Xe ngựa chạy thẳng lên dốc, lúc đi đến gần cổng cung, từ xa xa đã trông bóng người tóc trắng áo tím đứng lẻ loi ở đó. Thúy Vi thấy thế thì kinh hãi hỏi Liên Đăng, Liên Đăng gật đầu: “Một đêm bạc đầu.”
Thúy Vi đã quen nhìn bộ dáng cao ngạo của chàng ta, nay đột nhiên thấy chàng ta ra nông nỗi này thì chỉ thấy đau xót. Có vẻ Lâm Uyên không nghĩ cô ấy sẽ đến, chỉ bận đỡ Liên Đăng. Lúc Thúy Vi xuống xe, chàng ta kinh ngạc thấy rõ.
Thúy Vi gọi: “Sư huynh, sao huynh lại…”
Mặt mày chàng ta hòa nhã, không còn sắc lạnh như xưa. Chuyện quá khứ đã qua, giờ Liên Đăng đã lại mang thai, oán hận của chàng ta cũng phai nhạt đi nhiều, thấy Thúy Vi đến chỉ gật đầu: “Muội tới à?”
Trông chàng ta không hề già đi, mái tóc bạc phơ lại khiến chàng ta mang vẻ đẹp mê hoặc. Tiếc là cái đẹp ấy quá thê lương, cô ấy nghẹn ngào: “Bây giờ huynh cảm thấy thế nào?”
Lâm Uyên thoải mái đáp: “Tất cả vẫn bình thường, đừng đứng ngoài nữa, vào đi thôi.”
Sớm nay nhận thấy cơ thể khác thường, chàng ta đã tính thật kĩ, chàng ta sống một trăm bốn mươi hai năm, đã đến tuổi về trời, cũng nên ra đi không có gì đau đớn giống sư phụ. Trong mắt chàng ta, cái ch3t chẳng là gì nhưng từ khi lòng mang vướng bận, chàng ta bỗng thấy rất sợ. Thật ra bình tĩnh đối mặt hay chùn chân lùi bước thì kết quả cũng đều vậy. Chàng ta vô cùng khổ lòng, nhưng sau khi tĩnh tâm nhập định thì đã nghĩ thông. Hiện giờ có làm gì cũng vô dụng, có gấp gáp cũng được gì? Cứ để nhóm linh đài lang thử một lần vậy, nếu không thành công thì đành chờ cơ duyên, biết đâu tương lai lại có người vô tình đánh thức chàng ta.
Bộ dạng như trời sắp sụp xuống của hai cô khiến chàng ta thấy khổ sở, bèn cất tiếng: “Đừng lo. Thuyền đến đầu cầu ắt thẳng, vạn sự tùy duyên.” Lâm Uyên quay sang nói với Thúy Vi: “Bôn ba cả buổi rồi, nghỉ ngơi trước đi đã. Tối nay chuẩn bị tiệc, chúng ta ăn bữa cơm đoàn viên.”
Thúy Vi cay cay sống mũi, suýt nữa đã rơi lệ. Cô ấy cố gật đầu, quay người đi về phía tẩm cung.
“Nàng đi là để tìm Thúy Vi sao?” Chàng ta thở dài, đi đến nắm tay Liên Đăng: “Đi xe xóc nảy, nàng có nôn không?”
Liên Đăng đặt tay lên bụng, cố mỉm cười: “Không đâu. Bảo Nhi biết hôm nay không như mọi ngày, không quấy mẹ đâu.” Cô ngẩng đầu nhìn chàng ta: “Chàng không có gì bất ổn thật ư?”
Chàng ta cười, kéo cô đi vào điện, lại còn là căn phòng bên ngoài tĩnh thất của chàng ta. Sàn nhà lát gỗ tạc nhạt màu, bày chiếc bàn con và hai tấm nệm gấm, bốn phía màn sa buông rủ, gió thổi khẽ bay, là nơi khiến người ta tạm quên ưu sầu.
Lâm Uyên đỡ cô ngồi xuống, chỉ về phía tiền điện: “Từ nơi này có thể nhìn thấy khách đến, lần trước tôi ngồi đây nhìn trộm nàng, nếu không phải Cửu Sắc bán đứng thì chắc hẳn nàng không phát hiện ra đâu.”
Liên Đăng nhớ ra, lần đó chàng ta sai người đưa vải vóc và tiền tới Vân Đầu quán, cô còn đặc biệt đến Thần cung bái tạ, chàng ta xấu hổ nên trốn tránh không gặp. May mà lúc đó có Cửu Sắc, nó dẫn cô đi vòng ra sau mới biết là chàng ta không hề bế quan. Chàng ta trốn sau cửa nhìn trộm, bọn họ lại đứng ngoài hành lang nhìn chàng ta, cô cười nói: “Bây giờ nhớ lại ngỡ như mới hôm qua. Khi ấy chàng rõ là đỏng đảnh khó chiều, còn là quốc sư cơ đấy! Ban đầu tôi tưởng quốc sư cao quý xa cách, thần thông lắm, sau thân thiết với chàng rồi mới biết bộ mặt thật của chàng, đúng là khiến người ta chẳng kính nể nổi.”
Chàng ta lẩm bẩm: “Tôi không muốn nàng tôn kính tôi, chỉ cần nàng yêu tôi là đủ rồi. Tôi có thể ra vẻ kiêu ngạo nhưng vì thích nàng nên cũng có lúc không khống chế được bản thân. Nhưng dù là lúc không nén nổi lòng mình, tôi vẫn không sợ việc công khai với bên ngoài. Thật ra đêm giao thừa ấy lúc ngắm ph40 hoa, tôi đã rất muốn hôn nàng…” Chàng ta cười xấu hổ: “Tôi cảm thấy môi nàng chắc sẽ rất ngọt. Nhưng khi ấy vừa mới ăn bánh nướng xong, miệng dính dầu mỡ nên khó tránh việc mất hứng.”
“Chính chàng cũng ăn bánh mà tôi có chê chàng đâu, thế mà chàng lại chê miệng tôi dính dầu mơ ư?” Liên Đăng hơi bất mãn nhưng tình yêu của chàng ta tựa dòng suối, chậm rãi tràn vào đáy lòng cô. Cô không khỏi buồn bã: “Nếu khi đó hôn nhau thì tốt biết bao, ít ra tôi có thể yêu chàng sớm hơn.”
Cô chỉ cần yêu, chẳng lo việc có được đáp lại hay không. Chàng ta vuốt v3 những ngón tay trắng muốt đang đặt trên bàn của Liên Đăng, bao bọc trong bàn tay mình: “Tôi cũng hối hận, thời gian chúng ta bên nhau ngắn quá, đã sắp hạnh phúc rồi thì lại… Nàng phải hứa với tôi, dù tương lai thế nào thì cũng phải chăm sóc tốt cho mình và con. Nhỡ tôi không về được, khi Bảo Nhi lớn lên, muốn biết hình dáng a gia thì nàng đưa con đến Cửu Trùng Tháp gặp tôi, cho con biết a gia nó từng hào hoa trác tuyệt ra sao.”
Cô bị chàng ta chọc cười: “Đã lúc nào rồi còn không quên tự khoe khoang nữa.” Cô đặt tay còn lại lên trên tay chàng ta, nói nghiêm túc: “Không cho chàng nói gở, tôi đã xin Thúy Vi nhất định phải cứu chàng. Chỉ mỗi nhóm Phương Châu tôi không yên tâm được, có Thúy Vi nữa sẽ tốt hơn. Cô ấy cũng thông thạo kỳ môn độn giáp, thêm người là thêm hi vọng.”
Lâm Uyên ngừng lại, thở dài: “Lúc trước tôi cắt áo đoạn nghĩa, đuổi muội ấy ra khỏi Thần cung, bây giờ vì muốn muội ấy giúp ta kéo dài mạng sống mà lại gọi về…”
“Chuyện liên quan đến sống ch3t, còn bận tâm mặt mũi làm gì? Huống hồ cô ấy cũng quan tâm chàng, không muốn chàng gặp bất trắc. Lần trước tôi độ công lực trả chàng cũng do cô ấy nói cho tôi biết, cô ấy một lòng muốn tốt cho chàng, tôi nghĩ chàng cũng biết vì sao khi đó cô ấy lại ngăn tôi gặp chàng. Chuyện đã qua rồi thì đừng xoắn xuýt mãi nữa. Nếu đã không còn cách nào khác thì sao không thử một lần xem? Trên đời này ngoài chàng ra, e là không còn ai có tu vi cao hơn cô ấy nữa.”
Lâm Uyên không biết phải đáp lại thế nào, tình hình này thực sự không cần tranh hơn thua gì, chàng ta được sống tiếp bên vợ con mới là điều quan trọng nhất.
Tối đến, cả Thúy Vi, nhóm linh đài lang và Lư Khánh đều quây quần lại giống như lời chàng nói, đã nhiều năm chưa cùng ăn một bữa, đến lúc sinh ly tử biệt, dù thế nào cũng phải tụ tập một phen.
Bữa cơm này chẳng hề náo nhiệt, mặt ai nấy đều ảm đạm, chỉ có mỗi Lâm Uyên cười nói: “Có duyên ắt gặp lại, vô duyên là do số mệnh của tôi, không nên oán trách ai cả. Tôi không bận lòng gì khác ngoài Liên Đăng và con, nếu lỡ Kinh độ vong không cứu được tôi thì xin chư vị ở đây hãy chăm sóc mẹ con nàng.”
Mọi người đều đứng dậy, cung kính chắp tay: “Bọn thuộc hạ thề tận trung bảo vệ điện hạ và thiếu chủ, xin tọa thượng cứ an tâm.”
Liên Đăng ngồi bên cạnh, từ đầu chí cuối không nói lời nào. Cô sống ngắn ngủi mười sáu năm mà đã trải qua bốn lần tử biệt, từ mẹ đến a gia, rồi con cô và giờ là người cô yêu nhất. Có những lúc, cô không tìm được lí do sống tiếp, chẳng lẽ là để lần lượt đưa tiễn họ hay sao? Đến khi nào tấn bi kịch của cô mới kết thúc đây? Nếu chàng ta không về được, cô còn chẳng thể đi theo chàng ta, bởi cô vẫn còn đang mang đứa con của hai người, phải sống qua ngày đoạn tháng với tia hi vọng mong manh rằng sẽ cứu được chàng ta. Cuộc sống như vậy thực sự vô nghĩa.
Cô đã hết cách, chỉ biết cúi đầu thở dài. Hai đêm liền không ngủ yên, đến sáng ngày thứ ba, cô vừa mới thiêm thiếp được thì lại mơ thấy bốn phía thần đàn nổi lửa, chàng ta bị bao vây không thoát ra được, chỉ có thể đau đớn nhìn cô qua ánh lửa. Cô giật mình mở choàng mắt, trên giường không có ai cả. Cô vội đi tìm, phòng bên có tiếng động, cô bèn chạy tới xem, chàng ta đang nâng hai tay đi vòng quanh quan tài ngọc, trông thấy cô thì quay đầu bảo Phất Cư: “Đưa điện hạ ra ngoài đi.”
Lâm Uyên có linh cảm đại nạn đã đến. Chàng ta không muốn làm cô khóc, không nhìn thấy có lẽ tốt hơn cho cô.
Phất Cư bước đến đỡ nhưng cô lại gạt ra, thở d0c đầy đau khổ: “Đừng bảo tôi đi, tôi muốn ở cạnh chàng.”
Nhóm linh đài lang lặng lẽ lui ra ngoài, để họ nói lời giã biệt. Lâm Uyên không biết làm sao, đành ngượng ngùng lên tiếng: “Nàng muốn thấy tôi nằm vào quan tài ư? Tôi sợ sẽ làm nàng sợ.”
Lòng cô đã bị đau đớn giày vò vỡ vụn từ lâu, chàng nào hiểu không gì khiến cô sợ hãi hơn việc mất chàng. Cô sợ làm chàng ta buồn, cố tỏ ra bình tĩnh: “Sao lại phải vào quan tài? Chàng chỉ ngủ một lát rồi tỉnh lại thôi mà, nằm trong quan tài xui xẻo lắm.”
“Nhỡ không tỉnh lại thì cũng đỡ phải di chuyển…”
Liên Đăng quát lớn: “Bậy nào. Chàng sẽ tỉnh lại, tôi và con đều đang chờ chàng. Chàng từng nói muốn dẫn tôi và con đến Trương Dịch cơ mà, chàng dám nuốt lời là tôi sẽ hỏa thiêu chàng, xem chàng đẹp kiểu gì.”
Lâm Uyên sửng sốt, hẳn cô phải sợ lắm mới cố tỏ vẻ hùng hổ như thế. Hỏa thiêu chàng ta… nghe sợ thật. Chàng ta nằm trên chiếc giường tử đàn, cười nói: “Thôi, nghe lời nàng vậy… Bây giờ đúng là chờ ch3t thật rồi.”
Liên Đăng ngồi bên cạnh giường, sửa sang lại vạt áo cho chàng ta: “Nói gì với tôi đi, nói chuyện khi bé của chàng ấy.”
Chàng ta nhắm mắt, nói thật chậm rãi: “Tôi nhớ mang máng là nhà ở Khúc Trì, bên cạnh Phù Dung viên. Mỗi khi trời tối sẽ có tiếng sênh ca từ trong vườn truyền đến. Hè sang, tôi thường ngồi trên bậc thềm vừa nghe nhạc vừa ngắm trời sao. Gió đêm thổi hây hây nên không oi bức như ban ngày, đó là lúc tôi vui vẻ nhất. Tôi thích nghe ca, nếu như không có những chuyện sau này tôi nghĩ mình sẽ vào vườn lê, làm một gã nhạc sĩ cung đình… Trong Khúc Trì có rất nhiều gia đình chuyên trồng các loại cỏ cây để phục vụ cho Phù Dung viên. Mẹ tôi cũng là một người trồng hoa, kí ức của tôi đầy ắp hoa cỏ, một năm bốn mùa, lúc nào cũng nở rộ. Thuở nhỏ, tôi thích hỏi mẹ tôi từ đâu tới. Mẹ thiếu kiên nhẫn bảo là tôi sinh ra từ nhụy ho4. Sau này tôi bàn với hai anh trai, muốn có thêm một cô em gái nên mỗi người đều trồng hai bụi thược dược, tiếc là chưa đến đông đã héo rồi…”
Giọng chàng ta nhỏ dần, đến cuối gần như không nghe rõ, lòng Liên Đăng cũng chùng xuống, mắt đông đầy lệ, chỉ dám tựa vào giường, không dám ngẩng lên. Cô cứ nghĩ chàng ta sẽ nói thêm gì đó nhưng đợi mãi mà chàng ta vẫn im lặng. Cô lấy hết cản đảm nhìn mặt chàng ta, đôi môi chàng ta hơi cong lên, có lẽ vì nhớ đến thuở thơ ấu nên gương mặt còn vương nụ cười thản nhiên. Cô gần như không khống chế nổi mình, khẽ gọi nhưng chàng ta không đáp lại được nữa. Cô cúi người lắng nhe nhịp thở, chỉ thấy tiếng tim đập thình thịch của mình, từng tiếng đinh tai nhức óc.
Liên Đăng ngã ngồi xuống đất, nắm lấy hai tay chàng ta, nghẹn ngào bật khóc.
- -----oOo------