Trong màn mưa phùn của tiết trời lập xuân. Tiết trời của sự sinh sôi những mầm sống mới, nhưng chính bầu trời u ám lại khiến cho Dương Chân trở nên ảm đạm.

Dương Châu khoát lên đầu bầu trời ảm đạm, mặc dù vậy tại "Bích Hoa Lâu" vẫn nhộn nhịp.

Tọa lạc ngay tại trung tâm Dương Châu phồn hoa đô hội. Bách Hoa Lâu đúng là một mặt thu nhỏ của Dương Châu bởi sự nhộn nhịp của nó. Sự nhộn nhịp lúc nào cũng có ở Bách Hoa Lâu cho dù thời tiết có xấu đến mấy. Tòa lầu với những mái vòm cong vút, những dãy hoa đăng mời chào khách thập phương. Hơn thế nữa, còn có những trang mỹ nữ, tợ những nàng tiên kiều diễm trong những bộ cánh đủ màu sắc tạo nên sự quyến rũ lạ thường mà không một vị khách nào có thể làm ngơ trước sức quyến rũ đó.

Trong màn mưa phùng đó, một thư sinh vận bạch y thả bước chậm rãi đến trước ngưỡng cửa đại sảnh Bách Hoa Lâu. Y dừng bước ngay ngưỡng cửa, lấy tay phải phủi lớp bụi nước đóng trên hai bờ vai mình, rồi mới bước vào.

Nếu ở Bách Hoa Lâu có những nàng kiều diễm đẹp như tranh vẽ thì thư sinh đúng là một trang mỹ nam tử với khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Dáng người thư nhã mà bất cứ một nữ nhân nào khi đối diện hẳn cũng phải mơ mình có một ý trung nhân như chàng.

Sự xuất hiện của thư sinh khiến những nàng kiều nữ xinh đẹp cũng phải chú nhãn nhìn đến. Rồi như thể từ thư sinh có một sức quyến rũ mời gọi, mà chẳng ai bảo ai, họ cùng bước đến nghinh đón.

Những nàng kiều nữ nhao nhao mời gọi thư sinh, nhưng đáp lại lời mời gọi đó, thư sinh chỉ ban phát cho họ ánh mắt gợi tình và nhu nhã. Y từ tốn nói:

- Tại hạ đến Bách Hoa Lâu để tìm một người.

Những nàng kiều nữ vồn vã hỏi:

- Chàng tìm ai ... Chàng tìm ai ...

Điểm một nụ cười mỉm, thư sinh ôn nhu nói:

- Tại hạ mạo phạm tìm chủ nhân Bách Hoa Lâu Hoàng Cang tôn giá.

- Chàng vào đây đi, để Thiên Thiên gọi Hoàng đại gia đến bồi tiếp chàng.

Thư sinh nhìn kỹ, điểm nụ cười mỉm, khẽ gật đầu rồi nói:

- Tại hạ làm phiền cô nương vậy.

Y nói rồi bước thẳng đến chiếc bàn đặt ngay gốc đại sảnh. Những nàng kiều nữ bâu quanh y.

Người đứng gần nhất ghé miệng vào tai y như thể muốn thả luồng hơi thở thơm tho của mình vào khứu giác thư sinh. Thư sinh thản nhiên tiếp nhận luồng hơi thở thơm tho của nàng.

Y từ tốn nói:

- Phiền cô nương cho tại hạ một cân rượu.

Nàng kiều nữ hối hả đi lấy rượu cho y.

Ả kiều nữ đứng sau lưng, choàng tay qua cổ thư sinh. Nàng ta như thể muốn gác cằm lên vai y, thậm chí còn dán cả thân mình lên lưng gã.

Thư sinh như đã quá quen với những cảnh này trong những kỹ lâu, nên chấp nhận sự lả lơi của ả kiều nữ.

Ả kiều nữ nhỏ nhẽ nói:

- Công tử ... sẽ ở lại với thiếp chứ.

Thư sinh nhìn ả điểm nụ cười rồi nói tiếp:

- Khi nào tại hạ gặp được Hoạch Cang tôn giá sẽ bối tiếp cô nương.

Ả kiều nữ sáng mắt, rạng rỡ hẳn lên:

- Chàng không dối thiếp chứ.

Thư sinh ôn nhu nói:

- Tại hạ không biết nói dối.

Giọng nói của y nghe thật trầm và ấm áp như rót mật vào tai ả kiều nữ. Chỉ nghe giọng nói của thư sinh thôi mà mặt nàng đã đỏ bừng e thẹn như những trang tiểu thư khuê các, đầu tiên gặp y trung nhân đã từng mơ tưởng trong giấc mộng.

- Hỷ Hỷ muốn biết tên của chàng.

Nụ cười mỉm lại hiện trên hai cánh môi gã. Nụ cười thật gợi tình, khiến cho những ả kiều nữ đang quây quanh phải ngẩn ngơ cả người. Tất nhiên người ngây ngất nhất tức là Hỷ Hỷ.

Như thể ban phát cho những nàng kiều nữ kia nụ cười đa cảm và đầy gợi tình đó, thư sinh mới nhướng mày nói với Hỷ Hỷ:

- Hỷ Hỷ cứ đặt cho ta một cái tên cũng không sao.

Hỷ Hỷ bẽn lẽn, lả lơi nguýt thư sinh rồi nói:

- Hỷ Hỷ sẽ đặt tên cho chàng nghe.

- Tại hạ sẽ nhớ mãi cái tên mà Hỷ Hỷ cô nương ban tặng.

Hỷ Hỷ nguýt thư sinh rồi nhỏ nhẽ nói:

- Hỷ Hỷ đặt cho chàng một cái tên ...

Nàng ngập ngừng như thể suy nghĩ rồi nói tiếp:

- Cái tên Tống Ngọc thư sinh.

Thư sinh mỉm cười nói:

- Cũng được ... Nhưng tiếc một điều cái tên này tại hạ đã nghe thiên hạ nhắc đến nhiều rồi. Nếu tại hạ nhận, sợ rằng Tống Ngọc sẽ bảo tại hạ là người mạo danh sao. Tâm của tại hạ không thích bị người khác hiểu lầm mình là kẻ mạo danh.

Hỷ Hỷ nheo mắt:

- Vậy Hỷ Hỷ biết đặt cho chàng tên gì đây. Hỷ Hỷ không thể đặt tên cho chàng rồi.

- Vậy cô nương cứ gọi tại hạ là Dương Thiệu An.

- Dương Thiệu An ...

Thư sinh gật đầu.

Hỷ Hỷ bá cứng lấy cổ thư sinh, dán chặt người mình vào lưng y. Nàng nhỏ nhẽ nói vào tai Thiện An:

- Dương tướng công.

Thiệu An khẽ gật đầu.

Hỷ Hỷ nhỏ nhẽ nói tiếp:

- Khi nào xong chuyện với Hoạch tôn giá, chàng lên thư phòng với thiếp nhé.

- Ta không bao giờ từ chối lời thỉnh cầu của giai nhân.

Bầu rượu một cân được đem đến đặt trước mặt Dương Thiệu An. Cùng lúc đó Hoạch Cang cùng hai gã gia nhân từ cửa hậu bước lên chính sảnh. Hoạch Cang người tầm thước, lực lưỡng, đúng là một kẻ vai u thịt bắp. Chỉ thấy bộ tạng của Hoạch Cang thôi, bất cứ ai cũng phải e dè. Hoạch Cang đứng ngay cửa hậu quan sát gã thư sinh.

Hoạch Cang ra dấu cho những nàng kiều nữ lui bước. Thư sinh nhìn Hoạch Cang.

Hai người chạm mắt với nhau. Thư sinh điểm nụ cười mỉm thật lả lơi cầu tình. Nụ cười của y khiến cho họ Hoạch buông một tiếng thở ra như thể vừa trút xong một gánh nặng.

Y cùng hai gã gia nhân bước đến trước mặt Dương Thiệu An. Hoạch Cang nhìn Dương Thiệu An nói:

- Công tử muốn gặp Hoạch mỗ.

Thiệu An lấy trong ống tay áo một cuộn giấy đặt lên bàn, rồi nhìn Hoạch Cang nói:

- Tại hạ thỉnh tôn giá mở ra xem.

Hoạch Cang cầm lấy cuộn giấy trải ra bàn. Đó là một bức họa vẽ chân dung Hoạch Cang với hàm râu quai nón xồm xoàm, bên dưới bức họa truyền thần là dòng chư thảo:

"Dị Thần Sát Hoạch Cang. Hắc Đạo".

Hoạch Cang nhìn Thiện An:

- Công tử đã vẽ Hoạch mỗ.

Không trả lời thẳng vào câu hỏi của Hoạch Cang, Dương Thiệu An hỏi ngược lại y:

- Người trong bức họa này có phải là Dị Thần Sát Hoạch Cang tôn giá.

Hoạch Cang gật đầu:

- Đúng là Hoạch mỗ.

Dương Thiệu An ôm quyền nói:

- Tôn giá là một trong những đại cao thủ của võ lâm Hắc đạo.

- Không sai, hẳn công tử định bán bức họa này cho Hoạch mỗ.

Thiệu An bưng bầu rượu, từ từ đứng lên. Y nhìn Hoạch Cang, ôn nhu nói:

- Tại hạ không bán mà sẽ tặng cho Hoạch tôn giá.

- Công tử tặng cho Hoạch mỗ à.

Thiệu An gật đầu.

Hoạch Cang dòm Thiệu An nói:

- Công tử tặng ta bức họa này, ta không biết lấy gì tặng lại cho công tử.

Thiệu An ôn nhu nói:

- Tôn giá có một thứ tặng lại cho tại hạ ... Một thứ mà tại hạ rất muốn tôn giá tặng.

Hoạch Cang cau mày:

- Công tử muốn ta tặng lại cái gì nào.

Thiệu An thản nhiên đáp lời:

- Cái mạng của tôn giá. Hoạch tôn giá tự kết liễu mình hay đợi tại hạ ra tay.

Nghe Thiệu An nói, bất giác Hoạch Cang thối lại nửa bộ. Y nhìn Thiệu An với hai luồng uy nhãn xăm xoi và lạ lẫm.

Nụ cười mỉm lả lơi lại hiện trên miệng Thiệu An. Y vẫn giữ chất giọng thật ôn nhu từ tốn, chẳng có chút biểu lộ gì gọi là có hận có thù với họ Hoạch.

- Hoạch tôn giá có cần tại hạ giải thích vì sao tại hạ đến lấy mạng tôn giá không?

- Hoạch mỗ rất muốn biết.

- Chỉ có lý do duy nhất tại hạ giết tôn giá vì tôn giá là vị thần sát Hoạch Cang, người của Hắc đạo.

Hoạch Cang sa sầm mặt:

- Lý do đó mà công tử đến lấy mạng ta?

Thiệu An thản nhiên gật đầu:

- Mỗi một lý do đó thôi ... Tại hạ là người của Bạch đạo, nên phải lấy mạng người của Hắc đạo. Đó là lý do duy nhất mà tại hạ đến tìm tôn giá.

Mặt Hoạch Cang sa sầm:

- Ngươi chắc điên rồi ... hay ngươi muốn đi tìm cái chết mà dẫn thân vào Bích Hoa Lâu vuốt râu hùm Dị Thần Sát Hoạch Cang.

Hoạch Cang vừa nói vừa chỉ tay vào mặt Thiệu An:

- Lấy cái mạng chó của gã cho Hoạch mỗ.

Lệnh của Hoạch Cang phán ra, ngay lập tức hai gã gia nô Bích Hoa Lâu lòn tay ra sau lưng rút khoái đao. Hai gã đó vừa rút được ngọn khoái đao thì cũng rống lên một tiếng:

- Ối!

Cả hai chỉ rống lên một tiếng duy nhất, bỏ đốc đao ôm lấy tam tinh lảo đảo rồi đổ sầm, nện mặt xuống đất.

Thủ pháp phóng ám tiễn của Thiệu An khiến Hoạch cang giật mình. Y xuất thủ quá nhanh, nhanh đến độ Hoạch Cang gần như chẳng kịp phát hiện thủ pháp của Dương Thiệu An.

Hoạch Cang lùi lại một bộ.

Lúc này Dương Thiệu An mới dốc cân rượu đổ lên bức họa truyền thần của Hoạch Cang.

Rượu tràn lên bức họa làm lem chân dung của Hoạch Cang.

Thiệu An đổ xong tịnh rượu một cân làm nhòe bức họa của Hoạch Cang rồi nhìn y từ tốn nói:

- Tại hạ đã tiễn Hoạch tôn giá.

Hoạch Cang nghiến răng, rít giọng nói:

- Ngươi tiễn ta hay ta tiễn ngươi.

Cùng với lời nói đó, Hoạch Cang vỗ luôn một chưởng công thẳng vào Dương Thiệu An.

Bằng một bộ pháp thần kỳ, Thiệu An vừa lách tránh chưởng công của đối phương, vừa vươn trảo thộp vào hổ khẩu. Chỉ hơi nhích người về phía sau nửa bộ, Dương Thiệu An kéo nhẹ Hoạch Cang về phía mình. Công hụt đối thủ, chưa kịp biến chiêu thủ bộ thì bị Thiệu An kéo về phía trước, họ Hoạch chới với không sao gượng lại được. Khi gã trụ được thân ảnh thì tam tinh đã bị chỉ pháp của Thiệu An điểm tới.

Chỉ pháp của Thiệu An chạm nhẹ vào tam tinh của Hoạch Cang liền dừng lại. Mặc dù chỉ chạm nhẹ vào tam tinh thôi, nhưng sát khí tử thần từ đầu ngọn chỉ vẫn khiến họ Hoạch rùn mình.

Thiệu Ân ôn nhu nói:

- Ai sẽ tống tiễn ai?

Giọng nói của Dương Thiệu An rất ôn nhu từ tốn nhưng Hoạch Cang vẫn rợn cả người với cảm giác gay buốt cột sống. Y cứ thừ người ra không đáp lời Thiệu An.

Điểm nụ cười mỉm, Thiệu An nói:

- Tôn giá không trả lời được à.

Sắc diện Thiệu An đỏ rần. Mấy mươi năm ngang dọc giang hồ võ lâm với ngoại danh Dị Thần Sát, ngoại danh mà giới Hắc đạo ai cũng ngưỡng mộ nếu không muốn nói e dè, nay lại rơi vào tình cảnh này, hỏi sao Hoạch Cang không thẹn cho được.

Hoạch Cang miễn cưỡng nói:

- Hoạch mỗ nghĩ ... công tử hẳn còn lý do nào khác hơn lý do đã nói với Hoạch mỗ.

Thiệu An lắc đầu:

- Chẳng có lý do nào khác hơn lý do đó cả.

- Chỉ vì Hoạch mỗ là người của Hắc đạo nên phải chết sao?

- Chỉ một lý do đó thôi. Không chỉ mình tôn giá chết mà còn nhiều người của Hắc đạo phải chết nữa. Hắc đạo là tiện nhân, một là chết hai là nô nhân cho Bạch đạo. Đó là ý của tạo hóa.

- Nô nhân ... Nghĩa là Hoạch mỗ còn có cơ hội làm nô nhân.

- Tôn giá đã nhận ra lời nói của Thiếu An đúng rồi à?

Hoạch Cang méo xệch mặt, răng trên cắn vào môi dưới nhưng không thốt nửa lời.

Thiệu An tư tốn nói:

- Tôn giá đồng ý làm nô nhân chứ.

Hoạch Cang miễn cưỡng nói:

- Hoạch mỗ đã là bại tướng. Ta không còn sự lựa chọn nào. Công tử muốn xử ta thế nào cũng được.

- Vậy Thiếu An cho tôn giá một cơ hội sống, cơ hội làm nô nhân.

Vừa nói Thiếu An vừa điểm vào tịnh huyệt của Hoạch Cang. Bị điểm huyệt vào Tịnh huyệt, Hoạch Cang buột miệng hỏi:

- Đã cho Hoạch mỗ làm nô nhân sao còn điểm huyệt vào Hoạch mỗ.

Thiệu An mỉm cười từ tốn nói:

- Nô nhân khác với những con người bình thường chỗ nào.

- Hoạch mỗ không biết.

- Không biết thì Thiệu An sẽ nói cho tôn giá biết ... Nô nhân khác với những người bình thường là bị đóng dấu ... Cuộc đời của nô nhân mang hình dáng một con người, nhưng là con người động vật. Cuộc đời của một con chó e rằng hơn cuộc đời của nô nhân.

Thiệu An nói rồi, lấy luôn một khối ngọc để sẳn trong ngực áo. Hoạch Cang lỏ mắt nhìn.

- Ngươi định làm gì Hoạch mỗ.

- Đóng dấu tôn giá.

- Vừa nói Thiệu An vừa vận công vào khối ngọc. Khối ngọc trên tay Thiệu An sáng hẳn lên.

Thấy khối ngọc tỏa sáng, Hoạch Cang biến sắc xanh rờn. Y lặp bặp nói:

- Dương đệ tử ...

- Trở thành nô nhân cũng hơn là chết.

Lời còn đọng trên cửa miệng thì Thiệu An đóng khối ngọc vào ngay trán Hoạch Cang.

Một làn khói bốc lên ngay giữa trán họ Hoạch, cùng với tiếng rống của y, tiếng rống của họ Hoạch khiến những nàng kiều nữ tuôn chạy vào đại sảnh, nhưng tất cả đều thừ người ra nhìn cảnh tượng đó. Không màn đến những ả kiều nữ đang dõi mắt nhìn mình, Thiệu An rút khối ngọc lại, trả vào ngực áo. Trán Hoạch Cang đỏ ửng, hiện rõ hai chữ "Nô Nhân".

Thiệu An nhìn Hoạch Cang:

- Kể từ bây giờ ngươi không còn là Hoạch Cang nữa. Mà là nô nhân thứ nhất vinh dự cho ngươi đó.

Trong khi Thiệu An nói thì Hoạch Cang cứ lỏ mắt nhìn y. Thiệu An mỉm cười, giải huyệt đạo cho Hoạch Cang.

Vừa được Thiệu An giải tịnh huyệt, Hoạch Cang rống lên:

- Ta giết ngươi.

Lời vừa thốt ra, Hoạch Cang chồm tới Thiệu An, những tưởng như muốn ăn tươi nuốt sống y bằng tất cả sự căm thù, căm phẫn của mình. Nhưng một ánh chớp nhoáng lên khi Thiệu An cắt hữu thủ thành một vòng cung lướt qua vồ Hoạch Cang.

Ánh chớp bạc biến mất thì Thiệu An chấp tay sau lưng, trong khi đó Hoạch Cang vẫn vươn song thủ tưởng chụp đến gã nhưng lại đứng phổng ra như bị trời trồng.

Thiệu An nhìn Hoạch Cang:

- Ta đã nói rồi, đời nô nhân rẻ mạt lắm, còn thua một con chó.

Hoạch Cang cứ nhìn Thiệu An chăm chăm. Cục yết hầu chạy lên chạy xuống như y đang nuốt cái gì đó. Mãi một lúc Hoạch Cang mới nói:

- Ta đứt đầu rồi ư?

Ý nói dứt câu thì máu trào ra quanh cổ y, máu phún lên đầy thủ cấp của y, trượt dần tới trước rồi rơi xuống sàn gạch Bách Hoa Lâu.

- Bộp Thiệu An thản nhiên chứng kiến cái chết của họ Hoạch bằng vẻ mặt thật hoan hỷ.

Khuôn mặt khôi ngô tuấn tú của Dương Thiệu An chẳng biểu cảm một nét gì thương cảm cho người vừa chết bởi sát chiêu tử thần của y.

Những ả kiều nữ rú lên, ôm lấy mặt chẳng dám nhìn cảnh tượng đó.

Thiệu An thả bước đến bên Hỷ Hỷ. Hỷ Hỷ nhìn Thiệu An bằng ánh mắt thất thần.

Nàng gần như bủn rủn cả tứ chi khi tiếp nhận ánh mắt của Thiệu An rọi vào mình. Nụ cười mỉm gợi cảm lại hiện ra trên hai cánh môi mỏng của Thiệu An. Cũng vẫn nụ cười gợi cảm tình tứ đó, nhưng giờ đây Hỷ Hỷ lại có cái nhìn khác hẳn với lần trước.

Thấy vẻ mặt hồi hộp của nàng, Thiệu An từ tốn nói:

- Nàng sợ tại hạ?

Hỷ Hỷ miễn cưỡng gật đầu:

- Hỷ Hỷ đang sợ.

- Việc làm của Thiệu An khiến nàng sợ.

Hỷ Hỷ gật đầu thừa nhận lời nói của Thiệu An.

Thiệu An nhướng mày ôn nhu nói:

- Nàng khác với Hoạch Cang. Hoạch Cang là người của Hắc đạo nên y phải trở thành nô nhân. Nếu y không muốn trở thành nô nhân thì y phải chết. Còn nàng là người bình thường. Thiệu An đâu làm gì nàng.

Nắm tay Hỷ Hỷ, Thiệu An nói tiếp:

- Nàng còn có ý bồi tiếp tại hạ không?

Hỷ Hỷ không đáp lời Thiệu An, mà lại gật đầu.

Tạo một nụ cười mỉm khích lệ Hỷ Hỷ, Thiệu An nắm tay nàng dìu đi. Y đưa Hỷ Hỷ về gian thư phòng của nàng, rồi đóng cửa lại. Thiệu An bế Hỷ Hỷ lên khỏi sàn gạch đưa đến đặt nằm dài trên tràng kỹ.

Thiệu An ngồi xuống bên Hỷ Hỷ. Y nhìn nàng hỏi:

- Nàng hết sợ chưa?

- Vẫn còn sợ.

- Thế thì đâu còn hứng thú để giao hoan với ta.

Nói rồi Thiệu An đứng lên, y nhìn Hỷ Hỷ rồi lấy một nén vàng đặt trên bụng nàng:

- Hy vọng lần sau nàng sẽ không sợ ta. Ngược lại với cái sợ nàng phải cho hoan hỷ với những gì ta đã làm.

Y điểm một nụ cười gợi tình như thể ban tặng cho Hỷ Hỷ rồi thả bước ra cửa. Thiệu An chưa kịp mở cửa thì Hỷ Hỷ đã nhỏm lên gọi:

- Dương công tử.

Y dừng bước quay lại.

Hỷ Hỷ miễn cưỡng nói:

- Hỷ Hỷ không bồi tiếp công tử ... Hỷ Hỷ xin trả lại nén vàng này cho người.

Thiệu An khoát tay:

- Nàng hãy giữ lấy. Ít ra thì ta và nàng đã bước vào thư phòng của nàng.

- Nhưng ...

Đôi chân mày lưỡi kiếm của Thiệu An nhướn lên:

- Không sao ... Ta lại ghé đến đây lần sau mà ... Cứ giữ lấy nén vàng đó xem như ta gởi cho nàng chờ cuộc tái ngộ lần sau.

Thiệu An nói xong mở cửa bước thẳng ra chẳng ngoái đầu nhìn lại. Hỷ Hỷ toan gọi y lần nữa, nhưng rồi lại thôi. Rời thư phòng của Hỷ Hỷ, Thiệu An bước xuống gian đại sảnh.

Y nhìn lại xác Hoạch Cang và hai gã gia nhân Bách Hoa Lâu:

- Tự ngươi đi tìm cái chết cho ngươi.

Y nói rồi ung dung quay bước đi thẳng ra ngoài Bách Hoa Lâu, mặc nhiên với những ánh mắt của các nàng kiều nữ đang nhìn theo mình. Bầu trời Dương Châu vẫn khoát một màu xám xịt trong màn mưa phùn lất phất.