng phải có sỹ diện chứ?
Anh ta liền vỗ ngực cam đoan:
- Chuyện này cứ giao cho tôi làm. Ông chủ Lữ, nếu ông là bạn bè của trưởng làng, thì đây còn là trở ngại hay sao?
Nãy giờ Trần Thái Trung luôn quan sát bọn họ nói chuyện với nhau, lúc này hắn mới lên tiếng:
- Ông chủ Lữ, nhà máy xi măng này do ông đầu tư một năm có thể sản xuất ra bao nhiêu?
Đây là cách bắt chuyện. Trần Thái Trung cho rằng phải như vậy. Hắn đã quan sát nửa ngày trời rồi, hơn nữa ở trên bàn ăn này, hắn cũng không phải là nhân vật chính.
Nhưng thật đáng tiếc, ông chủ Lữ lại không cho là như vậy.