Editor: Đào Tử
__________________________
Đồ tể nói: "Ông nói lão già đó? Hôm qua lão ta có tới, mua ba cân về, hôm nay vẫn chưa tới đâu..."
Chử Diệu xấu hổ cười cười: "Vậy chắc ta nhận lầm, nhưng nhìn xa xa đúng là giống, nhà ông ấy có gì việc vui hay khá giả rồi ư? Một lần mua những ba cân, nghe ý tứ có vẻ hôm nay còn tới?"
Đồ tể vừa nghĩ tới lão trượng ấy liền muốn nghiến răng.
Lão ta thích chiếm hời, đôi tay già còn không thành thật, luôn thừa dịp hắn không thấy sờ sờ thịt trên sạp hàng của hắn, khách khác thấy vậy còn muốn mua? Ưỡn mặt mo bảo bán rẻ cho lão, mấy văn tiền cũng muốn kì kèo, bảo mãi không sửa.
Gần đây lại không làm vậy, nhưng mỗi lần tới đều cố ý đập đồng bạc, bạc vụn trên sạp hàng hắn, ra vẻ cao giọng muốn mua thịt, mấy lạng xương, há mồm lộ ra hàm răng vàng xỉ, hở tí nước miếng văng tung tóe. Nhưng đồ tể mở cửa làm ăn, không thể đuổi khách ra ngoài, trong lòng đã sớm bất mãn.
Chử Diệu kiên nhẫn nghe đồ tể phàn nàn, bởi vì hắn biết rõ đồ tể giống Ngũ lang nhà mình, thích nói nhảm, nói đủ thứ chuyện trên đời. Chỉ là thời điểm đồ tể kéo xa chủ đề lên tiếng kéo trở về, cuối cùng nghe được nội dung hữu ích.
Đồ tể nói ra: "... Mấy ngày trước bỗng nhiên phát tài, nói là con trai út của lão nhận việc lớn, mỗi ngày vài cân thịt, nhìn dáng vẻ lão ăn đến miệng đầy dầu, xương già vẫn như que củi, không biết những cân thịt kia bổ vào nơi nào..."
Đồ tể loảng xoảng hai lần chặt xong thịt khách cần, vị khách khác cũng là nhà hàng xóm, vừa nhắc tới chuyện phiếm cứ như cưỡi sóng buông chèo, ngươi một lời ta một câu, ghen ghét lẫn hâm mộ, nói gần nói xa mang theo cỗ vị chua.
Bọn họ xem thường nhà lão, nhưng người ta ăn thịt liên tiếp nhiều ngày cũng thật hâm mộ.
Làm sao không chua cho được.
Ôi, hàm răng đều ê ẩm.
Nói đến thịt cá mấy ngày liền, ngoại trừ nhà này, bọn họ còn biết mấy hộ khác, mỗi ngày trong phòng tản ra mùi thịt, quả là thèm chết người. Nhà cùng khổ ngày lễ tết mới có thể dính chút đồ mặn, có người lại có thể coi thịt như ăn cơm...
Lúc này cũng có người âm thầm suy đoán tiền này lai lịch bất chính.
Chử Diệu làm người dẫn đầu chủ đề, lại trầm mặc nhất trong nhóm người này, y như cũ yên tĩnh nghe, khi thì phụ họa hai câu, khi thì nghi hoặc một hai. Mấy người trò chuyện miệng lưỡi phát khô mới vừa lòng thỏa ý phủi mông rời đi, phảng phất một chút bất mãn và vị chua tản theo cuộc nói chuyện phiếm hơn phân nửa, vừa lòng thỏa ý.
Đồ tể hỏi: "Ông cũng phất lên rồi?"
Chử Diệu trả lời: "Tiền của chủ nhà."
Đồ tể cho ông thêm hai lạng, để ông trở về có thêm đồ ăn.
Việc đã xong xuôi, Chử Diệu chuẩn bị rời đi, lại bị cậu nhóc kéo tay áo lại, đôi mắt ướt sũng nhìn ông.
Cầu khẩn nói: "Thầy..."
Chử Diệu thấy thế, hỏi: "Ta mang A Vinh đi mấy ngày nhé?"
Đồ tể tức giận phất phất tay, trong miệng mắng thầm: "Mang đi đi, khỏi về cũng được. Lòng thằng nhóc này đi theo ông rồi, ở trong nhà toàn chọc tức lão già nhà nó."
Cậu nhóc nghe nói như thế, cười đến nỗi trên mặt muốn nở hoa.
Đồ tể thấy vậy càng nghiến răng nghiến lợi.
Rốt cuộc là con trai ai chứ? ? ?
Chử Diệu thăm dò được một phần tin tức, lại lấy cớ mua đồ mang theo cậu nhóc đi nơi khác —— Ông lăn lộn ở thành Hiếu nhiều năm, đã từng quen biết đủ mọi hạng người. Ông không thể trực tiếp nghe ngóng tình báo liên quan đến ngân khố, nhưng quanh co lấy được lại không thành vấn đề.
Hừ, quản lý ngân khố rất nghiêm ngặt, sai dịch ra vào đều cần kiểm tra mấy khâu, nhưng không quản được những thứ "Bàng môn tả đạo" nhìn như không đáng chú ý. Chử Diệu giống như là nô bộc mua đồ phổ thông, lúc mặt trời lặn ở địa điểm đã hẹn chờ Thẩm Đường.
Thẩm Đường giẫm ngay phút chót trở về.
Thời điểm cô trở về, hai người đang cùng ngồi hài hòa dưới mái hiên ven đường. Tay Chử Diệu cầm một chạc cây viết trên mặt đất, cậu nhóc hai tay ôm đầu gối, mắt nhìn chằm chằm mặt đất, thân trên khẽ nghiêng hướng về phía Chử Diệu, sợ nghe sót một chữ.
"Vô Hối, ta về rồi."
Chử Diệu đứng dậy hành lễ, cậu nhóc cũng học theo.
Thẩm Đường và cậu nhóc cũng coi như quen thuộc, thấy trong ngực cậu bé ôm cái gói nhỏ, cười nói: "A Vinh cũng cùng đi theo?"
Chử Diệu nói: "Lo lắng việc học thụt lùi quá nhiều."
Lên trên núi ở vài ngày rồi cho trở về.
Thẩm Đường gật gật đầu: "Cũng được, sau khi Địch Nhạc về không đồng lứa chơi với ta mà, A Vinh tới vừa lúc."
Chử Diệu: "..."
Chơi cùng Ngũ lang ở đâu ra, rõ ràng là bị Ngũ lang chơi.
Thẩm Đường thuần thục gọi Mô-tơ ra, cất đồ Chử Diệu mua vào tay nải, nhét không vào được thì dùng dây gai gói gọn thả nó trên lưng. Chỗ này quý nhất là hai xấp giấy, một hộp thỏi mực, mấy cây bút lông, cũng không phải loại hảo hạng gì.
Thẩm Đường chế nhạo cậu nhóc nói: "Trở về phải đi một đoạn đường núi rất dài rất dài, nếu bây giờ hối hận vẫn còn kịp."
Cậu nhóc lại tưởng Thẩm Đường muốn đuổi mình đi.
Ôm chặt eo Chử Diệu.
Mày đen đanh lại, vẻ mặt cố chấp.
Chử Diệu đành phải vỗ vỗ tay cậu bé, ra hiệu cậu buông ra, nói: "Không có ý định đuổi con đi, mau ngồi lên, ra khỏi thành."
Để cho tiện, ông mua con la thay đi bộ.
Thầy trò hai người cùng cưỡi một con la vừa vặn.
Ông không có tật xấu giống Kỳ Thiện, không phải ngựa không phải kiệu thì không chịu lên, có thể thay thế hai đùi đi đường là được, còn quan tâm nó là vật chi.
Ra khỏi thành không bao lâu.
"Buổi trưa ta đụng phải Cố Trì."
"Cố Vọng Triều? Y thế nào?"
Thẩm Đường thuật lại lời Cố Trì một chữ không sót, còn có chi tiết cuộc trò chuyện giữa bọn họ và suy đoán của cô. Chử Diệu nghe xong lặng im thật lâu, ông và Thẩm Đường ý kiến giống nhau, suy đoán Bắc Mạc và Thập Ô liên thủ, trên mặt không khỏi thêm mấy phần lo lắng âm thầm.
Khác với Thập Ô thích dát vàng lên mặt, ăn vạ lên đầu mặt trời, ngược lại Bắc Mạc an phận hơn rất nhiều, nhưng Bắc Mạc nguy hiểm hơn Thập Ô. Càng giống một con sói hoang khát máu tàn bạo ẩn núp trong tối chờ đợi một đòn gϊếŧ gục, điểm giống nhau duy nhất chính là dã tâm bừng bừng.
Bọn họ ngấp nghé nội địa đại lục không phải một ngày hai ngày, có điều thực lực trước kia của bọn họ không xứng với dã tâm.
Ngay cả nước Chử đã vong quốc cũng từng dạy Bắc Mạc làm người.
"Nước Chử và Bắc Mạc từng giao thủ?"
Chử Diệu phút chốc cười đến hơi khác lạ, ông nói: "Từng chứ."
Ngừng lại một chút, hỏi lại: "Bằng không, cậu cho rằng thanh danh 'Tam kiệt nước Chử' đã từng khá nổi danh là từ đâu bật ra? Dĩ nhiên là đánh Bắc Mạc, Bắc Mạc liên tiếp thảm bại, đưa mấy vị con tin ra ngoài cầu hoà cho thấy lập trường đấy."
Ba người trong "Tam kiệt nước Chử", đều từng quét qua Bắc Mạc.
Mỗi lần Bắc Mạc muốn xuôi nam gây sự, các nước Tây Bắc liền liên hợp lại xuất binh thảo phạt, người xuất binh ta bỏ lương, hoặc là chúng ta cùng gom góp đều, để văn sĩ võ tướng trẻ tuổi trong nước lấy kinh nghiệm.