Tháng 8 năm 618, Lý Thế Dân dẫn quân đến Long Tây giao chiến với Tiết Nhân Cảo.
Tiết Cử, cha Tiết Nhân Cảo vốn là một hào sĩ ở Long Tây, giữ chức quan hiệu úy của Kim Thành phủ. Sau nhờ biết nắm bắt thời cơ hành sự nên có trong tay vài chục vạn quân và làm chủ hoàn toàn Long Tây, thanh thế vang dội. Lúc mới đầu tự xưng là Tây Tần Bá Vương, sau lại xưng là Tần Đế. Tiết Cử chết thì Tiết Nhân Cảo kế thừa ngôi vị. Tiết Nhân Cảo giỏi cưỡi ngựa bắn cung, võ dũng hơn người, được mệnh danh "chấp vạn quân địch", đã từng tham chiến trăm trận, mỗi trận đều báo tin đại thắng. Tháng 6 năm 618 đánh bại đại quân Đường do Bát tổng quản dẫn đầu, giết luôn Đường đại tướng quân Lý An Viễn, bắt sống Hoằng Cơ, giết và bắt tù binh hơn một nửa số sĩ tốt quân Tùy.
Tiết Nhân Cảo cũng định tiến công Trường An, tất nhiên không coi Lý Thế Dân ra gì. Lý Thế Dân vừa mới chiếm đóng ở Cao Giá (nay ở phía bắc Trường Vũ, Thiểm Tây), Tiết Nhân Cảo vội phái tướng quân dũng mãnh Tông La Hầu đem quân xông tới đại bản doanh Triết Giá (nay thuộc phía đông bắc Kinh Xuyên, Cam Túc), đứng ở phía trước trướng của Lý Thế Dân dương oai diễu võ, gọi tên khiêu chiến.
Lý Thế Dân không chút phản ứng, nghiêm lệnh cho tướng sĩ phòng thủ cho chắc, không được manh động, trái lệnh sẽ bị chém đầu.

Nhưng Tông La Hầu không hề nản, ngày nối ngày đều ra khiêu chiến, thậm chí còn chửi mắng, quân Đường tức tối không chịu được, ai nấy nắm chặt nắm đấm, hận rằng không được lập tức xuất mã quyết một trận sống còn. Chỉ vì quân lệnh như sơn nên đành phải tìm Lý Thế Dân thỉnh chiến.
Lý Thế Dân tuyên dụ cho các tướng sĩ "Quân ta vừa bị thất bại, sĩ khí hao tổn mà đối phương đang thừa thắng xông lên chắc chắn là đang ở thời điểm mạnh nhất. Quân ta bắt buộc phải cố thủ chặt chiến lũy để nuôi dưỡng nhuệ khí, tránh lúc địch đang hăng. Đợi đến lúc nhuệ khí địch giảm xuống mới có thể đánh một trận thắng.
Các tướng sĩ nghe lệnh cứ bán tín bán nghi, nhưng không tiện tranh luận với Lý Thế Dân đành cố gắng chịu đựng, người nào về chỗ người nấy. Ai ngờ hôm nay không đánh, ngày mai không đánh, thế là đã năm, mười ngày trôi qua, Lý Thế Dân vẫn không thay đổi thái độ, từ tướng quân cho tới sĩ tốt đều nóng máu sôi gan như một ngọn núi lửa chực phun trào, ai nấy đều sẵn khí khái muốn nhanh chóng được quyết chiến một trận với Tiết quân, có chết cũng cam tâm.
Bỗng nhiên có một tướng lĩnh dẫn vài trăm kỵ binh từ phía địch kẻo đến xin hàng Lý Thế Dân. Vị tướng này nói ông ta tên là Lương Hồ Lang, vì trong doanh trại đã cạn lương thực, biết chắc sắp bị quân Đường tiêu diệt nên đến trước để xin hàng. Lý Thế Dân căn cứ mọi tình hình để phán đoán, thấy lời Lương Hồ Lang nói là thật, bèn lệnh cho hành quân tổng quản là Lương Thực dời từ trên cao xuống Thiển Thủy Nguyên dựng trại và khiêu chiến Tiết quân, dụ địch ra đánh.
Tông La Hầu vui mừng quá đỗi, lập tức dẫn quân chủ lực tới đánh Lương Thực. Lương Thực thì lợi dụng địa thế hiểm trở mà kiên thủ. Tông La Hầu đánh mấy ngày không thắng nên sốt ruột vô cùng cứ vòng qua vòng lại và càng bất chấp tất cả mà phát lệnh tấn công.
Lúc này Lý Thế Dân lại lệnh cho hữu võ hầu đại tướng quân Bàng Ngọc xuất trận tại phía nam Thiển Thủy Nguyên. Trước khi đi còn quan tâm dặn dò: nếu Tông La Hầu dẫn quân tới đánh thì phải quyết tâm đánh với hắn đến cùng, không được bỏ chạy.

Bàng Ngọc phụng mệnh đưa quân đến Thiển Thủy Nguyên dàn trận. Chiến trận vừa dàn xong thì Tông La Hầu đã bỏ qua Lương Thực mà kéo đến đem theo rất nhiều binh mã vây chặt Bàng Ngọc để đánh từ bốn phía. Bàng Ngọc hô lớn "Nguyên soái liệu địch như thần, nhất định sẽ có quân chi viện, các huynh đệ chớ có sợ hãi, phải quyết tâm tiêu diệt địch! Ta cũng quyết không sống một mình!". Nói xong thì thúc ngựa dẫn đầu quân xông vào giữa quân Tông La Hầu chém giết. Các thuộc hạ của Bàng Ngọc đã phải chờ đợi hơn hai tháng, mong mỏi có cơ hội để quyết chiến, nay đã ở vào tình thế như vậy mà không quyết chiến thì chỉ còn đường chết, thế nên tất cả đều hăng hái noi gương Bàng Ngọc dũng cảm xông lên, lấy một chọi mười.
Máu chảy đầu rơi không kể xiết, ông trời nhìn thấy phải buồn lòng. Quân Đường anh dũng, quân Tiết người đông, nhất thời khó mà phân biệt cao thấp. Nhưng Bàng Ngọc thừa biết nếu dựa vào thực lực thì có anh dũng đến đâu cũng không chọi nổi nhiều người, vì thế chẳng mấy chốc đã trông thấy rõ thế yếu của quân Đường. Bàng Ngọc đang lo lắng trong lòng, bỗng thấy các sĩ tốt trong đám quân của Tông La Hầu cứ thi nhau tháo chạy, có một đại soái quân Đường tay cầm trường mâu bỗng đột ngột xuất hiện, đằng sau lại có thêm vài mãnh tướng đang hăng hái ứng viện Bàng Ngọc. Bàng Ngọc thấy người đang tiến đến không phải ai khác mà chính là đại soái chinh phạt phía tây Lý Thế Dân lần này đến bình định Long Hữu.
Bàng Ngọc và các tướng sĩ hứng khởi lạ thường cùng nhau kết hợp với chủ soái đánh địch, bên ngoài lại cổ quân Đường tiếp ứng, trong ngoài dồn đánh. Quân Tiết đang lớn mạnh như sơn bỗng nhiên tan tác chi còn lại những sinh mạng cuối cùng đang bị bắt, bị giết.
Trong chiến dịch này, thế lực Lý Thế Dân so sánh với thế lực của quân địch thì rõ ràng là không bằng nên phải dùng cách "tránh lúc quân mạnh, đánh khi quân rệu rã". Trước tiên dưỡng binh, dụ quân địch cầm cự được hai tháng, đợi khi quân địch lương thực thiếu thốn, ý chí giảm sút, chỉ muốn quay về nhà thì sẽ dụ địch giao chiến. Sau đó bất ngờ xuất kỳ binh, đánh nhanh thắng lớn, triệt để bẻ gãy ý chí quân địch. Dưỡng quân hai tháng thì có thể đạt được hiệu quá trong khoảnh khắc diệu kỳ. Đối diện với hoàn cảnh này, cần phải đạt được hiệu quả tốt đẹp, với cách chống giặc này của Lý Thế Dân thì có thể xem là thượng sách.
Một số công ty của Nhật và một số công ty Mỹ tiến hành một cuộc đàm phán lớn về kỹ thuật. Khi đàm phán bắt đầu, một đại biểu cấp cao phía Mỹ đưa ra một đống lớn tài liệu đủ loại về thông số kỹ thuật, vấn đề cần thương lượng, phí tổn... rồi thao thao bất tuyệt nói những ý kiến phía công ty mình mà chẳng hề để ý đến phản ứng các đại biểu của các công ty bên Nhật. Nhưng thực tế thì đại biểu của phía công ty bên Nhật Bản cũng chẳng hề phát biểu gì mà chỉ ngồi chăm chú lắng nghe, ghi chép.
Sau khi phía Mỹ thuyết trình mấy tiếng đồng hồ liễn hỏi ý kiến trưng cầu của đại biểu Nhật Bản. Dường như những đại biểu bên phía Nhật Bản đã bị khí thế ào ạt của Mỹ làm cho trở nên hoang mang, khiếp sợ. Họ chỉ biết lặp đi lặp lại không ngừng: "Chúng tôi chẳng rõ ", "chúng tôi còn chưa chuẩn bị kỹ càng ", "chúng tôi còn chưa có thông số kỹ thuật", "xin hãy cho chúng tôi thời gian để còn chuẩn bị". Thế là lần đàm phán đầu tiên kết thúc một cách không đầu không cuối như vậy.

Vài tháng sau, lần đàm phán thứ hai lại được mở ra. Phía các công ty Nhật Bản có lẽ cho rằng đoàn đại biểu đi đàm phán lần trước không cân sức nên đã đổi toàn bộ thành viên. Đoàn đàm phán mới đến nước Mỹ làm phía Mỹ lại phải lần nữa trình bày lại nội dung mà lần trước họ đã trình bày. Chẳng ngờ kết quả cũng như lần đàm phán trước với lý do "chuẩn bị không đầy đử" "còn cần phải nghiên cứu lại" để kết thúc cuộc đàm phán.
Về sau, lần đàm phán thứ ba cũng kết thúc với những lý do tương tự từ phía các công ty Nhật Bản. Khi vòng đàm phán thứ ba lại kết thúc một cách không rõ ràng như vậy, ông chủ của công ty phía Mỹ không kìm nén được giận dữ, cho rằng trong lần làm ăn này phía Nhật không có thành ý coi nhẹ kỹ thuật và cơ sở của công ty mình nên đã đưa ra thông điệp cuối cùng: Nếu sau nửa năm nữa mà phía Nhật vẫn còn tình trạng như thế thì sẽ xé bỏ hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Vì thế, đoàn đàm phán cũng bị công ty phía Mỹ giải tán, phong tỏa toàn bộ tài liệu đợi nửa năm sau đàm phán.
Không ngờ, chi vài ngày sau phía Nhật Bản đã đưa toàn bộ những thành viên đã từng tham gia các cuộc đàm phán trước đó rầm rộ bay đến Mỹ. Công ty phía Mỹ vô cùng kinh ngạc trước sự việc vừa xảy ra vội vàng triệu tập những thành viên của đoàn đàm phán mà nay đã tản mỗi người một nơi quay về để một lần nữa ngồi vào bàn thảo luận.
Lần đàm phán này, thái độ của phía Nhật Bản hoàn toàn khác trước, họ mang đến một số lớn các tài liệu, thông số có sức thuyết phục cao, bản kê chi tiết tất cả các hạng mục có liên quan đến kỹ thuật, sắp xếp hợp tác, nhân sự, nguyên liệu... thậm chí còn hết sức tỉ mỉ và rất vững chắc cho phía Mỹ xem rồi đưa cho họ bản hợp đồng hợp tác để phía Mỹ ký vào.
Người Mỹ trong một phút hồ đồ đã chẳng tìm ra một điều gì sai sót trong bản hợp đồng nên đành phải ký. Chẳng cần nói bản hợp đồng này có lợi như thế nào thì ai cũng biết rồi.