Nguyệt Lam đứng nói chuyện với chú Hoàng một lúc rồi hỏi ông nội. Chú Hoàng liền trả lời:

- Ông ấy đang ở khu B, sáng nay có một nhóm quân đội trên kia xuống nói là huấn luyện kỵ mã để tham gia khai giảng. Cháu đi không? Chú dẫn đi?

Cô cũng gật gật đầu:

- Có được không ạ?

Chú Hoàng liền vỗ vỗ con ngựa, rồi rời đi:

- Được chứ, nhiều người xem bên đó lắm.

Huấn luyện kỵ mã cũng đâu có gì là bảo mật nữa, năm nào cũng có người trong quân đội đến. Trở thành " đặc sản" có một không hai ở Trung Du rồi.

Ông đưa cô đến một dãy trại(1), mở chuồng đơn dẫn một con ngựa ra:

- Qua khu B tương đối xa, nên cưỡi ngựa. Chú đưa cháu đi.

Nguyệt Lam không nhịn nổi mà cảm thán một tiếng, nhìn xung quanh, loá mắt với đàn ngựa:

- Hay để cho cháu thử cưỡi một con đi.

Chú Hoàng tất nhiên không dám, liền ngăn lại:

- Không được, khó điều khiển lắm, cháu phải theo chú, nhỡ ngã thì sao?

Cô hạ giọng nài nỉ:

- Chú Hoàng, cháu cũng biết cưỡi, sư phụ là ông cháu đấy. Chú không cho thì chẳng khác nào nghi ngờ tay dạy dỗ của ông cháu cả.

Chú Hoàng nào dám, có được ngày hôm nay cũng là do ông nội cô chỉ dẫn, tất nhiên không thể nghi ngờ. Ông thở dài:

- Được rồi, để chú chọn cho cháu một con ngựa hiền.

- Cháu muốn con này.

Không đợi ông đi chọn, cô liền chỉ vào một con ngựa Ả Rập thuần chủng ở chuồng đầu trang trại. Nó toàn thân đen tuyền, ngẩng cao đầu một cách ngang ngạnh, như có linh tính rũ mắt nhìn cô. Cả thân toát lên vẻ vương giả, dù có không biết gì thì cũng đều nhận ra là con đẹp nhất trong đàn.

Chú Hoàng rùng mình, nhìn cô:

- Con đó chưa thuần phục được nhuần nhuyễn. Nó hung hăng lắm, không cho ai cưỡi đâu. Ông của cháu còn không cưỡi được.

Nhưng Nguyệt Lam vẫn muốn cưỡi con ngựa này, như có liên kết nào đó, cô đi lại giơ tay lên muốn sờ nó. Con ngựa kiêu ngạo đứng một chỗ giờ chủ động cúi xuống cho cô xoa bờm, còn phát ra tiếng khìn khịt.

- Không cần lo đâu, cháu cưỡi được, chú đừng có lo.

Chú Hoàng chưa kịp ngăn cản thì cô đã mở chuồng ngựa, dắt nó ra ngoài. Ông lắc đầu ngao ngán, lẩm bẩm:

- Đúng cái nhà này muốn làm gì trời sập cũng không quản được.

Ông dắt con ngựa của mình đi theo ra khỏi trang trại ngựa, xỏ dây cương. Mấy nhân viên thấy cô đưa con hắc mã kia ra có hơi sợ sệt, nhưng cũng dằn lòng lại tiến tới muốn xỏ cương. Nhưng nhận ra Nguyệt Lam xỏ cương ngựa còn thuần thục hơn họ, liền trố mắt lên nhìn nhau. Chú Hoàng cũng không có kém gì, không thể ngờ:

- Cháu biết xỏ cương ngựa?

Nguyệt Lam giật mình, sau khi load kịp thì cương đã xong xuôi, cô ngơ ngác trả lời:

- Cháu cũng..... không biết.

Chẳng hiểu tại sao lại có thể làm được, giống như một thói quen.

- Lúc trước ông dạy, cháu có nhớ.

Cô giải thích qua loa đi, Chú Hoàng không có nghi ngờ gì, leo lên lưng ngựa:

- Đi thôi.

Nguyệt Lam leo lên lưng ngựa, hắc mã kia đá chân trước, rướn người hí vang. Những người xung quanh đều sợ hãi lùi ra xa. Chú Hoàng mặt thoáng trắng bệch, muốn lao xuống ngựa chạy đến.

Bảo bối của ông chủ mà có mệnh hệ gì thì ông khó mà giữ được bát cơm.

Nào ngờ trái với lo lắng của mọi người, Nguyệt Lam bình tĩnh ghì lại cương ngựa, cơ thể ngửa ra sau. Tưởng rằng lần này bị ngựa hất văng ra khỏi yên, nhưng lúc sau hắc mã đứng yên lại, bốn chân lộp cộp dưới đất ngoan ngoãn.

- Chú Hoàng, đi thôi.

Lại một lần khiến ông kinh ngạc, hoàn hồn lại mới ậm ừ:

- Đi theo chú.

Nhà này thật khiến người ta khiếp sợ.

Nguyệt Lam cưỡi ngựa theo sau, kỹ thuật rất nhuần nhuyễn, như là một vận động viên chuyên nghiệp. Mọi người lại mắt O mồm A nhìn bóng cô rời đi, y hệt nữ tướng quân cưỡi ngựa cầm kiếm trong phim cổ trang. Áo choàng bay bay, người ngựa xuyên qua màn tuyết mỏng. Cô gái xinh đẹp, đôi mắt lạnh lẽo không vướng bụi hồng trần.

Khách du lịch không nhịn được mà cầm điện thoại ra quay lại khoảng khắc này. Có vài người còn muốn cưỡi ngựa giống vậy.

Nhân viên phải giải thích:

- Đây không phải chuyên mục của trang trại đâu ạ! Cô ấy là cháu gái của ông chủ, nếu quý khách muốn tập cưỡi ngựa thì đến khu C, ở đó có nhân viên huấn luyện.

Nguyệt Lam nhanh chóng đến cổng khu B của trang trại, nhân viên bảo an thấy chú Hoàng thì mở cửa. Quan khách du lịch chỉ có thể đứng ở ngoài nhìn vào mà thôi.

- Thì ra đây là cháu gái của ông chủ, hôm qua đã vui vẻ cả một ngày chờ. Sáng nay còn mặc áo mới đi khoe nữa.

Một nhân viên bảo an lên tiếng.

Tối hôm trước cô có tặng ông bà áo khoác ấm mới. Ông nội không nhịn được nên sáng nay chải chuốt đến trang trại khoe. Thế là có nửa buổi trưa chuyện ông chủ có cháu gái đến thăm lan ra khắp khu B.

Khu B là nơi để huấn luyện, thuần phục ngựa mới nên sân rất rộng. Mới bước vào đã thấy hai đội khoảng chừng ba bốn mươi người mặc quân phục đang dắt kỵ mã Mông Cổ. Chúng có hơi thấp hơn các loài khác nhưng sức bền, dẻo dai lại rất gan dạ. Xung quanh ai cũng nhìn cô, họ không để lộ cảm xúc gì cả.

Ông nội đang ngồi trong mái che nói chuyện với người quân phục màu xanh sẫm. Thấy cô thì liền tự hào nói:

- Đó là cháu gái tôi, mới ở Hải Lưu đến.

Người đàn ông khoảng chừng hơn bốn mươi nhìn theo ánh mắt ông, gật đầu:

- Kỹ năng không tồi.

Nguyệt Lam xuống ngựa, đưa dây cương cho nhân viên bên cạnh. Lịch sự cúi chào họ rồi bước đên chỗ ông, đặt lên bàn một bình giữ nhiệt:

- Ông nội, bà đưa trà ạ.

Ông nội rất ngạc nhiên, nhìn con hắc mã đứng bên kia:

- Cháu cưỡi được nó?

Cô gật đầu, bình thản trả lời:

- Nó ngoan lắm.

Ông hài lòng, vuốt vuốt cằm:

- Con hắc mã này á? Là của đại tướng gửi qua đây thuần phục ba năm trước. Hung hãn lắm.

Nhưng bây giờ khuất phục dưới tay cháu gái ông rồi. Quá hãnh diện.

Thoả mãn xong ông giới thiệu:

- Đây là đội trưởng đội kỵ binh Trung Du, hôm nay đến huấn luyện.

Nguyệt Lam gật đầu chào. Ông kéo chiếc ghế bên cạnh, thản nhiên hỏi:

- Lam lớn Lam nhỏ đâu?

Cô ngồi xuống, cởi mũ áo choàng xuống trả lời:

- Hôm qua họ bị cảm lạnh nên đã ở nhà rồi ạ!

Nói rồi cô ghé vào tai ông thầm thì gì đó. Ông nội đột nhiên cười lớn:

- Thật sao? Con đúng thật là, không sợ chúng nó mắng sao.

Nguyệt Lam bĩu môi nói rằng con không sợ.

Không muốn làm phiền công việc của ông nữa, cô quay lại bảo:

- Ông làm việc đi, cháu đi xung quanh một chút. Ngài..... đội trưởng đây làm phiền rồi.

Hạ đội trưởng vui vẻ, xua tay ý không có gì. Ông ngỏ lời:

- Lúc nãy bác thấy cháu cưỡi ngựa tốt lắm, quả nhiên là con nhà nòi.

- Ngài quá khen rồi, cháu chỉ là múa rìu qua mắt thợ.

Sau đó cô đứng một bên xem kỵ binh tập huấn. Nhiệt huyế sôi sùng sục, mỗi người đều có khí thế riêng biệt.

Oà! Thật đỉnh quá đi.

Tiếng chuông điện thoại reo lên, là Lam lớn gọi. Anh hỏi cô ở đâu, sau khi gửi định vị xong xuôi lại bảo cô ở đó đợi. Chỉ khoảng ba mươi phút sau, hai ông nam thần ( kinh) nhà mình cưỡi ngựa đến. Là hai con bạch mã ở sau nhà của ông bà nội. Cứ như nam chính bước ra từ truyện tranh, nam tính đẹp trai, áo khoác mangto màu xám, hào quang ngời ngời.

Lam nhỏ xuống ngựa, không nhịn được mà lên tiếng trách móc cô:

- Sao chị bảo bà bỏ hồi quế vào trà gừng? Em buồn nôn chết được.

Nguyệt Lam cười tít mắt, nói lại:

- Không phải bây giờ em khoẻ rồi hay sao?

Đuôi mày Lam lớn khẽ nhếch lên, nhìn về hướng đội kỵ binh:

- Là đội trưởng Hạ?

Nguyệt Lam ngạc nhiên:

- Anh có quen sao?

Anh khẽ gật đầu:

- Lúc trước có gặp nhau ở sở thành phố vài lần. Ông ấy còn muốn giới thiệu cháu gái cho anh.

Lam nhỏ không nhịn được mà tò mò hỏi tiếp:

- Sau đó rồi sao?

Lam lớn nhìn cậu, trả lời như không có chuyện gì:

- Anh không đồng ý, rồi không có sau đó nữa.

Nguyệt Lam kêu lên một tiếng, cứ ngỡ sắp có chị dâu đến nơi. Ai ngờ amh trai mình là một cái hầm băng không biết cua gái.

- Như anh đáng đời độc thân.

Đội trưởng Hạ cũng nhận ra anh, liền đi lại chào hỏi:

- Khả thẩm phán, cậu cũng đến đây chơi sao?

Lam lớn lắc đầu, chỉ vào ông nội:

- Không, đó là ông nội tôi, anh em tôi về đây với ông bà vài ngày.

Đội trưởng Hạ ồ lên một cái, cảm khái:

- Đúng là trái đất nhỏ thật, quay qua quay lại đều là quen biết nhau.

Ông nội hãnh diện đến phổng cả mũi, hất cằm lên:

- Thấy chứ? Cháu trai tôi đấy.

Đội trưởng Hạ gật đầu:

- Cháu của lão Khả ai cũng tài giỏi hết, ông thật có phước đó.

Ba người ở lại xem ông huấn luyện ngựa một lúc thật lâu, sau đó rồi rời đi mấy chỗ khác. Đến trưa tuyết ngừng rơi, bốn ông cháu cùng nhau cưỡi ngựa trở về nhà dưới ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người ở đó.

Con đường từ trang trại về nhà không có người đi nhiều như đường chính. Hầu hết toàn là nhân viên chứ không có khách. Nguyệt Lam không bị áp chế bởi khí thế của ba ông cháu kia, ngược lại còn nổi bật lên.

Hắc mã thuần chủng cao lớn, hiên ngang sải bước chân chắc nịch. Ánh mắt của Lam lớn Lam nhỏ dõi theo có chút hỗn loạn, hoang mang như đang sợ hãi thứ gì đó. Lúc trở về rất nhanh, nhanh hơn lúc cô đi bộ nhiều.

Ở sân nhà xuất hiện vài cái xe ô tô, đoán chừng là bác hai và bác ba đã xuống.

- Ông ngoại!

Một cô gái tóc màu trà sữa nhạt xinh đẹp vừa kêu vừa chạy đến cổng. Ông nội xuống ngựa, dắt vào ôm lấy cô:

- Từ Hân đến rồi đấy hả? Bố mẹ đâu?

Từ Hân là con gái của bác ba, cháu ngoại của ông nội Nguyệt Lam. Khác với cô " ăn mãi chẳng chịu lớn", cô ta rất cao, hôm nay mặc cái váy màu trắng sữa, lộ ra đôi chân thon dài. Tựa đầu lên vai ông, nũng nịu:

- Cháu chờ ông mãi thôi, bà bảo ông ở ngoài trang trại, cháu muốn ra mà không được.

Ông nội tươi cười, quay lại chỉ vào ba anh em đang cột ngựa vào cọc kia:

- Tụi con chú ba về kia kìa, nên ông bà mới bảo mấy đứa qua đây chơi.

Lam lớn cộ xong ngựa, đi vào gật đầu chào. Sau đó là Lam nhỏ và Lam bé tiếp lời:

- Chào chị Từ Hân.

Ông nội đưa tay với lấy Nguyệt Lam đi vào nhà:

- Nào, trời bên ngoài gió lớn như thế, mau vào nhà kêu bà rót cho ly trà gừng uống ấm bụng coi chừng cảm lạnh.

Nguyệt Lam nhìn Từ Hân bằng mặt không bằng lòng, ôm lấy cánh tay ông nội như chiếm hữu, liếc chị ta một cái rồi cười:

- Ông tốt nhất.

Trong nhà có rất là nhiều người, bác hai và bác rể đang đánh cờ ở phòng khách. Còn bác dâu và bác ba đang phụ bà nấu ăn. Ngoài ra còn vợ chồng anh Minh Thủ và một đứa bé trai tầm sáu bảy tuổi, anh trai của Từ Hân là Từ Tuấn đang ngồi chơi.

Nhà cô út buổi tối mới đến, nên bây giờ như thế là tương đối đủ. Vừa thấy ông đi vào, mọi người đều cúi chào:

- Bố đã về.

- Cháu chào ông.

- Con chào cố.

Ông nội xua xua tay cười cười, cởi áo khoác dày móc lên sào đồ ở cửa:

- Không sao đâu, mấy đứa cứ ngồi đi.

- Cháu chào các bác, em chào anh chị.

Nguyệt Lam và Trường Lam ngoan ngoãn cúi đầu chào. Ai ai cũng rất hài lòng, nức nở khen:

- Ôi chao, Lam bé Lam nhỏ đó phải không? Lớn lên rất xinh đẹp nha.

- Xuýt nữa bác hai nhận không ra.

Sau một cơn mưa lời khen, Việt Lam mới gật đầu chào:

- Bác hai, bác rể, anh Thủ.

Nhìn anh rất điềm tĩnh, gương mặt không có cảm xúc khiến người khác nhìn vào có hơi sợ hãi.

Nguyệt Lam liền giải thích:

- Anh cháu hôm qua bị cảm nên hơi mệt mỏi một chút.

Nói rồi cô kéo hai cái gia hoả kia vào bếp lánh nạn. Trong này bà đang nấu ăn, theo sự thúc giục đầy mạnh mẽ của cô, Lam nhỏ đã tham gia vào đội hình nội trợ.

Quay lại ông anh trời trồng của mình, cởi áo khoác của anh ra rồi nói:

- Anh vui vẻ lên, ra ngoài đánh cờ với các bác với ông.

Tiếng của ông ở ngoài vọng vào:

- Phong La, con đi sai con pháo rồi kìa.

Phong La là chồng của bác ba, bố của Từ Hân. Nghe ông nhắc liền a lên một tiếng, lắc đầu tiếc nuối.

Bác hai liền nhắc nhở:

- Bố không có được nhắc.

Ông nội cười hà hà đi vào trong bếp:

- Bà nó rót cho mấy đứa nhỏ một ly trà gừng nhé, cưỡi ngựa cả một buổi đạp gió rẽ tuyết ngoài trời đấy.

Bà nội nghe vậy liền phát hoảng, vớ lấy Lam nhỏ đang đứng xào thịt bên cạnh xem xét kỹ lưỡng:

- Đêm qua mới cảm xong, hôm nay còn đi cưỡi ngựa. Có phải các cháu dư sức quá rồi hay không?

Lam nhỏ gãi đầu trả lời:

- Cháu không sao đâu, chỉ là hơi cao hứng quá.

Bà vừa càm ràm vừa rót trà gừng ra ly cho họ uống. Quay lại Từ Hân đứng một góc kia nói:

- Lúc nãy Từ Hân ra ngoài đấy phỏng? Cũng vào uống một ly đi chừa cảm lạnh.

Từ Hân nghe đến tên thì rạng rỡ đi đến, cầm một ly trà gừng ấm nóng lên uống từng ngụm nhỏ:

- Cảm ơn bà ngoại ạ.

Lam lớn vẫn chưa uống, cầm ly của mình đưa cho ông nội đứng bên cạnh:

- Ông cũng uống đi cho ấm người.

Ông nội cầm lấy ly trà gừng, giơ ngón cái về phía anh:

- Vẫn là Lam lớn hiểu chuyện nhất.

Không phải đâu, bởi vì anh ta không thích uống trà gừng có hồi quế nên đẩy cho ông uống đó.

Cái tâm tư nhỏ này mà Nguyệt Lam không biếtbthic không phải Lam bé. Cô uống hai ngụm rồi đưa ly của mình cho anh, cảnh cáo:

- Đừng lộn xộn.

-------

Tuyết Gia: Lam lớn ai cũng sợ, chỉ có Lam bé mới có thể chỉnh đốn được thôi\=))))

Chương này hơi dài ha