Thôi Đào không đến thăm nhà anh cả cùng Hàn Kỳ ngay.
Lúc trước khi Thôi Đào cùng Bình Nhi về sơn trang Vô Mai, Vệ Vô Nguyên từng nói ông ta có một người bạn cũ quen biết cô Kiều, còn chọn phụ nữ trong tay cô Kiều cho ông ta.

Lúc đó Thôi Đào có nhờ Vệ Vô Nguyên liên lạc với người bạn này để dò hỏi tình hình của bà ta.

Nhưng vì người bạn của ông ta thích đi chơi tứ phía, không thể biết chính xác đang ở đâu nên liên hệ cũng có chút phiền phức.

Cuối cùng thì gần đây Vệ Vô Nguyên cũng tìm được người đó, lập tức phái người tới nhà họ Thôi đưa tin.
Người bạn tốt này của Vệ Vô Nguyên tên là Cổ Thành, là đồng hương với cô Kiều, cả hai gặp lại nhau sau nhiều năm rồi tâm sự một hồi.

Cô Kiều là người thôn Bính Châu, Tấn Giang, Tuyền Châu, Cổ Thành là người huyện Thanh Khê, Tuyền Châu, nhà ông ngoại gã ở thôn Bính Châu, năm gã 10 tuổi từng ở trong thôn 3 tháng, tính ra cũng có quen biết với cô Kiều.
Vì quen nhau từ nhỏ nên cô Kiều vừa gặp Cổ Thành đã thú nhận mình đang kinh doanh bằng việc “dạy dỗ người đẹp”, thấy danh tiếng của Cổ Thành trên giang hồ không tệ nên còn nhờ nếu gã rảnh thì nhớ ủng hộ mình.

Cổ Thành vẫn nhớ rất rõ, giới thiệu người đẹp ở chỗ cô Kiều cho nhóm bạn thân của mình.

Vệ Vô Nguyên cũng là một trong những anh em chí cốt của gã, là người thích người đẹp tươi ngon nhất, tất nhiên Cổ Thành sẽ không bỏ sót ông ta.
Vì Tô Ngọc Uyển và cô Kiều làm việc rất cẩn thận nên tới giờ Thôi Đào vẫn chưa biết rõ ràng xuất thân của chúng.

Giờ nhờ có đầu mối này mà biết được quê quán của cô Kiều ở đâu rồi.
Cô Kiều đã đi theo Tô Ngọc Uyển từ khi còn trẻ, cứ một mực trung thành với Tô Ngọc Uyển như thế, rất có thể cả hai đã quen biết nhau từ rất lâu rồi nên tình nghĩa rất sâu đậm.

Cân nhắc kỹ hơn, đưa ra giải thiết táo bạo một chút, rất có thể Tô Ngọc Uyển cũng xuất thân từ Tuyền Châu, thậm chí còn ở gần thôn Bính Châu.
Lần này tới Tuyền Châu, Thôi Đào chạy tới thôn Bính Châu để xác nhận trước.
Cô Kiều là người của thôn Bính Châu nên rất dễ tìm.

Tô Ngọc Uyển thì dựa theo chân dung để hỏi, vì bà ta chăm sóc bản thân rất kỹ nên Tô Ngọc Uyển trung niên trên bức tranh cũng không mấy khác biệt với thời con gái, hơn nữa vì bà ta rất xinh đẹp nên nếu phụ nữ lớn tuổi trong thôn có ai từng gặp qua đều sẽ có chút ấn tượng.
Tô Ngọc Uyển sống ở thôn Cổ Tỉnh cách thôn Bính Châu không xa, chỗ đó vốn dĩ không có thôn xóm gì, chỉ có một cái giếng cổ bỏ hoang, sau này thiên tai nên có một nhóm dân lưu lạc tới, ở đó sinh sống, dần dà cắm rễ thành mười mấy hộ dân, vì thế mới gọi là thôn Cổ Tỉnh.

Thôn Bính Châu gần biển, phong cảnh dễ chịu, lúc còn nhỏ Tô Ngọc Uyển thường lén tới thôn chơi nên quen biết cô Kiều.

Tô Ngọc Uyển biết vẻ ngoài của mình dễ dính thị phi nên lần nào ra ngoài cũng che mặt lại.

Người thực sự nhìn thấy ngoại hình của Tô Ngọc Uyển ở thôn Bính Châu cũng chẳng nhiều, chỉ có vài người phụ nữ hay nói chuyện với mẹ cô Kiều mới thi thoảng nhìn thấy cả hai.

Một người đẹp như Tô Ngọc Uyển, chỉ cần nhìn thoáng qua thôi cũng khiến người ta kinh ngạc, khó mà quên được.
Không bao lâu sau, tin có một thiếu nữ xinh đẹp ở thôn Cổ Tỉnh thường xuyên tới thôn Bính Châu cũng được đồn ra ngoài.

Lúc Tô Ngọc Uyển tới thôn Bính Châu sẽ có vài thiếu niên cùng tuổi lén huýt sáo với bà ta, thậm chí còn có kẻ to gan chạy tới bắt chuyện.

Lần nào cô Kiều cũng cầm theo một cây gậy để đuổi đám khốn đó đi.
Cha cô Kiều mất sớm, năm bà ta 10 tuổi thì người mẹ cũng tái giá, cha dượng có 2 đứa con trai riêng lớn hơn bà ta 2 tuổi, nhưng cực kỳ quan tâm bà ta.

Trước đây 1 nhà 5 miệng người sống cũng khá ổn, nhưng trong một lần ra biển đánh cá, cha dượng và 2 người con trai gặp tai nạn.

Mẹ cô Kiều lại goá chồng lần nữa, vì đau lòng quá độ mà bệnh không dậy nổi.

Tô Ngọc Uyển bèn ra mặt giúp cô Kiều chăm sóc mẹ, thay bà ta vào thành bốc thuốc.

Nhưng bỗng có một ngày, Tô Ngọc Uyển không về nữa.

Cô Kiều nhờ Thẩm nương hàng xóm chăm sóc mẹ giúp rồi chạy đi tìm Tô Ngọc Uyển, kết quả là khóc lóc quay về.
Sau đó chỉ có mình cô Kiều tự chăm sóc mẹ, nhận được sự giúp đỡ của người trong làng, nhưng mẹ bà ta vẫn không khỏi bệnh, cuối cùng thì qua đời.

Ngày cô Kiều đưa tang mẹ, Tô Ngọc Uyển đến thăm bà ta.

Phụ nữ trong thôn mới phát hiện Tô Ngọc Uyển đã gầy đi rất nhiều, tinh thần không tốt, có vẻ như là vừa khỏi bạo bệnh.

Lần này ngoài việc đưa tang cho mẹ cô Kiều, Tô Ngọc Uyển còn có một chuyện quan trọng khác muốn nói với cô Kiều.

Bà ta đã gặp được một quý nhân, có thể dẫn bà ta ra khỏi vũng lầy, bà ta không muốn trở lại đây nữa.

Nếu cô Kiều bằng lòng đi với bà ta, bà ta đã thương lượng xong với quý nhân rất, có thể dẫn cô Kiều theo.

Nếu không muốn thì đây là lời tạm biệt của bà ta, hẳn cũng là lần gặp nhau cuối cùng của cả hai.
Người thân nhất của cô Kiều đều đã không còn nữa, tuy trong thôn vẫn còn người thân khác đồng ý săn sóc cho, nhưng lúc đó cô Kiều lập tức quyết định đi cùng Tô Ngọc Uyển.

Khi ấy chú thím của cô Kiều không yên lòng nên còn khuyên can bà ta.

Vì họ không biết Tô Ngọc Uyển đã trở thành loại người thế nào, cũng không muốn đứa con duy nhất trong nhà anh em họ lại chạy ra ngoài hầu hạ người khác.

Nhưng lúc đó cô Kiều đã cực kỳ quyết tâm, nói mình nợ Tô Ngọc Uyển quá nhiều, dù Tô Ngọc Uyển có lừa bà ta, đẩy bà ta vào núi đao biển lửa thì bà ta cũng chấp nhận.
Nếu cô Kiều chỉ vì Tô Ngọc Uyển giúp mình chạy đi mua thuốc mà tự nguyện vào núi đao biển lửa thì không hợp lý lắm.

Trên đường mua thuốc, Tô Ngọc Uyển đột nhiên biến mất, lúc xuất hiện lại thì người không chỉ gầy gò mà còn mất tinh thần, rõ ràng khoảng thời gian đó bà ta phải nhận biến cố hoặc kích thích gì đó rất lớn.

Hơn nữa sau khi cô Kiều tìm bà ta về thì khóc lóc, không khỏi khiến người ta suy đoán rất có thể Tô Ngọc Uyển đã xảy ra chuyện trên đường đi mua thuốc cho mẹ cô Kiều.

Vì thế nên cô Kiều rất áy náy, cảm giác quá uất ức cho Tô Ngọc Uyển, thậm chí còn bằng lòng lấy mạng đền đáp bà ta.
Sau đó Thôi Đào định tới thôn Cổ Tỉnh để nghe ngóng tình hình cụ thể của Tô Ngọc Uyển, nhưng có người báo lại rằng 10 năm trước thôn Cổ Tỉnh đã không còn nữa rồi.

Đột nhiên sau 1 đêm cả thôn đã không còn tăm hơi đâu, lúc người đi ngang phát hiện chuyện này, thấy trên bàn của một số nhà dân có thức ăn đã mốc trắng, ít nhất cũng phải để đó 4 – 5 ngày.
Thời đó chuyện này đã gây ra chấn động trong vùng Tấn Giang, tới giờ nhắc lại vẫn cảm thấy lạnh sống lưng, cực kỳ đáng sợ.
Vì trong thôn Cổ Tỉnh đều là lưu dân, không có quan hệ thân thích gì với người bản địa nên giờ Thôi Đào chỉ có thể dò hỏi thông tin từ vài người từng có lui tới với người thôn Cổ Tỉnh mà thôi.

Hóa ra lưu dân thôn Cổ Tỉnh đều từ cùng 1 nhà, là người trong tộc của Tham tri Chính sự Tô Bặc Tả bị giáng chức kết tội 20 năm trước.
Quý nhân dẫn Tô Ngọc Uyển đi nói giọng Biện Kinh, cho cha mẹ ruột của Tô Ngọc Uyển một số tiền lớn nhưng chưa từng nói rõ thân phận của mình.

Sau khi nhận tiền, cha mẹ Tô Ngọc Uyển thấy đối phương không chịu nói thì cũng chẳng hỏi nhiều, có lẽ là vì nghĩ tiền nhiều nên đối phương cũng sẽ không bỏ bê con gái mình, hơn nữa Tô Ngọc Uyển cũng không có ý định chống đối, mọi việc cứ thế mà quyết định.
Cha mẹ Tô Ngọc Uyển không như những bậc cha mẹ khác, ít nhiều cảm khái rằng con gái đi quá xa.

Theo lời của người biết chuyện, phản ứng lúc đó của họ như đang thở phào nhẹ nhõm vậy.

Sau khi Tô Ngọc Uyển rời khỏi, trong nhà họ Tô đã khá khẩm hơn một chút, anh cả Tô Ngọc Uyển lấy vợ cũng rất hoành tráng.
Sau khi điều tra được hết những chuyện này, Thôi Đào chạy về Tuyền Châu để gặp Hàn Kỳ, không ngờ nàng vừa tới phủ Hàn đã bị “từ chối vì quá xấu”.

Dù nàng đi cửa sau phủ Hàn, nói rõ mục đích nhưng vẫn bị người làm canh cửa từ chối vì quá xấu xí.
Tên người làm này chỉ là một thiếu niên 12 – 13 tuổi thôi, nhưng thái độ khá ngang ngược.
“Ta là Sửu Đồng được Lục lang phái đi giải quyết chuyện quan trọng, thế mà mấy người lại ngăn cản, không cho phép ta vào.

Nếu cản trở việc lớn của Lục lang thì mấy người đừng trách ta đấy.” Thôi Đào chống nạnh, cực kỳ khí thế.
“Ngươi nói ngươi là tùy tùng của Lục lang quân, thế có bằng chứng không?”
“Chuyện này còn cần bằng chứng à, các người thông báo một tiếng đi, chắc chắn Lục lang sẽ lập tức gọi ta vào.”
“Lục lang là ai chứ, há có thể bị quấy rầy tùy tiện.

Ngươi lại là kẻ nào, bảo thông báo là bọn ta thông báo ngay à?”
Người làm nhìn Thôi Đào đầy ghét bỏ, khinh khỉnh nhếch một bên khóe miệng lên.
“Thực sự là quá xấu, sao Lục lang có thể giữ loại người thế này bên mình được? Người đứng bên ngài ấy nếu không thanh tú được như Trương Xương thì cũng phải thuận mắt một tí chứ.

Ngài ấy làm quan ở Biện Kinh phải giữ mặt mũi, sao lại có thể giữ kẻ xấu xí như ngươi lại được.”
“Ngươi không phải ngài ấy, tất nhiên không hiểu ngài ấy tốt bụng và tử tế thế nào rồi.

Ngài ấy giữa đường gặp được ta, thấy ta khó khăn nên mới giữ ta lại.” Thôi Đào giải thích.
“Lừa ai vậy hả, mau cút đi! Nếu không là ta báo quan đấy nhé!” Người làm lập tức chửi, chế giễu Thôi Đào, “Ngươi nói vậy ta lại càng không tin, từ trước tới nay Lục lang đều chỉ biết đọc sách, trong mắt không có thứ khác, cũng chẳng thích xen vào việc của người khác.

Có lần ta theo ngài ấy ra được, một cô gái xinh đẹp hơn ngươi nhiều, quần áo rách tươm, thảm hại nằm rạp dưới đất xin ngài giúp đỡ, ngài ấy chẳng thèm liếc mắt một cái đã bỏ đi rồi.


Cả Tuyền Châu này ai chẳng biết Lục lang nhà ta mặt lạnh tim lạnh, không dễ tới gần chứ?”
“Có chuyện này nữa à?” Thôi Đào kinh ngạc hỏi.
“Tất nhiên, có nhiều nữa là đằng khác.” Người làm khoanh 2 tay trước ngực, liếc nhìn Thôi Đào rồi hỏi nàng sao vẫn chưa đi, nếu không chịu đi thì y sẽ cầm gậy gỗ đánh nàng rồi báo quan đấy.
“Nhưng ta thật sự là Sửu Đồng được Hàn lục lang nhận giữa đường mà, ta nghĩ có lẽ lúc ngài ấy gặp phiền phức, ta tiện miệng nhắc nhở vài câu, ngài ấy thấy ta cũng đáng thương nên mới quyết định giữ ta lại đấy.” Thôi Đào giải thích thêm.
Người làm cười xùy một tiếng, nhíu mày nhìn Thôi Đào từ trên xuống dưới: “Nói thế thì ngươi đã từng hầu hạ bên người Lục lang nhà ta rồi à?”
“Tất nhiên.” Hình tượng người hầu của nàng không thể sụp đổ được, phải thật vững vàng.
“Cũng khéo đấy, ta cũng từng hầu hạ rồi.” Người làm lập tức hỏi, “Vậy nói đi, trên người Lục lang của chúng ta, chỗ nào có nốt ruồi đen?”
Thôi Đào lập tức nói: “Ngón trỏ!”
“Trừ tay ra còn chỗ nào nữa không?”
Nhìn kỹ nét mặt của tên người làm này, Thôi Đào to gan suy đoán: “Không có.”
“Sai rồi, trên mông.” Người làm lập tức nói.
Thôi Đào: “…”
Người làm thấy Thôi Đào mím miệng nhịn người rất lâu không đáp lại, hất cằm đắc ý nói: “Ta đã nói rồi, quả nhiên ngươi là kẻ bịp bợm.

Thực ra ta cũng không biết trên mông ngài ấy có nốt ruồi hay không, ta đang lừa ngươi đấy.”
Thôi Đào ngớ người ra, trợn tròn mắt nhìn y.
“Ta chưa từng nhìn thấy cơ thể của chú sáu —” “Người làm” nhất thời nhanh miệng nói hớ, lập tức lấy tay bịt miệng mình, còn trợn tròn mắt.
Chẳng trách tên “người làm” này lại nhiều chuyện như thế, không chịu thông báo mà cứ ngăn cản nàng, hóa ra là cháu của Hàn Kỳ.
“Nói đi! Sao ngươi lại muốn lừa ta hả?” Hàn Nhân Ngạn hỏi Thôi Đào.
“Ta không có lừa cậu, trên người ngài ấy không có thật, nhưng nghe cậu chắc chắn là có nên ta nghĩ có lẽ mình không nhìn kỹ thôi.

Dù sao đó cũng là chỗ người ta không muốn người khác nhìn chằm chằm vào mà.

Hơn nữa làm gì có ai không biết xấu hổ mà nhìn, thế nên ta mới kinh ngạc đấy, sợ đến mức trợn tròn mắt ra đây này.” Thôi Đào giải thích rất hợp lý, sau đó lễ phép mời y giúp bảo người thông báo một tiếng, nàng thật sự có chuyện quan trọng cần báo cáo.
Hàn Nhân Ngạn: “Không được! Ngươi xấu quá đi, ta mặc kệ ngươi có phải tùy tùng của chú sáu không, dù thế nào cũng không được vào nhà ta.

Có chuyện gì cứ nói với ta, ta là cháu của chú sáu, sẽ giúp ngươi truyền lại.”
“Không được! Ngươi xấu quá đi, ta mặc kệ ngươi có phải tùy tùng của chú sáu không, dù thế nào cũng không được vào nhà ta.

Có chuyện gì cứ nói với ta, ta là cháu của chú sáu, sẽ giúp ngươi truyền lại.”.