Quyền lợi đi liền với trách nhiệm, nghĩa vụ; muốn giành được những quyền lực và lợi ích nhất định luôn phải thông qua những nỗ lực để lập được những công lao, sự nghiệp đem lại hạnh phúc ọi người, hay dựa vào việc làm của mình để làm ọi người có thể chuyển nguy thành an. Khi bàn luận về sự mưu trí người ta thường hiểu nhầm sự mưu trí chằng qua là vận dụng một chút thông minh, đầu cơ mưu lợi mà không phải hao phí tâm trí, sức lực. Trên thực tế những mưu lược gia vĩ đại, thật sự có những thành tựu to lớn không ai là không dựa vào công lao to lớn để nổi tiếng khắp trên thiên hạ cả. Vì thế, "dĩ công nghiệp mưu thiên hạ" trên thực tế là cái căn bản của sự mưu trí, là sự mưu trí phổ biến nhất và cũng vĩ đại nhất. Trong mưu trí tranh giành chính quyền cần chuyển hóa mưu trí thành năng lực sáng tạo với một đoàn thể lợi ích nào đó, trong cạnh tranh thương mại, nếu dùng mưu trí trong một mức hạn định lớn nhất để tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng thì mới sẽ có được thị trường rộng lớn nhất. Đương nhiên nếu coi việc "dĩ công nghiệp mưu thiên hạ" là một mưu kế cụ thể thì điều quan trọng là vào lúc dường như không có cơ hội để "giành thiên hạ" thì nên hết sức cố gắng để làm được những công lao và sự nghiệp để có thể biến những hy vọng mong manh trở thành hiện thực.
Võ Tắc Thiên có bốn người con trai: Lý Hoàng, Lý Hiền, Lý Hiển và Lý Đán. Bốn người đó đều lần lượt làm thái tử. Lý Hoàng, Lý Hiền tính tình cương trực nên không được Võ Tắc Thiên yêu quý. Sau đó Lý Hoàng bị hạ độc chết, Lý Hiền cũng suýt bị giết may được Đường Cao Tông ra sức khuyên can mới được miễn tội chết nhưng bị giáng làm thứ dân. Lý Hiển, Lý Đán tính tình nhu nhược nhưng khi hai anh em họ lần lượt làm thái tử thì Đường Cao Tông đã chết, Võ Tắc Thiên lại có dã tâm làm nữ hoàng nên họ cũng phạm phải nhiều điều kiêng kỵ của Võ Tắc Thiên. Năm 683 sau Công nguyên, Lý Hiển được lập làm Đường Trung Tông nhưng đến năm 684 thì bị giam lỏng, sau đó bị giáng làm Lô Lăng Vương. Cũng trong năm đó lập Lý Đán làm hoàng đế trên danh nghĩa tức Đường Duệ Tông. Đến năm 690 Lý Đán lại bị giáng làm Hoàng Tự và Võ Tắc Thiên công khai tự mình xưng đế.
Hành vi "đại nghịch bất đạo" của Võ Tắc Thiên đã kích động sự bất bình của tộc họ Lý Đường và những người có truyền thống trung quân. Dưới sự cố gắng của họ, cuối cùng đến năm 705 sau Công nguyên cũng buộc được Võ Tắc Thiên lúc đó đang bệnh nặng phải nhường ngôi, Đường Trung Tông nắm hoàng quyền trở lại. Lý Đán cũng bị giáng làm An quốc tướng vương.
Ở đây điều đáng nói là sự mưu trí mà con trai của An quốc tướng vương là Lý Long Cơ đã dùng để giành lấy thiên hạ. Trong quá trình biến thiên hoàng quyền kể trên có thể thấy địa vị của Lý Long Cơ chẳng liên quan gì đến ngôi báu cả. Hoàng đế lúc đó là bác của anh ta, theo truyền thống thì hoàng đế kế vị chỉ có thể là anh họ của anh ta. Vả lại An quốc tướng vương sinh được năm người con trai, Lý Long Cơ thứ ba, cho dù hoàng đế đương triều là Lý Đán chăng nữa thì người kế vị cũng còn phải tính đến anh cả, anh hai của anh ta trước chứ khó mà đến lượt anh ta.
Song với một người tuy trẻ tuổi mà chí lớn như Lý Long Cơ thì đương nhiên không chịu đứng dưới những anh em cùng thế hệ với mình. Sau khi cân nhắc từ nhiều phía anh ta đã chọn cách lập công trạng để tiến tới ngôi vị hoàng đế.
Muốn làm nên công trạng thì điều đầu tiên là phải có thực lực, thứ hai là phải có hoàn cảnh và cơ hội. Để làm được điều đó trước tiên là anh ta ngầm liên kết với các hào kiệt, đồng thời bí mật liên lạc với vũ lâm quân để chuẩn bị lực lượng ứng phó ình lúc cấp bách. Tiếp đó anh ta rất chú ý tới các động thái triều chính để quyết không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.
Có một danh nhân đã từng nói rằng: cơ hội đối với mỗi người là như nhau, chỉ cần lưu tâm một chút thì ai cũng có thể nắm bắt được những cơ hội tốt. Lý Long Cơ đã rất nhanh chóng tìm được ình một cơ hội. Vốn là khi Đường Trung Tông bị Võ Tắc Thiên biếm trích, suốt ngày chỉ lo mình sẽ giẫm phải con đường giống của anh mình bị Võ Tắc Thiên hạ độc chết nên luôn có ý nghĩ coi nhẹ mạng sống của mình. May được Vi hoàng hậu thường xuyên khuyên nhủ, hết lòng chăm sóc nên mới không tự sát. Mà sau khi nắm được quyền hành đương nhiên là phải báo đền ân nghĩa, nhất nhất nghe theo Vi Thị, ban cho rất nhiều ân sủng. Nào ngờ, Vi hoàng hậu lại hạ độc Đường Trung Tông, bắt chước cách làm của Võ Tắc Thiên lập con trai là Trọng Mậu làm hoàng thái tử, Vi Thị tự mình lâm triều, nắm hoàng quyền. Đồng thời cũng chuẩn bị mưu hại Trọng Mậu, tướng vương Lý Đán và con gái Võ Tắc Thiên lúc đó cũng rất có uy quyền là Thái Bình công chúa để cuối cùng là cướp giang sơn nhà Đường. Trong tình hình đó, ai có thể giết những kẻ thù như Vi hoàng hậu, ai có thể vì Lý Đường trừ hại lập công thì người đó lẽ đương nhiên sẽ là người có quyền thế rồi.
Thế là Lý Long Cơ liên lạc với Thái Bình công chúa và con trai công chúa là Tiết Sủng Giản chuẩn bị hành động trước để kiềm chế, đánh dẹp Vi Thị. Có người khuyên Lý Long Cơ nên bẩm báo chuyện đại sự này với cha mình là tướng vương Lý Đán. Lý Long Cơ nghĩ rằng nếu nói cho cha mình biết trước chuyện này thì công lao đó đâu đến lượt mình. Vì thế cố ý lớn tiếng rằng: "Việc dấy binh lần này tôi làm chẳng qua chỉ vì xã tắc. Việc thành thì cái phúc ấy thuộc về phụ vương tôi, mà việc không thành thì mình tôi chịu, cái họa ấy không liên quan đến phụ vương. Nếu bẩm báo trước mà cha tôi không nghe, việc lại không thành thì thà không nói còn hơn". Thế là anh ta dẫn vũ lâm quân từ nhiều phía nhân lúc nửa đêm xông thắng vào cung giết chết Vi Thị, thượng quan Uyển Nhi và các đồ đảng của chúng.
Sau đó Lý Long Cơ, Thái Bình công chúa suy tôn Lý Đán lên ngôi hoàng đế. Không lâu sau có người đề ra việc "có thể trừ bỏ cái họa cho thiên hạ thì phải được hưởng cái phúc của thiên hạ", thỉnh cầu Đường Duệ Tông Lý Đán bỏ thông lệ "lập trưởng" mà phải lập con trai thứ ba, người có công lớn nhất là Lý Long Cơ làm thái tử. Lý Đán biết rằng lòng dân trong thiên hạ đã phục Lý Long Cơ rồi nên đồng ý lời thỉnh cầu ngay và đến năm 712 sau Công nguyên ông chủ động nhường ngôi. Lý Long Cơ đã bước lên ngai vàng một cách thuận lợi, thống trị thiên hạ suốt 44 năm.
Lý Long Cơ dựa vào hành động thực tế để lập nên công trạng, thể hiện thực lực, tài năng của mình để giành lấy sự tín nhiệm của bàn dân thiên hạ, giành lấy ngôi báu. Xe Toyota cũng từ trong nghịch cảnh đó, thông qua cách cải thiện tính năng, hiện thân để xây dựng hình tượng, giành lấy thị trường.
Trong những năm 60, công ty ôtô Toyota Nhật Bản đã từng thất bại thảm hại ở Mỹ và ngay cả ở thị trường trong nước cũng đã mất đi vị trí hàng đầu. Vì việc này mà công ty đã đặt ra chiến lược dốc sức cải tiến "xe Quahua", dự định dựa vào chất lượng hàng đầu để giành lại vinh quang đã mất.
Loại xe Quahua mới với tính năng được cải tiến rõ rệt đã ra đời. Nhưng ấn tượng về "xe Toyota không bền" vẫn là trở ngại lớn đối với việc khai thác thị trường. Thế là họ quyết định chụp hàng loạt những bức ảnh thử nghiệm có tính phá hoại "xe hơi cho bạn xem" như "Hổ của biển- quahua", "xe bay- Quahua", "đâm thẳng vào thùng xăng- quahua", "lao xe từ sườn núi cao- Quahua".
Trong bức ảnh "xe bay trong không trung", xe Quahua chạy với tốc độ cao chỉ trong nháy mắt bay cao tới 3 mét, xa 25 mét và sau khi chạm đất vẫn có thể đi với tốc độ cao. Lúc đó vận động viên đua xe chuyên nghiệp được mời đến lại nhát gan không dám biểu diễn điều khiển xe. Đúng lúc mọi người đang bó tay hết cách thì một nhân viên vốn vô danh tiểu tốt ở bộ phận quảng cáo của công ty là Sabugita đã đứng ra vì sự nghiệp của công ty sẵn sàng vào nơi dầu sôi lửa bỏng. Anh đi xe với tốc độ 120 km/h lên bục để bay và chỉ trong chớp mắt xe Quahua đã bay vào thiên không như một tia chớp cách mặt đất 2 mét với chiều dài 30 mét. Các nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh quý giá từ nhiều góc độ khác nhau.
Xe Toyota đã thông qua hàng loạt những thí nghiệm mang tính phá hoại, dựa vào sự thực không thể bác bỏ để chứng minh phẩm chất ưu việt của mình, thể hiện khả năng đáp ứng lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng để giành được thành công to lớn. Không lâu sau đó, công ty Toyota trở lại vị trí hàng đầu trong việc xuất khẩu và ngày nay khẩu hiệu quảng cáo "xe đến trước ngọn núi tất sẽ có đường, có đường đi tất sẽ có xe Toyota" đã có mặt khắp toàn cầu.
Ở đây ngoài việc công ty Toyota vận dụng kế "dĩ công nghiệp mưu thiên hạ" còn phải nhắc đến Sabugita, chẳng bao lâu sau anh cũng được đề bạt làm giám đốc công ty Toyota ở Thái Lan, trở thành một đại doanh gia trong thị trường tiêu thụ xe quốc tế một anh hùng vĩ đại nhất của vương quốc Toyota. Có thể nói anh là người vận dụng và đạt được lợi ích từ kế "dĩ công nghiệp mưu thiên hạ".