Thằng Quân cắn chặt răng, gườm gườm nhìn tôi. Đầu gối nó nâng lên với dự định thúc cho tôi một cú, nhưng bị tay trái của tôi chặn lại, đồng thời tay phải tôi cũng siết chặt hơn.
“Anh hai bình tĩnh, có gì thì cứ từ từ nói chuyện. Anh em với nhau, đâu cần phải động tay động chân vậy.” – Tôi cười híp mắt nhìn nó, hưởng thụ cái cảm giác nó đang đau khổ chống đỡ.
“Mày, mày. . .” – Nó cắn chặt răng nhìn tôi, tay nó cố gắng gỡ bàn tay tôi ra nhưng đành bất lực, mặt cũng đã đỏ bừng lên. Tôi đoán chắc rằng là anh em gặp nhau mừng quá nên nó ngượng cũng nên.
Khóe miệng tôi khẽ nhếch lên một nụ cười, cảm thấy nên dừng được rồi. Tôi buông tay khỏi cổ nó đồng thời nhanh chóng lùi lại 2 bước đề phòng nó điên lên làm bậy, lúc ấy thì không kịp trở tay rồi. Sau khi được tôi thả ra, nó cúi người xuống, tay nó ôm lấy cổ hít lấy hít để, mắt gườm gườm nhìn tôi đầy hận ý.
“Mày cứ đợi đó, vụ này chưa xong đâu.” – Nó gằn giọng.
“Ồ, em cũng chưa có nói là xong mà. Anh hai cứ từ từ nghỉ ngơi, em đi uống cafe đây.” – Vỗ vai nó vài cái, để lại câu nói xong tôi cười ha hả bỏ đi.
Mới đi được vài bước, tôi nhận thấy trước mặt hiện tại là bé Uyên, không biết con bé đã đứng từ bao giờ, và hình như là nó thấy hết toàn bộ rồi cũng nên.
Nói sơ qua về bé Uyên, trong tiềm thức của tôi về lần đầu tiên gặp gỡ, bé Uyên là một người hay cười, cũng gần giống Thảo là thuộc dạng người ai gặp cũng quý. Nhưng do hoàn cảnh nên trước đây tôi rất ghét con bé, cơ mà con bé cũng mặc kệ, suốt ngày lân la nói chuyện với tôi rồi cười đùa. Nói đơn giản thì thằng Quân ghét tôi bao nhiêu, thì con bé lại quý tôi bấy nhiêu. Nhưng về sau một sự việc xảy ra đã khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ về Uyên, nhưng đồng thời cũng vì chuyện đó mà Uyên có vẻ xa cách tôi hơn, nói đúng hơn là sợ.
“Anh. . .” – Con bé hơi tần ngần nhìn tôi, có phần rụt rè nói.
“Em mới dậy à?” – Tôi cười, hỏi.
“Em dậy một lúc rồi, 2 anh. . . lại có xích mích à?” – Uyên nhỏ giọng hỏi.

“À, anh em lâu ngày không gặp nhau nên chào hỏi vài ba câu thôi.” – Tôi gác tay ra sau gáy, cười nhạt.
“2 người cứ vậy hoài, sau này mỗi người nhịn 1 chút đi được không?” – Uyên bặm môi nói.
“Thôi, dẹp chuyện này đi.” – Tôi khoát tay – “Giờ anh đang tính đi kiếm quán cafe nào ngồi, em đi không?”
“Tí nữa em đi với bạn rồi.”
“À vậy để hôm khác.” – Tôi gật gù, tôi đưa tay lên tĩnh xoa đầu con bé, như đã quen xoa đầu bé Thảo.
Uyên giật mình lùi nhanh về sau, trước khi tay tôi kịp chạm vào đầu nó. Còn tôi thì hơi hụt hẫng trước thái độ của con bé, đành thở dài rồi thu tay lại.
“Em. . . em xin lỗi, em . . .”
“Ài.” – Tôi thở dài: “Anh hiểu mà, thôi em ở nhà đi. Anh đi uống cafe đây.” – Vẫy vẫy tay chào nó, tôi lững thững đi xuống dưới nhà, phớt là nụ cười của người phụ nữ kia khi tôi đi đến gần cổng, cứ thế mà nghênh ngang đi ra ngoài.
Đi lêu bêu một hồi, cuối cùng kiếm được cái quán có không gian mát mẻ để ngồi. Đất này là đất cafe, cho nên quán cafe còn nhiều hơn quán cơm, đi trên đường thỉnh thoảng còn ngửi thấy mùi cafe bay từ đâu ra thơm nức mũi. Thành ra để cạnh tranh trong làm ăn, thì cafe ngôn thôi là chưa đủ, không gian quán cũng là điểm mạnh để thu hút khách. Vì vậy, chỉ vừa đi ra khỏi nhà khoảng vài chục mét là có quán sân vườn thoáng đãng, cực kỳ sảng khoái.
Sau khi nhắn vài tin cho em Thùy, thì em ấy xin lỗi phải kết thúc câu chuyện khi có việc phải đi nên tôi đành phải ngồi lim dim nghe nhạc. Thật đúng là Tết đến xuân về, đi đến đâu cũng thấy nhạc xuân, từng giai điệu vui tươi rộn ràng lọt vào tai. Nhưng đối với tôi, những giai điệu ấy chẳng khác nào như những chiếc móng vuốt đang cào xé tâm can, hả hê trước nỗi buồn xa nhà của một thằng nhóc đang lạc lõng trong quán cafe như tôi.
“No more champagne

And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue”
Đỉnh điểm là khi những giai điệu bài Happy New Year vang lên khiến lòng tôi càng trùng xuống. Nếu bạn ở nhà đón năm mới sum họp với gia đình, thực sự nó là một bài hát góp phần mang lại tinh thần phấn khởi hơn. Nhưng ngược lại, nó lại rất não nề đối với những con người xa nhà, cụ thể là tôi hiện giờ. Nhìn xung quanh bên cạnh, ai ai cũng hân hoan đón chờ năm mới đang mới đang đến. Tôi bất chợt chạnh lòng quạnh vắng, nhớ lại những năm trước. Cứ sáng 30 là cả đám bắt xe lên thành phố, đứng ngơ ngẩn ở chợ hoa chờ đợi chiều đến, để lúc đó hoa đào giảm giá, đứa nào cũng tươi cười vác trên vai cành đào to đồ sộ, hối hả leo lên chuyến xe cuối cùng trong năm để về nhà.
Tôi còn nhớ năm lớp 8, tôi với thằng Giang vì tranh nhau một gốc đào Nhật Tân có uốn kiểu, thân cây được khắc vỏ giống như vảy rồng. 2 thằng vừa nhìn là thích, kết quả là suýt cạch mặt nhau vì tranh giành. Cuối cùng tôi vui sướng lấy được gốc đào đó, còn nó vui sướng khi đi mua chỗ khác được. . . gốc đẹp hơn. Hai thằng cười toét miệng, về đến nhà là ngay lập tức nổi lửa để đốt gốc đào, hì hụi thổi bóng bay tỉ mỉ treo lên từng cành đào cho tăng thêm phần rực rỡ.
Tôi nhớ những buổi cuối năm đi chợ làm chân xách đồ ẹ, mệt nhưng mà vui lắm.Không khí Tết ngập tràn khắp phố, khắp các con đường làng, thấy được cả Tết về trong ánh mắt, nụ cười của từng người. Chỉ vậy thôi cũng đủ vui rồi
Tôi nhớ những ngày 29 mỗi năm, cả cái xóm nhỏ lại tụ tập vào cùng gói bánh chưng. Những bà mẹ thì ngồi vừa nói chuyện, tay thoăn thoắt trộn nhân, nặn bánh. Đàn ông con trai thì uống rượu, lâu lâu lại phụ bổ củi hoặc xách nước. Đám trẻ con chúng tôi thì lăng xăng chạy Đông chạy Tây, nghịch ngợm đủ thứ. Đến đêm bánh của ai nhà nấy luộc, hoặc có thể vài nhà gom lại để luộc chung. Và năm nào 3 thằng tôi cũng hì hục thức đêm để canh nồi bánh, vừa nói chuyện cười đùa, vừa run cầm cập trước cái rét cắt da cắt thịt của những ngày cuối năm. Để rồi mẹ thằng Phong lại phải bế từng đứa lên giường do cả 3 thằng lăn ra ngủ quên mất.
Nhà nước cấm đốt pháo, điều đó ai cũng biết. Nhưng quê tôi. . . không cấm, điều đó. . . chỉ có quê tôi biết. Đêm 30, cả cái xóm nhỏ náo loạn vì đám trẻ con tụi tôi. Đứa nào cũng hì hục treo 2 chùm pháo trước cửa, khi tivi vừa thông báo bước sang năm mới, đồng thời sẽ có tiếng hét của một thằng nào đó làm hiệu lệnh. Vài giây sau, cả xóm nhỏ tràn ngập những tiếng pháo nổ đì đùng, cháy hết 2 chùm pháo, đám trẻ con lại chia ra 2 bên đường tung pháo sáng nghịch ngợm. Cuối cùng là giải tán, nhưng không phải về nhà mà cả đám chạy theo người lớn trong Tết để đi chúc Tết, nói chính xác hơn là đi để kiếm tiền lì xì.
Sau khi đi lòng vòng kiếm được vài đồng lì xì xong, cả đám trẻ con mỗi đứa tự kiếm ình một con dao rựa để đi. . . hái lộc. Người ta đi hái lộc đầu năm chỉ bẻ những cành cây nhỏ có nhú mầm để tượng trưng ột năm mới kiếm được nhiều may mắn. Nhưng đám tụi tôi là cái đám phá hoại, vác dao trèo hẳn vào ngân hàng hoặc kho bạc để. . . chặt lộc. Năm nào cũng ba chân bốn cẳng bỏ chạy khi bị bảo vệ ra đuổi. Đi lòng vòng đến 3h sáng, cả đám lại tươi cười, mỗi đứa vác cành cây to tổ chảng trên vai nghênh ngang đi về. Để rồi sau đó đứa nào cũng dấu lụi vào một góc nào đó, vì biết rằng nếu vác cái “cành lộc” đó về, thì chắc chắn sẽ có một màn “cháo lươn” cực kỳ hoành tráng để chúc mừng năm mới. Chi bằng. . . để tạm lộc ở đó, mai ra lấy. . .
Tôi nhớ tới mấy hôm trước, khi mẹ tôi kể rằng mẹ đang sắm đồ Tết. Mẹ tôi còn đùa năm nay không có ai ra thành phố để mua hoa đào ẹ nữa rồi, vậy nên mẹ đành kiếm cái cành nhỏ cắm tạm thôi. Rồi nào là bánh kẹo mẹ mua nhiều lắm, đặc biệt là nho khô nữa, nhưng tiếc là con ở trong miền Nam không ăn được rồi, có thích thì qua Tết mẹ gửi vào cho. Nghe tới đó, tôi đã suýt bật khóc vì nhớ nhà, nhưng vẫn cố gắng nuốt ngược những giọt nước mắt ấy lại. Bởi vì tôi biết mẹ tôi đang cố đùa để cho tôi vui thôi, giờ tôi mà khóc rồi chắc mẹ tôi cũng khóc theo mất.
Tết là cái ngày cho gia đình đoàn viên, nhưng tôi đi học thì cách xa nhà quá không thể về được. Mẹ cười đùa nói rằng năm nay mẹ về Hà Nội ăn Tết với bác Hoa nên cũng không buồn đâu, con cứ ở trong đó thoải mái đi. Nghe mẹ cười xem ra rất thoải mái, nhưng làm sao tôi không biết mẹ cô đơn cỡ nào cơ chứ. Khi chuẩn bị cúp điện thoại, thì tôi nghe thấy tiếng mẹ thổn thức ở đầu dây bên kia, tôi biết mắt mẹ cũng ngấn lệ rồi, nước mắt tôi cũng đã chầm chậm lăn xuống từ lâu.

“Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we dont we might as well lay down and die
You and I”
Những giai điệu bài hát nhè nhàng xuyên qua từng lớp da thịt, ngấm sâu vào trong người tôi. Tôi khẽ lẩm bẩm - "Mẹ ơi. . . con nhớ nhà. . ."
Ngồi ngẩn ngơ đến hơn 10h, tôi đành đứng dậy tính tiền đi về. Có phần hơi lo lắng khi hỏi thằng Phong về tình hình mẹ của nó, nhưng nó chẳng hé răng nói gì ngoài cái câu: Mẹ tớ bị suy nhược thôi, nghỉ dăm bữa nửa tháng là khỏi. Chưa kịp hỏi gì thêm, nó đã phun cho tôi cả đống câu hỏi khiến đầu tôi to như cái đấu. Hoảng hồn cúp máy, không quên rủa thầm nó một trận cho bõ tức. Tôi nghĩ thầm, nó mà đã không hé răng thì đừng mơ có ai cạy được cái gì từ mồm nó. Thôi thì để vài hôm sau Tết xem tình hình thế nào rồi hỏi tiếp.
Về đến nhà, nhìn liếc qua tôi thấy cái toyota đang đậu trong một góc sân. Đoán chừng ông Phương cũng ở nhà, tôi giựt một ngọn trúc ngậm vào miệng, gác tay sau gáy từ từ đi vào nhà. Bước vào trong nhà thì tôi nhận thấy trong nhà đang có khách, lạnh nhạt gật đầu chào khách cho phải phép, đối đáp đôi ba câu với ông Phương cho có lệ rồi tôi bỏ lên trên phòng. Hơi thắc mắc vì rõ ràng xe máy để đầy ngoài sân, sao trong nhà có 2 người thế này. Cũng không quá quan tâm đến vấn đề đó, tôi chui vào phòng nằm gác chân phè phỡn. Cái không khí lành lạnh này khiến tôi cảm thấy rất dễ chịu, chẹp chẹp lưỡi vài cái bỗng nhiên thèm thuốc. Nhìn quanh quẩn phòng, có mỗi cái cửa sổ, đã thế còn nằm đúng hướng nắng buổi trưa hắt vào, thành ra đứng đó mà hút thuốc chẳng khác nằo tắm nắng, mà hiện tại thì tôi chưa có như cầu đó. Nên đành nhét bao thuốc vào túi quần rồi lò dò đi lên sân thượng.
Khi đi gần đến đầu cầu thang trên cùng, tôi thấy cửa ra sân thượng đang mở. Khẽ nhíu mày suy nghĩ, đoán rằng có người đang ở ngoài đó. Tính xác suất thì hơn phân nửa là gặp người mà tôi không muốn gặp, thôi thì đành gác lại cơn thèm thuốc, xuống phòng ngủ cho đẹp trời. Nhưng khi vừa đi thì tôi nghe thấy tiếng người phụ nữ kia đang nói chuyện với thằng Quân. Bỗng nhiên cái máu tò mò lại nổi lên, tôi lại gần cửa ngồi xuống bậc cầu thang nghe xem có gì hay ho không, biết đâu lại nghe được gì thú vị như câu chuyện vài năm trước, cũng do hóng hớt mà tôi vô tình nghe được.

“Sáng con với nó có chuyện gì vậy?” – Tiếng người phụ nữ kia hỏi thằng Quân.
“Con đang đứng đó thì nó đi ra gây sự với con.” – Tiếng thằng Quân bực bội trả lời.
“Đừng có gây chuyện với nó sớm quá, cứ mặc kệ nó đi.”
“Con có gây chuyện gì đâu, tự nó lại kiếm chuyện chứ bộ.”
“Mày dốt quá con ơi, giờ ba mày đang để ý tới nó. Mày cứ làm loạn lên thì chẳng giải quyết được gì, không khéo còn kéo thêm rắc rối. Cứ để vài hôm nữa, tới mùng 2 nó về thì tính.” – Tiếng người phụ nữ kia nói nhỏ, nhưng tôi vẫn nghe rõ ràng.
“Mẹ nói lạ vậy, mùng 2 nó về rồi còn làm được gì nữa.”
“Vậy đi, chiều mùng 2 để mẹ kéo ba mày đi đâu đó. Mày xem cố dụ được nó ra chỗ nào đó, cuối cùng làm gì thì làm. Miễn là đừng có ra mặt là được, có gì về mẹ nói đỡ cho”
“Dạ, để tới đó con kêu mấy thằng bạn con.”
“Nhớ cẩn thận đấy, thằng ranh này cũng thuộc dạng du côn chứ không phải hiền đâu.”
“Dạ con biết rồi.”
“Vậy đã, mẹ xuống dưới nhà đây. Đang có khách của ông già mày dưới đó. Thiệt tình, Tết nhất đến nơi mà còn bày ra khách với chả khứa làm gì không biết.”
Nghe trót lọt không sót một chữ, tôi nhẹ nhàng lỉnh ngay xuống phòng để tránh bị phát hiện. Khẽ nhếch môi cười, thầm nghĩ – “Cũng hay, đối kháng tay đôi riết chán ngấy, lâu lắm chưa có trận nào hỗn chiến ra trò rồi. Đúng lúc buồn ngủ thì gặp chiếu manh.” Thò tay lục lọi balo, lấy ra một món đồ mà đã lâu chưa dùng tới, tôi thích thú cười – “Chỉ sợ mày không dám ra tay, còn một khi mày dám. Tao sẽ chơi với mày đến cùng.”