Sau đó, trong thiên hạ có tin đồn, nói Cửu vương gia Giang Lam Sinh phong lưu khắp thiên hạ ngày xưa thật ra là con trai thứ mười bốn của đương kim hoàng thượng. Còn nói hắn ta được sủng phi Lam phi sinh ra, sau khi Lam phi qua đời, bởi vì đau đớn tột cùng nên sau đó hoàng thượng đã đưa hắn ta ra ngoài cung, để tránh gặp mặt sẽ đau khổ.
Bấy giờ, Cửu vương gia trong tin đồn đã sớm mất mạng trong đại hội anh hùng võ lâm.
Một năm sau, hoàng thượng cử hành quốc tang theo lễ của hoàng tử cho hắn ta, truy phong làm Hoài Lam vương, không cần nói cũng biết ý sâu xa bên trong.
Lúc tin tức này truyền tới cái Hoa Đào Tiểu Ổ ở trấn Vân Thượng Giang Nam, công tử dùng tên giả Giang Ly đang lòng như lửa đốt chờ đợi con trai cả của mình chào đời.
Một tiếng khóc của trẻ sơ sinh đánh thức người trong mộng, trước khi Giang Ly vào nhà đã híp mắt nhìn cây dương liễu lệch cổ trong sân, ánh mặt trời vàng lấp lánh chiếu xuống, bên cạnh dương liễu có thêm vài gốc đào, lại là một mùa xuân.
Giang Ly vừa mới vào phòng đã bị bà mụ đẩy cái ầm ra ngoài phòng:
– Còn chưa cắt cuống rốn đã xông vào xem. Chưa thấy người làm cha nhà nào sốt ruột như vậy, đi ra ngoài đi ra ngoài!
Giang Ly cười ngượng ngùng, lại ngồi xuống cái ghế mây cạnh dương liễu lệch cổ, lưng thẳng tắp, lắng tai nghe đứa trẻ mới sinh càng khóc càng vang dội trong nhà chính, khóe miệng đã mang nụ cười xán lạn.
Lại nhặt cái quạt lông trắng hói đầu sắp rụng hết lông từ dưới ghế mây lên, ngâm vịnh một câu:
– Hoa Đào Ổ có Hoa Đào Am, Am Hoa Đào có Hoa Đào Tiên. Hoa Đào Tiên Nhân trồng cây đào, lại hái hoa đào đổi tiền rượu.
Cả cuộc đời Giang Ly từng có không ít thiền ngoài miệng, thường lấy thi văn làm chủ, tỏ vẻ học vấn cao thâm.
Lúc hắn ta còn là Giang Lam Sinh thường đọc hai câu này nhất: Một, bất nghĩa mà giàu mà sang, với ta như phù vân; hai, không cần đứng trước gió, hữu xạ tự nhiên hương.
Giang Ly chả có bạn bè, nhưng cũng quen vài người, mà đều là nhân vật lớn, thí dụ như võ lâm bá chủ Mục Diễn Phong tiếng tăm hiển hách, thí dụ như ma đầu giang hồ Vu Hoàn Chi uy hiếp bốn phương.
Có người nói Vu Hoàn Chi nghe xong hai câu thiền ngoài miệng trước kia của hắn ta, từng tặng hắn ta hai chữ: Làm vẻ.
Cố ra vẻ thanh cao, cố ra vẻ nhã nhặn là làm vẻ.
Còn Giang Ly của sau này thì toàn tâm toàn ý thêm cái biển cho chỗ ở của mình, sau khi đặt tên là “Hoa Đào Tiểu Ổ” lại nhớ tới đánh giá của Vu Hoàn Chi ngày trước, thầm nghĩ: Giang Lam Sinh trước ngày quả thực làm vẻ.
Giang Nhụy sinh con được ba ngày, Giang Ly liền đặt cho con trai một cái tên là Giang Vụ Thực. Giang Nhụy nghe thấy thì hô to rằng quá khó nghe, nói hai ta tốt xấu gì cũng có thời làm mưa làm gió, vì sao lại đặt cho con trai một cái tên như nhà nông.
Giang Ly phe phẩy quạt suy nghĩ một lát, trầm ngâm rồi bảo:
– Thế đổi thành Giang Tiểu Sử đi.
Sau khi Giang Tiểu Sử cất tiếng khóc chào đời một tháng, Đinh Nhụy đã ở cữ xong.
Một đêm trăng thanh gió mát, hoa đào trong Hoa Đào Tiểu Ổ nở rộ, Giang Ly đang híp mắt nhấp rượu ngắm hoa thì thấy Giang Nhụy ôm Tiểu Sử chậm rãi đi tới từ trong nhà chính, thấy bộ dạng này của hắn ta thì hừ một tiếng nói:
– Nhớ người tình xưa đấy à?
Trong mơ màng, Giang Ly chỉ đáp một câu:
– Đâu có, từ đầu tới cuối Hoa Đào Nước Nam chưa từng nhìn trúng tôi.
Còn chưa chờ Giang Nhụy hành động nhưng Giang Tiểu Sử đã khóc vang trời, dọa hai vợ chồng vừa lừa vừa dỗ ầm ĩ đến tận sau nửa đêm.
Đợi Tiểu Sử yên tĩnh lại, Giang Nhụy ngồi bên giường lau mồ hôi, âm thanh mang theo vẻ cưng chiều, cười nói:
– Tôi thấy đứa nhỏ này thông mình đấy.
Giang Ly gật đầu:
– Quả thực thông miinh, hiểu chuyện rất sớm.
Sau khi sinh con được một tháng, cô nương Giang Nhụy đã gầy đi, ánh nến chiếu lên khuôn mặt, da thịt trơn bóng, ánh mắt sáng ngời. Giang Ly nhìn rồi nuốt nước miếng, vỗ giường bảo:
– Nương tử ngồi đây đi.
Giang Nhụy đằng hắng một tiếng.
Ánh nến lấp lánh lập lòe, Tiểu Sử từ từ tỉnh lại khỏi giấc mộng, chỉ thấy trong đèn đuốc lờ mờ, hình như trên giường có bóng hai người giao thoa, tiếng thở d ốc dồn dập nặng nề như nước chảy lướt qua bóng đêm.
Năm ấy Tiểu Sử mới được một tháng tất nhiên là không có cảm giác gì với việc quanh mình, thế là một khắc trước khi cậu bé chìm vào mộng đẹp lần nữa đã mím cái miệng nhỏ nhắn như lộ ra nụ cười.
Ban đêm Giang Ly và Giang Nhụy thương lượng, cảm thấy Tiểu Sử quả là một đứa trẻ hiểu biết, ngày sau tất sẽ trưởng thành sớm. Nếu như thế, hai vợ chồng bọn họ phải để cậu bé phân rõ sai trái, làm người tốt từ sớm.
Giang Ly cực kỳ tán thành, nói thẳng nương tử sáng suốt.
Hôm Tiểu Sử đầy trăm ngày, Giang Ly đã cùng Giang Nhụy truyền thụ cho cậu bé chút giá trị quan thực dụng.
Tiến hành giáo dục cho đứa trẻ còn bé tí xíu như thế, ngay cả ngũ quan cũng còn chưa mở ra thật là một việc khó. May mà bất kể Giang Ly Giang Nhụy nói cái gì, Giang Tiểu Sử đều hứng thú dạt dào nước bọt giàn giụa.
Bởi vì người nghe nhiệt tình, hai vợ chồng cũng tăng vọt hứng thú, sau một tháng đã kể xong các loại câu chuyện có ý nghĩa như chó chê mèo lắm lông, trèo cây tìm cá, Biển Thước gặp Tề Hoàn Công.
Cứ thế quen với nếp cũ kể chuyện xưa, cuối cùng Giang Ly cảm thấy chán. Lúc cây đào ngoài phòng kết quả to, Giang Ly đã kể ba lần chuyện Đại Vũ trị thủy rồi.
Hắn ta nói, thời cổ có một hoàng đế tên Đại Vũ. Lúc ông còn chưa phải là hoàng đế đã đi trị thủy, trị thủy mười ba năm liền, ngang qua cửa nhà mình ba lần mà không vào. Sau đó ông trị thủy trở về, công đã thành, danh cũng toại, vợ cũng có thai sinh con trai rồi. Đứa con trai mà vợ ông sinh ra chính là hoàng đế Hạ Khải nổi tiếng.
Kể chuyện xong, Giang Tiểu Sử chớp mắt nhìn hắn ta, Giang Nhụy cũng chớp mắt nhìn hắn ta. Giang Ly tự mình suy nghĩ một phen, cũng thấy có điều quái lạ, thì thào:
– Câu chuyện này có điểm kỳ quặc.
Giang Nhụy gật đầu, hỏi:
– Thế Đại Vũ hơn mười ba năm qua cửa nhà ba lần mà không vào thì vợ ông ta mang bầu thế nào được?
Giang Ly sửng sốt, nghiêm túc nói:
– Đó là một vấn đề.
Giang Tiểu Sử ngẩn ra, oa một tiếng khóc ré lên.
Giang Nhụy vừa dỗ con trai vừa nói:
– Tôi thấy những sách sử này trăm ngàn chỗ hổng, chương nào chương nấy đều hàm nghĩa hồng hạnh xuất tường, chàng đừng kể theo nữa, cứ kể chuyện cũ của mình đi, trẻ con nên dạy thế nào thì dạy thế nấy.
– Chuyện xưa của mình à… – Nhìn cây đào ngoài phòng, Giang Ly híp mắt lại.
Lúc hắn ta sinh ra ở thâm cung, nghe nói có một đoạn thời gian hết sức giàu sang, được hưởng tơ lụa kỳ trân dị bảo không sao đếm xuể. Năm ấy, Lam phi đang được sủng ái, long ân cuồn cuộn đến mức hậu cung kinh hãi, chấn động triều cương.
Đúng là một cười khêu gợi trăm mê luyến, từ đấy nhà vua nhãng thị trào[1].
Giang Lam Sinh ở cung Hà Lam từ một tuổi tới bốn tuổi. Năm hắn ta bốn tuổi, phi tần hậu cung đố kỵ đến mù quáng, kim bạc thường được dùng kiểm tra đồ ăn đã biến thành màu đen; văn võ cả triều cũng phẫn nộ tới cực điểm, nói hoàng thượng cứ hoang phế triều chính mãi như thế là hành động của hôn quân, cho nên không thể không cùng nhau dâng tấu, yêu cầu gi3t chết Lam phi.
Hoàng thượng cực kỳ tức tối, phẩy tay áo ngừng lâm triều, quanh quẩn ở biệt uyển của mình mấy ngày nhưng lại đợi được tin Lam phi tự vẫn.
Bấy giờ Giang Lam Sinh vẫn chưa hiểu chuyện, nhìn xiêm áo ngũ sắc sặc sỡ của a hoàn khắp phòng đều biến thành màu trắng, tưởng lại là một ngày lễ, như hôm giao thừa chung quanh đều là đỏ vậy.
Người mẹ luôn dịu dàng hiền hòa bị bỏ vào trong rương gỗ đen, còn phụ hoàng luôn phấn chấn lại mắt mờ chân chậm trông chừng rương gỗ khóc hết đêm này đến đêm khác.
Có một bận, nửa đêm hắn ta vung tay áo nhỏ đi tới linh đường thì thấy người ở ngôi cửu ngũ lẳng lặng rơi lệ. Giang Lam Sinh còn nhỏ cũng không biết tại sao trong lòng thắt lại, tiến lên kéo tay áo hoàng thượng gọi:
– Phụ hoàng…
Người đàn ông chỉ bảo non sông trong lúc nói cười chợt lộ vẻ già nua trong chớp mắt, khom người kéo hắn ta vào trong lòng.
Hậu cung tranh giành, đấu đá quyền vị. Năm ấy Giang Lam Sinh mới bốn tuổi đều không hiểu nhiều lắm.
Hắn ta chỉ nhớ rõ trong cuộc sống chim hót hoa thơm kia, phiến hoa dại lớn bên ngoài cấm cung nở lan trà mà lặng lẽ. Giang Lam Sinh ngồi ở trên xe ngựa, nhìn Thừa vương gia xa lạ, bắt đầu học cách gọi ông ta:
– Phụ vương.
Hắn ta hỏi, phụ vương, vì sao phụ hoàng muốn đưa con rời cung?
Thừa vương gia bê nguyên một câu nói của hoàng đế, đáp:
– Con thừa hưởng tính cách của mẹ con, thuần lương cố chấp, nếu chìm trong thâm cung thì tất nhiên sẽ bị vây trong tranh đấu hậu cung, trong mưu tính quyền vị, cả đời cũng không được vui sướng, chi bằng tránh đi.
Thừa vương gia không phải vương gia thật. Bản thân ông ta là một tướng quân già, lúc còn trẻ đánh trận sa trường trăm trận trăm thắng, man tộc biên cương hễ nghe thấy tiếng tăm của Giang Tấn Nam thì đều sẽ nhượng bộ lui binh.
Cả đời Thừa vương vào nam ra bắc, cho đến năm hơn ba mươi mới nghỉ ngơi ở kinh thành, nhà có một vợ, tiếc rằng lại không con nối dõi. Từ khi hoàng đế trao Giang Lam Sinh cho ông ta, ông ta liền dốc hết lòng dạ coi như con trai của mình.
Hoàng đế phong Giang Tấn Nam làm vương, cũng có vẻ áy náy. Lúc Thừa vương còn trẻ, vì đánh trận quá nhiều, công cao át chủ, làm đế vương cũng có chỗ kiêng kỵ. Sau có một lần ông ta chiến đấu bị thương trở về lại khiến cả triều đều xin lệnh.
Hoàng đế cảm thấy nguy cơ, bèn tìm nguyên nhân cách chức quan của ông ta, bỏ một phần binh quyền của ông ta đi.
Bởi vì không thể xuất binh chiến đấu, Giang Tấn Nam liền được phong là vương gia không có quyền hành trong người, coi như là sự cảm kích của triều đình đối với ông ta.
Đáng tiếc Thừa vương lại là một người chẳng sợ sủng nhục, binh quyền bị tước, cuộc sống lại càng thêm dễ chịu, nuôi vài con chim làm thú tiêu khiển. Ông ta vốn là võ quan, sau khi phong vương lại qua lại gần với văn thần hơn.
Có trạng nguyên khóa mới một năm là một diệu nhân, tên Nam Cửu Dương.
Ban đầu Thừa vương không quen người này, nhưng nghe nói Nam Cửu Dương này rất giỏi theo đuổi phụ nữ. Có người nói cô gái xinh đẹp nhất trong “Vũ Thiên Hạ” lừng lẫy kinh thành đã bị Nam Cửu Dương này theo đuổi được.
Hoặc là không làm, đã làm thì làm cho xong, bấy giờ Nam Cửu Dương dẫn theo một đám người vọt vào quán múa, kéo tay của cô gái gọi “em gái”, khóc lóc kể lệ chỉ hận gặp nhau muộn màng cảm động trời đất.
Khéo thay cô gái tên Hoa Nguyệt kia lại hết sức dễ lừa, lộ răng nanh, mắt lóe sáng, đáp một tiếng “anh”.
Chàng có tình, nàng có ý. Hai anh em anh tới em đi, thế là thực sự thành công.
Nam Cửu Dương lại là một người có nghị lực, đợt ông theo đuổi “em gái” mình đúng vào giữa hè, cả ngày ngồi trong sân vườn của Vũ Thiên Hạ, đợi Hoa Nguyệt đi ra thì người đã bị ninh cho nửa chín rồi.
Thừa vương Giang Tấn Nam nghe xong chuyện ấy liền sinh ra kính phục Nam Cửu Dương. Hai người anh tới tôi đi, thêm chút lạc thú không mấy phong nhã, lại chuyên thích thảo luận thuật phòng the.
Mỗi khi tới lúc hứng thú vang dội, chỉ nghe Nam Cửu Dương nâng chén cười thoả thuê:
– Anh Giang, chiêu này quả là diệu lắm, diệu lắm!
Mà mỗi khi tới lúc thoải mái, Thừa vương cũng rất đỗi vui vẻ, vỗ vai Nam Cửu Dương nói:
– Em Cửu Dương, tôi cho rằng trong nhà là một cô gái thật thà, ngày sau nếu em sinh con gái thì để nó làm vợ con trai nhà tôi được không?
Nam Cửu Dương rằng:
– Được chứ!
Rất lâu sau đó rất lâu sau đó, phái Thiên Thủy có thêm một ông thầy dạy võ nghệ, phố đông có thêm tiên sinh già họ Vu, hai người đều nói:
– Tôi nói này, bé Sương con gái nhà ông là một cô bé rất tốt, ngày sau để nó làm vợ con trai tôi được không?
Nam Cửu Dương vẫn rằng:
– Được chứ!
Thế là hoạ từ trong nhà, hôm sự việc bại lộ, Thừa vương cùng với Đào Thiển và Vu Bất Cử khí thế hùng hổ đòi Nam Cửu Dương nói cho rõ ràng. Lúc hỏi ông vì sao đang yên đang lành lại gả con gái cho nhị công tử của các Vạn Hồng, Nam Cửu Dương bĩu môi, dường như người ấm ức nhất là mình:
– Trước đây tôi nói được, nhưng Hoa Nguyệt và Hoa Đào Nhỏ lại không nói được.
Đây là chuyện sau này.
Lại nói năm đó Thừa vương và Nam Cửu Dương đã định hôn sự từ khi còn nhỏ nên càng đi lại gần hơn. Thừa vương đã coi Nam Cửu Dương như nhà thông gia tương lai, thường xuyên dẫn theo Giang Lam Sinh đến phủ chơi, dòm cô gái hoa đào mới bé tí xíu ấy.
Không ngờ Nam Cửu Dương làm quan chẳng bao lâu. Sau có một năm, không biết đã xảy ra chuyện gì, Nam Cửu Dương đang có con đường làm quan thuận buồm xuôi gió lại từ quan quy điền, thánh thượng cảm thấy vô cùng tiếc hận cũng chỉ đành để ông đi.
Mấy ngày sau khi từ quan, Giang Tấn Nam dẫn Giang Lam Sinh nghe ngóng tìm hiểu.
Giang Tấn Nam hỏi:
– Ngày sau ông dự định làm chi?
Câu này hỏi ngay tới trọng điểm, Nam Cửu Dương chớp mắt, nói mình quen biết nhiều người trong triều đình, dự định lợi dụng quan hệ để buôn bán, buôn ít tơ lụa phía nam, nhập đồ ngọc từ biên cương phương Bắc, lại dùng quan hệ tìm thị trường.
Buôn bán như thế không được phúc hậu, cho nên Nam Cửu Dương dự định mở bang phái võ lâm, tên là “Thiên Thủy”, treo đầu dê bán thịt chó.
Thế là thời gian liền trôi qua như vậy.
Trước giờ Giang Tấn Nam là một chức nhàn tản, thường xuyên không vào chầu sớm, quan hệ với Nam Cửu Dương rất cá nhân, cho nên lần này Nam Cửu Dương từ quan, cuộc sống xem như không khác gì nhau, hai người chơi chim ngâm thơ luận thuật phòng the, bồi dưỡng tất cả.
Sau có một ngày, giang hồ dấy lên sóng gió, nghe dồn “phổ Chuyển Nguyệt” thất truyền đã lâu lại xuất hiện.
Mặc dù phái Thiên Thủy chỉ là một môn phái giang hồ lởm nhưng ít nhiều cũng có chút dây dưa đến việc võ lâm.
Hoa Nguyệt qua đời sau cuộc phong ba này. Trước khi qua đời, Giang Tấn Nam từng dẫn Giang Lam Sinh đến gặp bà một lần. Ngày hôm đó, trong sân sau của phái Thiên Thủy, ngoại trừ Hoa Nguyệt ra, còn có một cô gái dung mạo cực kỳ xinh đẹp khác nữa.
Nếu nói Hoa Nguyệt là hoa đào rực rỡ động lòng người thì cô gái kia chính là mái trắng thanh tao lạnh lùng, lúc liếc mắt ngoảnh lại cứ như thần nữ giáng thế.
Sau này Giang Lam Sinh mới biết cô gái kia tên là Mục Hồng Ảnh, mẹ của Vu Hoàn Chi, cô của Mục Diễn Phong.
Sau khi Hoa Nguyệt qua đời, Nam Cửu Dương từng đau khổ rất lâu. Ngay lúc Giang Tấn Nam cho là cả đời này ông sẽ luôn ủ rũ nản lòng như thế lại bị Nam Cửu Dương đột nhiên tìm tới cửa, mang theo một bầu rượu nói đã lâu không tụ họp, thần thái phấn chấn như cái chết của Hoa Nguyệt chẳng qua chỉ là một lời đồn không thể coi là thực.
Lúc say rượu tai nóng, Giang Tấn Nam mới thấy nỗi cô đơn chợt vụt qua trong mắt Nam Cửu Dương.
Thì ra nhớ nhung thực sự tựa như nước không để lại vết tích, hòa vào ngũ tạng, chôn dưới đáy lòng, khắc vào sinh mệnh.
Trước năm mười tuổi, Giang Lam Sinh luôn ở nhà đọc sách, sau mười tuổi lại ầm ĩ đòi đến học đường. Giang Tấn Nam nghĩ, học đường náo nhiệt, Lam Sinh muốn đi thì cứ đi thôi.
Giang Lam Sinh luôn là học trò được yêu quý nhất ở trong học đường do thầy nho già mở ở kinh thành, thi văn thì nhớ lâu, đầu óc lanh lợi, nom lại đẹp đẽ.
Hai năm sau, học đường nhận một học trò mới, vóc dáng nho nhỏ, tóc mềm, nhãn cầu đen đảo quanh, răng nanh liền lộ ra, trên mặt là nụ cười vui mừng, không nói được là lanh lợi hay là thật thà.
Giang Lam Sinh tiến lên hỏi:
– Bạn học tên gì?
Lúc đó Nam Cửu Dương đã quên nhắc nhở Nam Sương nữ giả nam trang đến học đường tuyệt đối không thể dùng tên thật, may mà hoa đào Nam năm ấy chín tuổi đã có đại trí tuệ, nhãn cầu lại xoay tít, đáp:
– Tôi tên Nam Tiểu Song. – Dừng một lát lại bảo – Song trong một đôi đũa.
“Phụt” một tiếng, Giang Lam Sinh cười ngặt nghẽo.
Nam Sương có một thói quen, hễ thấy người khác cười, mình cũng sẽ nhỏ giọng cười hì hì theo. Thế là hai người liền thành bạn bè.
Tính cách Nam Sương tốt, mềm mại không sợ chịu thiệt, bởi vì trông đáng yêu nên cũng không mấy người bắt nạt nàng. Thế là nàng sống thoải mái ở học đường, mặc dù học thức không ra sao nhưng cũng xong việc.
Giang Lam Sinh lại không tầm thường, vì quá được yêu quý cho nên bị cô lập.
Huống chi, học đường trên đường nhỏ trong kinh thành, tuy học trò là con cháu nhà quan nhưng đời sau của hoàng thân quốc thích giống như Giang Lam Sinh thì đã ít lại càng ít. Các học trò trong học đường vừa sợ vừa ghét hắn ta, bình thường sơ giao đã coi là tốt nhất rồi.
Duy chỉ có hoa đào Nam không sợ hắn ta, nếu như không thể hoàn thành bài tập mà phu tử sắp xếp thì sẽ mượn hắn ta để chép lại.
Hoa đào Nam rất có trình độ chép văn chương, mượn hơn mười phần của các học trò, đông tây nam bắc mỗi bên chắp vá một đoạn, nộp lên ba trang giấy mực dào dạt, đợi phu tử xem xong thì thoả mãn đến vểnh ria mép.
Giang Lam Sinh tự xưng là thông minh, vốn thấy loại hành vi này vô sỉ. Nhưng chuyện như vậy xảy ra trên người “Nam Tiểu Song” lại bỗng dưng có thêm mấy phần khả ái.
Thế là đại tài tử Giang hết sức vui vẻ đưa văn chương cho hoa đào Nam sao chép, hắn ta cho rằng đây là một cách thức biểu đạt tình cảm. Ai ngờ hoa đào Nam vốn đã mơ hồ, huống chi chép một lần phải đi gặp hơn mười người mượn bài văn, quá nhiều ân nhân nên không nhớ được.
Quan hệ giữa người cùng một giuộc luôn dễ dàng thay đổi.
Dưới dáng vẻ thật thà mềm mại của Hoa Đào Nhỏ bình thường ẩn giấu ý nghĩ làm điều “ác”, đối với tính chất đặc biệt này của nàng, từ trong ra ngoài học đường đều hiểu, duy chỉ có phu tử không biết.
Nam Sương bại lộ vào hai năm sau đó.
Lúc bấy, phu tử đọc xong một đoạn văn, nhắc tới một từ “chuyện phòng the”, những đứa trẻ choai choai đều mắc cỡ đỏ bừng mặt, chỉ có Nam Tiểu Song nữ cải nam trang vỗ án, học theo giọng điệu của cha mà rằng:
– Đó, là một chuyện tuyệt vời.
Lúc đó trong học đường im bặt không tiếng động, chim khách trên cảnh hót ríu rít. Đương độ đầu xuân, mèo con cũng náo động ở bên ngoài, một tiếng “meo” làm cả người phu tử bảy tám mươi run lên, mấp máy môi nói:
– Nghiệt, nghiệt chướng!
Từ đó Hoa đào Nam bị đuổi ra khỏi học đường. Tuy một loạt tác phong bất lương do nàng mang đến đã được cải thiện, nhưng cũng đã có bắt nguồn xa xôi. Song trong học đường không có Nam Tiểu Song, rất nhiều học trò không khỏi cảm thấy không chốn nương tựa, trong đó có cả Giang Lam Sinh.
Giang Lam Sinh vốn không có bạn bè trong học đường, bây giờ lại không còn Hoa Đào Nhỏ nữa bèn thấy rất nhàm chán, một tháng sau đó lúc vào hạ, hắn ta cũng rời khỏi học đường.
Mùa hè ấy, Giang Lam Sinh lại học vài thứ thượng vàng hạ cám, nhưng cứ khi học một thứ gì được một khoảng thời gian là không còn hứng thú nữa.
Đây không phải là một thế giới công bằng, nhưng có chuyện lại rất công bằng. Thí dụ như có người từ nhỏ sống an nhàn sung sướng, mọi việc quá dễ dàng thì sẽ mù quáng, không như những con em lớn lên trong gia đình bình thường biết quý trọng biết phấn đấu.
Giang Lam Sinh mất đi mục tiêu, sống không có lý tưởng. Thừa vương thấy thế thì lo lắng, liền hỏi hắn ta vì sao.
Giang Lam Sinh và Thừa vương là cha con trên danh nghĩa, mặc dù không quá thân thiết nhưng vẫn hay trò chuyện.
Công tử Giang do dự một lát rồi kể chuyện trong lòng cho Thừa vương, lúc kể còn đặc biệt nhắc tới Nam Tiểu Song.
Thừa vương nghe xong cười ha ha, nói:
– Cậu nhóc đáng yêu mà con nói vốn không phải cậu nhóc, nó vốn là con gái, chỉ là để có thể đến học đường nên mới cải nam trang. – Dừng một lát, Thừa vương lại bảo – Cha với cha nó rất quen thuộc, khi còn bé còn đính hôn cho hai đứa rồi.
Năm ấy Giang Lam Sinh sắp mười bốn, đã đến tuổi hiểu chuyện, nghe xong lời này, không khỏi kinh ngạc hỏi:
– Thật ạ?
Thừa vương hiểu ý, gật đầu đáp:
– Cha còn gạt con sao? Nam Cửu Dương chính miệng đồng ý với cha, đồng ý cực kỳ thẳng thắn.
Giang Lam Sinh nghe xong lời này thì yên tâm. Do dự chốc lát, hắn ta lại nói:
– Thế cha có thể dẫn con đi xem nàng ấy không?
Thừa vương đáp:
– Được, giờ chúng ta sẽ đến phái Thiên Thủy ngồi một lúc.
[1] Trường hận ca – Bạch Cư Dị.