*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Cảnh báo: Chương dưới đây có tình tiết tự tử, cần cân nhắc trước khi đọc.

Ba mẹ Giang chỉ có cô sau khi sự nghiệp phất lên, “Con cái chúng tôi phải có nền tảng tốt đẹp trong cuộc sống”, mẹ Giang nói. Về mặt vật chất, quả thực họ làm được.

Tuổi thơ Giang Miểu có thể ví như “Muốn gió được gió, muốn mưa được mưa”. Sống trong căn biệt thự ở vị trí đắc địa nhất thành phố, học tại ngôi trường “Quý tộc” mà báo chí đưa tin, ra vô bằng xe sang, chi phí ăn mặc vào loại đỉnh cấp, sách truyện ngoại nhập, váy Tây, hộp đồ chơi nhập khẩu, đến cả váy áo búp bê cũng được may đo riêng. Vì mang thai cô, mẹ nghỉ việc tại công ty. Miễn bàn một nửa thành công của công ty có sự góp sức của mẹ, xuất phát từ tình thương với vợ và con gái duy nhất, ba Giang cũng sẽ dành những ngày nghỉ cuối tuần đưa họ đi du lịch dù bận đầu tắt mặt tối. Vào thời đại hầu hết mọi người chưa có hộ chiếu, Giang Miểu đã có đầy một tập album kỷ niệm du lịch nước ngoài khi mới lên ba.

Tuy nhiên, mẹ Giang có cá tính mạnh, dù vắng mặt tại công ty nhưng bà hiểu tường biết tận xu hướng kinh doanh. Vài năm cũng đủ khiến người ta sinh lòng coi thường, mâu thuẫn giữa cha mẹ dần dần xuất hiện. Năm lên chín, khi bảo mẫu vẫn còn rúm ró đứng ở cửa, Giang Miểu đã có thể đi ngang qua phòng sách hỗn độn với vẻ vô cảm. Mẹ Giang hãy chỉ vào mũi ba Giang chửi đổng, Giang Miểu muốn lên lầu nghỉ ngơi, dặn đừng chuẩn bị đồ tráng miệng. Chừng hai mươi phút sau, Giang Miểu nghe thấy tiếng bước chân của mẹ ngoài cửa, cô trở mình nhắm mắt giả bộ ngủ. Mẹ đứng ở cửa, có lẽ tâm trạng đã trấn tĩnh, bà gõ cửa ba lần rồi khẽ khàng bước vào, ngồi xuống mép giường dém chăn cho cô, Giang Miểu thực sự đã chìm vào giấc ngủ sâu.

Sau một năm, ba mẹ Giang quyết định ly hôn. Đứng trước phân chia tài sản, những người thắm thiết nhất cũng hoá thành rắn rết xảo quyệt trong mắt nhau. Giang Miểu đã quen với những cuộc cãi vã giữa họ, thay vào đó, cô khá đau đầu không biết mình ở cùng ai. Khác với phim ảnh, cha mẹ nhà họ Giang đùn đẩy quyền giám hộ Giang Miểu, một người suốt ngày ra rả tình mẫu tử vĩ đại, thường xuyên treo câu “thà ông cha làm quan chết chứ đừng để bà mẹ ăn xin chết” trước ngày xử án. Trái lại, mẹ Giang thẳng thắn hơn nhiều. Cùng ngồi trong khu ghế riêng, mẹ Giang phân tích đa chiều cho cô nghe, sau cùng, bà nói: “Đời này mẹ có mỗi mình con, hết thảy mọi thứ của mẹ đều sẽ là của con. Ông già con ấy à, khó nói lắm.”

(*)  Ý nói cha không bao giờ quan tâm con cái bằng mẹ được. Cám ơn bạn Huang Miao Miao đã giúp mình câu này.

“Con biết.” Cô từng nghe những lời điều tiếng bên ngoài, cũng biết lời mẹ nói nhất định sẽ làm được.

“Con ngoan.”

Tức thì Giang Miểu rơi nước mắt. Hàng ngày đưa cô đi học, mẹ Giang toàn nói vậy.

“Ai dám bắt nạt con thì méc mẹ, có vứt quách cái mạng này mẹ cũng sẽ lấy lại công bằng cho con.” Mẹ Giang nức nở với vành mắt hoe đỏ.

Nương theo lời khai của Giang Miểu, quyền giám hộ thuộc về ba Giang. Phần tài sản, kết quả từ thương lượng song phương là để nguyên công ty cho ba Giang, mẹ cô lấy tiền mặt và các tài sản khác. Sự thật chứng minh tài năng của mẹ Giang quả là thượng thừa. Sau khi ly hôn, bà lấy tiền đầu tư vào bất động sản, chẳng mấy chốc, bà Giang trở thành “Bà Thành” trong miệng người đời, “Thành” chính là họ của bà.

Trời cao rủ lòng thương, Giang Miểu toàn gặp được những thầy cô tốt, tình thương và sự săn sóc của họ đều xuất phát từ trái tim. Rời khỏi bà Thành, Giang Miểu vẫn đạt thành tích cao. Mặt khác, bà Thành rất khắt khe với cô, hễ gặp mặt là hỏi han việc học; cô cũng thích cảm giác đứng nhất, nhờ điều này mà ba sẽ hỏi thăm cô thêm vài câu. Cho đến một lần thi đấu cấp 2, Giang Miểu cầm huy chương, thư ký của ba Giang, chú Trần đứng dưới bục trao giải, phụ huynh chung quanh ngỡ đây là ba cô nên sôi nổi chúc mừng. Lên xe, chú Trần tươi cười đưa cho cô một bao lì xì, nói rằng Chủ tịch rất mừng cho cô nhưng hôm nay ông ấy đi công tác, hai bữa nữa mới về. Cô lễ phép cám ơn, gọi điện cho bà Thành nhưng máy báo bận.

Ngày nọ năm Giang Miểu mười hai tuổi, tan học vào cửa, cô bắt gặp một gương mặt mới toanh đang lu bu trong bếp. Cô ta có lối trang điểm tinh tế và kiểu tóc thời thượng, tuy nói năng nhỏ nhẹ với người giúp việc nhưng thái độ rặt vẻ chủ cả. Giang Miểu nhìn phát phiền, quẳng túi đứng ngay cửa, đanh giọng: “Tôi không thích ăn cà rốt.” Nghe tiếng, nụ cười của cô ta cứng đờ, giây tiếp theo bày ra bộ điệu lã chã chực khóc, cắn môi “Xin lỗi” tới tấp, khó xử nhìn ba Giang rồi giải thích: “Em vốn tưởng cà rốt bổ mắt, trách em hết, tại em không xét đến khẩu vị của cháu Miểu.” Giang Miểu cười khẩy, hỏi toẹt: “Bà là ai?”. Ba Giang tái mặt, la cô vô lễ, túm cô vào phòng sách còn ả kia can ngăn. Giang Miểu không hơi đâu lo cho cánh tay bị kéo đau, bụng thắc mắc người chưa thành niên phạm tội thì bao nhiêu tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự nhỉ.

Đêm đó, Giang Miểu báo việc này cho bà Thành kèm tấm hình chụp cánh tay bị ba Giang véo ra dấu. Bà Thành nổi máu xung thiên, tức tốc gọi cho ba Giang, chửi ông cái lờ làm mờ con mắt, mắng ông sấp mặt. Ba Giang chưa nghe hết đã cúp máy.

Sau đó ông thường xuyên báo bận. Qua mùa đông, Giang Miểu có thêm đứa “em trai” bảy tuổi.

Lúc bà Thành tái hôn là một tháng sau khi Giang Miểu mừng sinh nhật tuổi mười ba. Bà không thoát được quan niệm cũ về “hôn nhân lần hai” nên không đãi tiệc. Người mới của bà Thành —— ông Lý là một Giáo sư Đại học, khí chất nhã nhặn cẩn mực quả thực hơn người, cử chỉ nói năng theo kiểu “Trí thức văn nghệ”. Nội một lần tiếp xúc là đủ biết ông làm việc trật tự nề nếp, đối nhân xử thế lấy hai chữ ôn hoà làm đầu.

Lần đầu gặp Giang Miểu, ông ngồi xuống là trêu kỹ thuật chụp ảnh của bà Thành cần phải cải thiện. Bánh trứng muối, bánh xốp wafers, hạt khô và đồ ăn vặt bày biện trên bàn, từ nhãn hiệu đến hương vị đều là thứ Giang Miểu thích, thứ Giáo sư Lý lột vỏ đúng là vị quế cô khoái. Bà Thành hỏi han việc học của Giang Miểu như thường lệ, biết cô đang kẹt ở môn Hoá, bà chưa kịp hấp tấp tìm người thì giáo sư Lý đã vỗ mu bàn tay vợ, nói rằng ông có một sinh viên nhận học bổng đang làm gia sư, để bữa khác giới thiệu cho cô. Từ sáng Giáo sư Lý đã lên kế hoạch đích thân trổ tài mấy món tủ, để hai mẹ con hàn huyên, còn ông đeo tạp dề, Giang Miểu thấy động tác ông mướt rượt, ắt đây là chuyện thường như cơm bữa.

bánh trứng muối   bánh trứng muối

bánh waferswafers

Chẳng biết cố ý hay chân thành, giáo sư Lý nói ngại khói dầu thoát ra nên đóng cửa lại. Bà Thành lập tức buông tách trà, kể cho cô nghe về công ty mới phát triển của ông Giang, dạy cô đi giành. Cô biết mẹ muốn tốt cho mình, dù không phải việc cô bằng lòng lên tiếng nhưng cô vẫn răm rắp ghi nhớ.

Hôm nọ hiếm khi ba Giang ăn tối cùng Giang Miểu. Từ khi ông sống riêng, số lần hai người gặp mặt ngày một giảm dần, từ cách tuần đến cách tháng. Ba Giang biết con gái không ưa nhà nọ nên không ép đằng đó dọn nhà, ông âm thầm đăng kí kết hôn, tự mua riêng một căn biệt thự mới xây. Song khoảng cách không ngăn ông khoe  tấm lòng son của con trai mình. Ông khen Giang Gia Hào đánh đàn giỏi, khoe nó thi đấu giành được giải thưởng, gần đây còn chuẩn bị cho cuộc thi rô-bốt. Giang Miểu hết nuốt trôi cơm, nhủ bụng mấy cái đó mình cũng làm được, còn giỏi hơn nó nữa kìa, giấy khen trong phòng sách dày cộp luôn. Tới khi ba Giang chú ý tới Giang Miểu thì cô đã ngừng đũa, ngồi ngay ngắn lẳng lặng rơi lệ, bấy giờ ông mới im, sống sượng phân bua: “Không phải ba so sánh hai đứa, các con đều giống nhau trong tim ba.” Thành ra, sau đó bàn chuyện phân chia cổ phần công ty mới đơn giản hơn nhiều.

Năm mười bốn tuổi, Giang Miểu ngược đãi bản thân bị bảo mẫu phát hiện. Trên sô pha, bảo mẫu năn nỉ cô bôi thuốc, sau lưng cô, bà Thành bấu chặt tấm ga trải giường dính máu và lau nước mắt. Ông Giang về từ quán rượu, bà Thành ném phăng tấm ga lên khuôn mặt đỏ kè của ông, cuối cùng biến thành lên án đối phương không làm tròn bổn phận của người cha/ người  mẹ. Giang Miểu chẳng buồn đếm xỉa cuộc tranh cãi giữa họ, cô dùng móng tay thay cho con dao đa năng, rạch vài đường mới lên cánh tay, băn khoăn không biết chừng nào mình mới được đi ngủ.

Sau chót, bà Thành hoà hoãn hơn tí, dùng câu “Tháng trước A Miểu phát sốt tới độ viêm phổi, ông đang ở đâu?” để kết thúc trò hề. Ba Giang á khẩu, đóng “sầm” cửa, nghênh ngang rời đi.

Hai tháng kế tiếp bà Thành kè kè bên mình. Bà kiểm tra hàng loạt ngóc ngách trong căn nhà, cuối cùng cho rằng sách báo gây ảnh hưởng tiêu cực, bà vứt sách, tịch thu di động và toan kiểm tra các đoạn trích cô lưu trữ, Giang Miểu mở cửa ban công, tuyên bố: “Nếu mẹ ném nó con sẽ nhảy xuống từ đây.” Bà Thành nghẹt thở, xé vở nát nhừ, thách “Nhảy đi”. Đến cùng, bảo mẫu hộc tốc xông lên ôm ghì lấy eo Giang Miểu, trợ lý lấy lại tinh thần thoắt cái tách ngón tay cô đang bám rịt vào lan can. Bà Thành ngồi bệt xuống đất, nức nghẹn lặp đi lặp lại “Đúng là nghiệp mà”.

Xuất ngoại là chuyện năm mười lăm tuổi. Giang Miểu nằm trên giường bệnh, đứng cạnh đó là bác sĩ tâm lý và ba Giang. Ông Giang cầm trong tay lọ thuốc ngủ đã gần cạn với khóe mắt rơm rớm, ông hỏi Giang Miểu: “Con bất mãn cái gì?” Giang Miểu đăm đăm nhìn trần nhà, nhận ra những giọt nước mắt là thật, ông mù mờ cũng thật nghiêm túc.

Giang Miểu thức trắng đêm, chừng như qua một đêm cô đã nghĩ thông suốt. Hôm sau khi ba Giang thức giấc, Giang Miểu bận đồ bệnh nhân ngồi trên giường, như thể ông mới phát giác con gái mình đã gầy rộc đi, ánh nắng soi vào tay chân xương xẩu, hệt như chiếu xuyên thấu.

Giang Miểu nói: “Con muốn ra nước ngoài.”

Trường học do cô và bà Thành chọn, trước mắt nội trú bốn năm. Ba Giang đặc biệt cử người liên lạc với nhà trường về tình hình của cô, tìm một chuyên gia tâm lý có tiếng thăm khám Giang Miểu định kỳ, đồng thời mướn người kề cận cô phòng trường hợp khẩn cấp. Giang Miểu được nhân viên đặc biệt tháp tùng ngay từ khi lên máy bay. Tương tự như xưa, số hên của Giang Miểu dường như thường xuất phát ngoài gia đình, bạn học tốt bụng và thân thiện, thầy cô có năng lực xuất sắc – sau khi biết tình huống thì họ dành cho cô sự săn sóc đặc biệt trong chừng mực. Những năm tháng ở nước ngoài, Giang Miểu dốc lòng cống hiến cho nghệ thuật. Hồi mới vào Đại học, thậm chí cô còn không có ý định báo danh chuyên ngành nghệ thuật thuần tuý. Bà Thành có định kiến rằng giới nghệ sĩ đều có kết cục điên rồ, nhưng bà đã nhượng bộ sau khi nghe cô nói “Đây là diều duy nhất khiến con hạnh phúc”. Nơi ở do ba Giang sắp xếp, dù Giang Miểu không thích bị quấy rầy, nhưng sau khi nộp báo cáo của bác sĩ và thề rằng sẽ không bao giờ tự tử, để chứng minh, cô cho phép dì Giản lấy danh nghĩa người giúp việc thực chất là người giám hộ tới thăm mình 2 tuần 1 lần.

Bà Thành hay bay sang thăm Giang Miểu vào những dịp lễ Tết, sau khi dần ổn định, hai người thường đi du lịch chung. Bà Thành thường không nén được bất mãn với giờ giấc Giang Miểu làm việc và nghỉ ngơi. Hai người thường xuyên đôi co, nếu có mặt giáo sư Lý thì ông sẽ đứng giữa giảng hoà. Ba Giang hiếm khi, thỉnh thoảng ông sẽ dùng cơm với cô mỗi lần thăm nhà máy ở châu Âu. Ông chuộng để tâm vào tiền tài hơn, đúng nực cười, lâu lâu Giang Miểu thức dậy sẽ nhận được những thông báo rất giời ơi đất hỡi, mở tin nhắn sẽ có câu “Con khoẻ không?” của ba Giang, không hơn.

Sau này,  Giang Miểu bông đùa cùng bạn bè, thường mượn câu “Ich werde für die Kunst und meine Geliebten gerne ausharren” từ hoạ sĩ yêu thích của mình. 
Chú thích:

— “Ich werde für die Kunst und meine Geliebten gerne ausharren” là tên tác phẩm của họa sĩ người Áo, Schiele ( 1912), phiên bản tiếng Anh là “I Will Gladly Endure for Art and My Loved Ones”, có nghĩa rằng  “Tôi sẵn lòng kiên trì vì nghệ thuật và người tôi yêu”. 

53720_1