Cửa hàng mới khai trương, ai ai cũng vô cùng hớn hở.

Đối với Chu Trạch mà nói, các chi phí liên quan đến cửa hàng mới đều không phải do Chu Trạch xuất tiền.

Hứa Thanh Lãng đã trả trước một nửa số tiền, số tiền còn lại là do Bạch Oanh Oanh lấy vật bồi táng của cô ấy đem đi bán và lấy số tiền đó trả cho cửa hàng.

Tất nhiên, Hứa Thanh Lãng sẽ có ý định "nghỉ hưu". Anh ta không còn bán mỳ nữa mà kết hợp với Chu Trạch bán thêm cà phê và một số món ăn nhẹ trong hiệu sách.

Để kiếm tiền bây giờ, dựa vào Chu Trạch cả.

Cũng may thay, mọi người không hoài nghi về khả năng kiếm tiền của Chu Trạch. Cửa hàng mới của họ được mở ở khu phố phía Nam, nơi đây lượng người qua lại rất lớn, thế nên, quỷ đi qua đây cũng không ít.

Miễn là ông chủ Chu có hứng thú kinh doanh thực sự, một là không sợ thức khuya, hai là không sợ đau khổ, những con quỷ đến đây sẽ được gửi xuống Địa ngục. Khi đó, họ sẽ có rất nhiều tiền được gửi từ Âm phủ.

Lúc đó, mọi người sẽ rảnh rỗi ngồi đốt vàng mã ở trước cửa tiệm, có thể chờ người đi đường đánh rơi ví nữa. Khi đó, họ sẽ có trong tay cả một gia tài.

Hiệu sách có màu tối là màu chủ đạo, trông rất ấm cúng nhưng cũng đầy ma mị, sách bên trong cũng được bày ra một cách vừa phải. Các tờ báo và tạp chí được cập nhật liên tục, các cuốn tiểu thuyết được xếp thành một khu ngăn ngắn. Phần còn lại của hiệu sách nằm trong một khu riêng biệt.

Đối với những thứ không thực sự cần thiết cho lắm, Chu Trạch sẽ không sắm sửa thêm.

Tầng hai của hiệu sách là nơi sinh hoạt của mọi người. Trên đó có ba phòng ngủ riêng cùng một nhà vệ sinh chung.

Ngày đầu tiên mở cửa, không bắn pháo hoa, không nổ pháo mừng, mọi thứ dường như rất đơn giản.

Lão đạo cũng rất hiểu chuyện. Ông giúp Bạch Oanh Oanh quét dọn vệ sinh. Chu Trạch ngồi bên quầy bar và nếm thử ly cocktail mà Hứa Thanh Lãng vừa mới pha.

Nhấp một ngụm rồi đặt ly xuống, con khỉ nhỏ ngồi bên cạnh anh cũng uống trộm một ngụm. Chắc con khỉ thấy vị của cocktail rất khó uống nên thấy nó nhăn mặt rồi không ngừng lè lưỡi liên tục.

Đường Thơ nằm một mình trên tầng hai. Cô ấy là một người rất khép kín. Bình thường, nếu không có chuyện gì thì cô ấy sẽ ở lỳ trong phòng không ra khỏi cửa, mặc dù vậy, cô ấy cũng không thấy nhàm chán.

Mọi thứ đã dần ổn thỏa và khi sẵn sàng để đón khách thì khi đó hòang hôn cũng vừa buông xuống.

Oanh Oanh cầm ra một cái biển hiệu, trên đó ghi "Deep Night Bookstore". Cô treo biển hiệu lên, sau đó nhảy xuống. Oanh Oanh nhìn biển hiệu vỗ tay rồi cười, ra vẻ rất hài lòng.

Sau đó, cô theo chỉ dẫn của Chu Trạch treo thêm hai bên cửa đồ trang trí- đó là hai câu đối. Nó được treo lên hai bên cánh cửa theo thứ tự của nó.

Đây là những đồ trang trí lấy từ cửa tiệm cũ.

Oanh Oanh hỏi qua Chu Trạch ý nghĩa của hai câu đối đó, Chu Trạch nói rằng đó là một câu chuyện có từ rất lâu.

Anh kể câu chuyện này không phải là đang nói lên quan điểm cá nhân của anh. Mọi người chỉ cần lắng nghe cho vui thôi, không cần bận tâm lắm.

Hiệu sách của Chu Trạch đa phần dành cho người đã khuất, người sống chỉ là khách hàng mang yếu tố bổ sung cho cửa tiệm. Hồi trước có một hiệu sách nằm ở Thông Thành, cách không xa thị trấn phía Nam cho lắm. Ở đó còn có một hiệu sách khác, hai hiệu sách không ngừng cạnh tranh với nhau.

Chu Trạch còn nhớ rất kỹ hồi anh còn nhỏ, hiệu sách Thông Thành có quy mô và tầm ảnh hưởng rất lớn. Những năm gần đây, theo quy chế kinh tế thị trường, nhiều cửa hàng sách mở ra, làm cho tầm ảnh hưởng của hiệu sách Thông Thành bị giảm bớt rất nhiều so với hồi trước.

Cũng có thể nói rằng, sự phát triển lớn mạnh của điện thoại di động cùng sách điện tử đã làm cho người đọc càng ngày càng xa dần với phương pháp tiếp nhận thông tin bằng cách đọc sách truyền thống.

Mọi việc coi như đã đi đến những bước cuối, cửa hàng coi như dọn dẹp xong!

Trên thực tế, khách kéo đến rất nhanh, tính từ lúc mở cửa chính thức là 7 giờ tối đến nay, đã có tới mấy nhóm khách đến. Nhưng họ đa phần là những người số, họ đến đây gọi cà phê để ngồi nói chuyện phiếm với nhau.

Khi khách hàng là người sống vào quán, Chu Trạch vẫn ngồi im, không làm gì cả. Ngược lại, Hứa Thanh Lãng chạy đôn chạy đáo pha đồ uống cho khách.

Chín rưỡi tối, khách đã về gần hết, Hứa Thanh Lãng ngồi nghỉ ngơi một chút. Anh nhìn sang Chu Trạch đang nằm dài trên chiếc ghế bành, nói:

"Lão Chu, tôi nghĩ chúng ta nên treo một tấm biển "Người sống không được đi vào trong", anh nghĩ thế nào?"

"Rồi hôm sau, quản lý thị trường sẽ đến cửa hỏi thăm chúng ta." Chu Trạch không ngần ngại gạt phăng ý tưởng của Hứa Thanh Lãng.

"Nhưng tôi thấy việc này quá mệt, mệt hơn mở cửa hàng mỳ rất nhiều." Hứa Thanh Lãng trông rất buồn bã.

Trước kia, cửa hàng mỳ của hắn ta không có nhiều khách đến ăn. Người đến mua mỳ đa số là mua để mang đi. Nếu anh ta muốn nghỉ ngơi, sau khi nấu xong anh sẽ giao cho shipper mang đi cho khách hàng. Bây giờ ở cửa hàng mới, khách muốn uống ở đây chẳng lẽ Hứa Thanh Lãng lại đuổi khách đi?

"Anh nhìn xem ngoài cửa đi."

Chu Trạch nhìn một chút ra ngoài cửa.

Xem ra, đây đúng là một địa điểm tốt, hôm nay việc kinh doanh của quán rất thuận lợi.

Bước vào cửa là một bà lão, chống một cây gậy dài, thân hình gầy gò, mặt bà trợn trừng lên. Hình như khi chết bà không nhắm mắt.

Toát ra trên người bà lão có một chút oán khí, có thể khi chết bà còn một chút tiếc nuối, nên bà không thể xuống Địa ngục, cũng không thể đầu thai.

Tuy nhiên, oán khí của bà so với Lệ quỷ thì còn có một khoảng cách rất lớn.

"Anh chuẩn bị đồ ăn đi." Chu Trạch nói với Hứa Thanh Lãng.

Hứa Thanh Lãng rất mệt mỏi nhưng cũng không nói gì, thực chất, việc chuẩn bị thêm các món ăn cho những linh hồn sắp xuống địa ngục là do Hứa Thanh Lãng đề xuất.

Anh cảm thấy rằng việc gửi những con ma trực tiếp xuống Địa ngục rất thô lỗ, quá khô khốc và không có chút tình người.

Do đó, anh ta đã đề nghị chuẩn bị thêm một bữa ăn cho họ trước khi họ lên đường, thêm vào đó, họ sẽ có thêm một chút tiền âm phủ.

Việc này giống như trong rạp chiếu phim, ngoài thu được tiền vé, họ còn một khoản thu khác từ việc bán coca và bỏng ngô.

Món ăn cần chuẩn bị cũng rất đơn giản: Một đĩa củ cải khô, một đĩa lạc rang, một bát cơm có một đôi đũa cắm trên đó và một chén rượu.

Đó đều là những thứ có sẵn, không cần nấu nướng thêm nên không khó khăn gì.

Lão đạo đặt một chiếc bàn cùng một chiếc ghế nhỏ vào trong góc hiệu sách đồng thời kéo tấm rèm lên để cách ly tầm nhìn với bên ngoài. Nếu không, khi những vị khách bình thường mà nhìn thấy cảnh này thì họ sẽ giật mình chết khiếp mất.

Căn phòng này được coi là một căn phòng đặc biệt, nó được thiết kế riêng cho ma quỷ.

Chu Trạch cầm cốc trà đến trước mặt bà cụ, nói::Mời bà dùng chút trà."

Bà cụ có chút ngập ngừng. Có thể thấy được vẻ mặt bà cụ rõ ràng sợ sệt Chu Trạch nhiều hơn là đang ngại ngùng. Bà miễn cưỡng đưa tay ra nhận.

Hứa Thanh Lãng mang một lọ nước đến rồi đưa cho lão đạo. Sau khi lão đạo bôi thứ nước đó lên mắt, ông đã có thể nhìn thấy được bà cụ.

Thành thực mà nói, cửa hàng này mở cửa là để đón tiếp ma quỷ ghé thăm. Đã từ rất lâu rồi lão đạo không gặp ma quỷ gì cả, nhất thời có chút thổn thức khi gặp bà lão. Lão đạo lại nhớ đến ông chủ cũ của mình hiện đang ở Thành Đô.

Tuy nhiên, cảm giác thổn thức đó trôi qua rất nhanh.

Lão đạo lại nghĩ về khoảng thời gian trước kia, ông cùng ông chủ cũ của mình "hành tẩu giang hồ", nhưng đến cuối cùng họ lại phải chia tay. Ông chủ hẹn lão đạo vào ngày cánh cửa Địa ngục được mở ra,

Thì ngày đó ông chủ sẽ trở lại.

Bạch Oanh Oanh cũng mang một chiếc ghế nhỏ ra ngồi cạnh bà cụ. Bà vẫn cảm thấy có chút ngại ngùng. Ở cạnh bà lúc này có một thây ma, một quỷ sai, một huyền tu, cộng thêm lão đạo với đũng quần chứa đầy những lá bùa,

Bà ngồi khép nép, im lặng.

Bà cụ cảm giác vây quanh bà là những con sói kỳ cựu, khiến bà không dám nhúc nhích.

"Bà ăn chút đi, ăn xong rồi lên đường."

Chu Trạch thúc giục nói.

Bà cụ mỉm cười rồi cúi xuống và bắt đầu ăn.

Bây giờ bà thấy mình như con mèo con đầy sợ sệt đang ở trong chuồng hổ dữ.

Nếu ở ngoài, bà có thể dọa cho người đi đường sợ đến khóc thét, hồn bay phách lạc, thì giờ đây, bà chỉ có thể lặng lẽ ngồi ngoan ngoãn ăn cơm.

"Bà lão, sao bà lại chết vậy?" Lão đạo lúc này bắt đầu hỏi.

Dù bây giờ lão đạo đã già nhưng ông ta vẫn rất hiếu động. Người ta nói "càng già càng lắm chuyện" quả không sai.

Ông ấy khi rảnh rỗi thường nói chuyện với con khỉ nhỏ. Ông kể về chuyện hồi trước mình đã hạ gục được rất nhiều con quỷ hung dữ, ông còn đánh nhau với một con khỉ rất to ở núi Ngũ Chỉ;

Con khỉ nhỏ cũng tham gia hưởng ứng câu chuyện rất nhiệt tình. Miễn là lão đạo mua cho nó một ít đồ ăn nhẹ, nó có thể nghe lão đạo luyên thuyên cả ngày. Chợt bà lão vẫy vẫy tay:

"Nói cho tôi biết!"

"Tại sao ông lại hỏi tôi như vậy!"

Lão đạo có chút không hiểu. Ông biết bà lão đang trả lời mình nhưng lại nói bằng tiếng địa phương.

Ông nhìn sang Chu Trạch:

"Bà ấy bị bệnh và chết." Chu Trạch phiên dịch.

Tiếng địa phương của Thông Thành có chút khác biệt với tiếng phổ thông, nếu không nghe kỹ thì sẽ không hiểu được.

"Bà lão à, dù bà đã chết rồi, đã biến thành ma nhưng bà vẫn phải học nói tiếng địa phương chứ. Khi vào trong địa ngục rồi bà sẽ thấy hối hận đấy.

Hãy nghĩ mà xem, trên đường xuống Hoàng tuyền có rất nhiều người. Trên đường đi nếu không biết được tiếng phổ thông, bà không thể nói chuyện với mọi người được, như thế nhàm chán biết bao."

Lão đạo có thiện ý nhắc nhở.

Bà cụ có vẻ hơi xấu hổ, chỉ cúi đầu ăn.

"Bà có con không?" Lão đạo hỏi tiếp.

"Dư dả quá."

Lão đạo lại nhìn về phía Chu Trạch, ý là, anh mau mau phiên dịch đi.

"Bà ấy có một đứa con gái." Hứa Thanh Lãng phiên dịch.

"Thế chắc hẳn, sau khi bà chết, cô ấy đã hóa cho bà rất nhiều tiền giấy?" Lõa đoah xoa xoa lòng bàn tay.

Người phụ nữ lớn tuổi sau khi nghe những lời đó, bà sững sờ và mỉm cười cay đắng: "Điều kiện nhà tôi không được tốt." (Hứa Thanh Lãng dịch).

"Điều kiện gia đình không tốt?" Lão đạo vẫn không nản lòng, "Không sao, tiền giấy cũng không đắt lắm. Chỉ cần con của bà có lòng thành, thì bà chắc hẳn phải có một ít."

"Khi tôi bị bệnh, gia đình tôi cố gắng lo liệu mãi nhưng vẫn không đủ tiền chữa bệnh cho tôi." (Hứa Thanh Lãng dịch).

"Hoàn cảnh của bà thật đáng thương." Lão đạo lau nước mắt.

Bạch Oanh Oanh trong lòng cũng có chút buồn.

"Con gái của tôi đã đến bệnh viện hỏi tôi có muốn tiếp tục điều trị nữa không hay dừng lại. Lúc đó, tôi chỉ có thể nằm liệt một chỗ, không thể cử động được. Nó nói với tôi, nếu tôi muốn tiếp tục chữa trị thì đừng chớp mắt, nó sẽ cố gắng lo tiền bạc dù có phải bán nhà đi chăng nữa. Nếu tôi chớp mắt, tôi sẽ phải ngừng điều trị và rời khỏi thế giới này."

"Con gái của bà thật hiếu thảo. Sau đó bà đã làm gì."

"Tôi đã chớp mắt. Con gái đã đưa tôi từ bệnh viện trở về nhà." Bà lão tiếp tục lau nước mắt.

"Bà đưa ra quyết định từ bỏ mạng sống của mình hẳn không dễ dàng gì. Nhưng sau cùng, bà vẫn nghĩ cho con cái." Lão đạo lau nước mắt.

Trên thực tế, trong cuộc sống này có rất nhiều chuyện như vậy xảy ra. Nhất là với bệnh nan y, để tiếp tục chữa bệnh thì người nhà bệnh nhân phải chuẩn bị rất nhiều tiền. Nhiều gia đình kinh tế khó khăn, dù phải bán nhà rồi vẫn không đủ tiền chữa bệnh.

"Bà à, bà thật vĩ đại." Oanh Oanh nói.

"Tôi sẽ rót thêm cho bà một chén rượu." Hứa Thanh Lãng tiếp lời.

Khi mọi người xung quanh đang đẫm lệ, hai hàng nước mắt chảy dài thì Chu Trạch lúc này đây dở khóc dở cười.

Anh chỉ vào đôi mắt của bà lão khi vừa bước vào cửa, đôi mắt của bà đã trợn trừng, hỏi:

"Làm sao bà chớp mắt được?"

Bà lão nghe xong,

Không khóc nữa,

Lập tức nói lớn:

"Con gái tôi,

Nói với tôi rằng. Nếu tôi không chớp mắt thì sẽ tiếp tục chữa bệnh. Nếu tôi không chớp mắt, thì nó sẽ bán nhà đi để chữa bệnh cho tôi.

Sau đó,

Đợi năm phút sau,

Tôi thực sự không nhịn nổi nữa,

Nên đã chớp mắt một cái.

Lập tức, con gái tôi lau nước mắt, nói:

Được rồi,

Mẹ à,

Con hiểu ý của mẹ rồi,

Con sẽ đưa mẹ về nhà, không chữa bệnh nữa.