Tiêu Lâm căn bản không có ai để dựa vào, ngoài Tri Nghĩa Đường mà ai cũng biết ra thì cũng không thấy hẳn đi kết giao với đại quan hay quý nhân nào.
Chưởng môn Dịch Quy của Côn Ngô Các đánh giá cao hắn nhưng cũng không tới mức có quyền hành lớn để che chản cho hẳn.
Tiêu Lâm hành sự như vậy nhưng không một thế gia nào đoán ra ai đã khiến hắn có gan như thế.
Đến hoàng đế cũng không tưởng tượng ra món quà hoàng đế ban tặng mà hắn có thể hiểu được.
Dù Tiêu Lâm chưa từng gặp hoàng đế nhưng thông qua món đồ được tặng lần này cùng với việc hắn từng đọc rất nhiều các câu chuyện lịch sử thì hắn đã biết rõ được tâm ý của đế hoàng
Hoàng đế thời cổ đại mà thưởng đồ thì dù là một đ ĩa thức ăn thôi, các quan thần cũng phải đi suy ngẫm.
Ngày giế t chết Thẩm Dương, lúc đếm được 11 viên châu là Tiêu Lâm đã hiểu tại sao hoàng đế lại tặng hắn chuỗi bạch ngọc 18 viên.
Âm dương điên đảo, sắp xảy ra phản chính bạo loạn rồi. Vậy thì dùng cách này để ám thị có thể đặt Tiêu Lâm trong tay. văn nhân.
18 hạt.
18 người.
Tống Thiên Vấn, Thẩm Dương, Chu Hành đã xong, còn lại 15 người.
Thời gian còn nhiều, hiểu được ý của đế hoàng, Tiêu Lâm cũng có sự chắc chắn, yên tâm thi xong và chờ đợi kết quả.
Mười ngày sau, kỳ thi hội công bố thành tích.
Các quan viên của Thái thường tự bận rộn đọc bài thi.
Điện Trường An, công chúa Đại Đồng của Tri Nghĩa Đường cầu kiến hoàng đế, đang quỳ bên ngoài điện chờ đợi.
Mã công công mỉm cười, khom người ông chúa đợi một lát, bệ hạ đang bận”
“Công công, không vội”, khuôn mặt của công chúa Đại Đồng vô cùng kiều diễm sau lớp che mạng với đôi mắt long lanh.
Nghe nói nàng ta là người đẹp hàng đầu của Tây Vực. Đáng tiếc sau khi tới Đại Ngụy thì phải nhập gia tùy tục, cả ngày đeo mạng che nên không ai nhìn thấy dung nhan thật sự của nàng ta.
Màu vàng vẫn là màu chí tôn. Công chúa của Đại ngụy đều không được dùng mạng che màu vàng mà công chúa Đại Động lại có thể.
Có thể thấy hoàng đế rất coi trọng nàng ta, còn hơn cả em gái ruột của mình.
Công chúa Đại Đồng thường ngày ở trong Tri Nghĩa Đường, rất ít khi đi lại trong hoàng cung. Nếu để truyền tin thì cũng nhờ người chạy vặt đi làm.
Vì thứ nhất công chúa không thích sự ảm đạm của hoàng cung.
Thứ hai là hoàng đế luôn muốn kén rể cho nàng ta nên tránh được thì nàng ta tránh.
Công chúa Đại Đồng là ngũ công chúa của Tây Vực, là con gái nhánh chính của hoàng hậu Tây Vực, có thân phận vô cùng tôn quý.
Nếu nàng ta và Đại Ngụy có thể kết nhân duyên thì sẽ giúp đường biên giới hai nước được ổn định lâu dài.
Chỉ đáng tiếc công chúa Đại Đồng kén chọn, đã chọn cả một lượt các đệ tử của các thế gia Đại Ngụy nhưng vẫn chưa có ai hợp ý nàng ta.
Hoàng đế cũng vì chuyện này mà đau đầu. Công chúa Đại Đồng tới Đại Ngụy không phải vì chuyện kết thân mà là sứ giả văn hóa.
Nếu là kết thân thì hoàng đế đã trực tiếp thu nạp vào. hậu cung rồi chứ không cần cảm thấy phiền phức về hôn sự của nàng ta như thế.
Người lấy được công chúa Đại Đồng phải là người có thân phận cao quý nhưng không được quá cao quý.
Nếu để kết duyên với người của hoàng tộc mà nàng ta có âm mưu tạo phản thì chắc chắn Tây Vực sẽ đánh Đại Ngụy.
Người có binh quyền cũng không được lấy nàng ta cũng vì đạo lý giống như vậy. Vì vậy trừ đi hoàng tộc và tướng môn thì hoàng đế tìm mãi trong đám đệ tử thế gia mà công chúa Đại Đồng đều lắc đầu cả.
Sau khi mặt trời xuống núi, ngoài cung điện bắt đầu nổi gió. Mã công công lệnh cho cung nữ mang tới một tấm áo choàng: “Trời vào thu rồi, cơ thể công chúa không thể để nhiễm lạnh được, xin hãy nhận lấy áo để tránh gió lạnh”.
“Đa tạ công công”, công chúa Đại Đồng hành lễ, lấy áo khoác lên người.
“Công chúa đợi như vậy, có việc gì quan trọng không? Nếu như gấp gáp thì lão nô sẽ vào xin phép hoàng thượng”, Mã công công có mắt tính tường, hôm nay công chúa đến thì chắc chắn là có việc cầu xin bệ hạ rồi.
“Không cần”, công chúa Đại Đồng đỏ mặt: “Đợi chút cũng không sao”.