Đầu hạ hàng năm đầu hạ, hoàng thất đều ngược dòng sông Ly đi về phía tây, đến hành cung Thượng Giang tránh nắng theo thông lệ.

Đầu tháng sáu sẽ có thượng thư bộ Lễ tấu xin hoàng đế chọn ngày tốt rời kinh.

Loan giá từ cửa Chu Tước cung Thanh Hòa của Ly đô đến cầu Phụng Thiên để qua sông Ly rồi lên trên đường Chu Tước, vòng tới bến đò đường ngự ở Thượng Giang thì lên thuyền.

Phố xá hai bờ sông Ly của kinh thành rất đỗi phồn hoa, chẳng những người qua đường trên mặt đất như dệt cửi mà thuyền trên mặt sông cũng như thoi đưa, buồm giương tận trời.

Nhưng hàng năm chỉ có một hai ngày này là dân chúng trong phạm vi hai dặm phải lảng tránh không thấy một bóng người, màn vàng rủ đất khắp hơn mười dặm bờ sông, thị vệ san sát, nghiêm ngặt cung kính.

Ngự giá dùng hai chiếc thuyền rồng ba tầng, mỗi chiếc có hai trăm người người đàn ông chèo thuyền chia thành hai tiểu đội.

Một chiếc có hoàng đế và thân vương, cận thần lên ngồi, hoàng hậu, phi tần, nữ quan hầu hạ thái hậu và hai vị thái phi lên ngồi một chiếc khác.

Võ tướng thủy binh, đại thần thị vệ ngồi hơn hai mươi chiếc thuyền đi theo giá.

Còn có vô số thuyền nhỏ với người dẫn đường, hộ vệ, kẻ đi đoạn hậu, vận tải vật ngự dụng, uốn lượn tới bảy tám dặm, trùng điệp đi về phía tây.

Ly đô có một tòa cửa nước, trước đây cửa chính đóng, chỉ mở cửa nhỏ ở bên cho tàu buôn và thuyền đánh cá lui tới thông hành.

Vừa vào tháng Sáu đã có tổng binh thủy sư ở kinh thành giám sát quân sĩ sơn lại cửa chính một lần nữa và buộc gấm vàng, treo đèn màu.

Cho đến ngày ngự giá rời kinh thì đóng cửa nhỏ lại, hai mươi quân sĩ lắc ván sắt ở đầu thành hai bờ sông, dùng xích sắt kéo hai then cửa nước lên.

Ở trên mặt nước có hai chiếc thuyền nhỏ khác lấy móc sắt mượn sức thuỷ triều sông Ly để kéo Long môn nặng nghìn cân ra.
Năm nay khác với năm trước, loan giá rời kinh qua Long môn chỉ có một con thuyền thái hậu ngồi để rời kinh, theo giá chỉ có đại thần hộ vệ nên sự phô trương nhỏ hơn một nữa so với năm ngoái.
Hoàng đế không đi theo thái hậu vì một duyên cớ lớn là mười lăm tháng Sáu trùng vào ngày lễ lớn mà các phiên vương vào chầu và cống nạp sáu năm một lần.

Mùa thu năm thứ tư Khánh Hi, thái hậu còn đang nhiếp chính, chuyện lớn nhất năm ấy chính là tuyển phi cho đại hôn của hoàng đế.

Lúc đó hoàng đế chỉ mới mười tám tuổi, chỉ một việc ấy thôi đã có vô số lễ nghi phiền phức làm hắn ta sứt đầu mẻ trán.

Thêm vào đó người anh em ruột thịt của hoàng đế là Cảnh Nghi mười sáu tuổi đã trưởng thành nên phải chọn dinh, gia phong làm Thành Thân vương.

Đồng thời còn phải chuẩn bị đón lễ bắt đầu tự mình chấp chính.

Cả một năm không có thời gian yên tĩnh nên không có ấn tượng gì đối với chuyện phiên vương cống nạp năm ấy.

Năm nay có thể nói là lần đầu tiên hoàng đế được phiên vương vào yến kiến từ khi tự mình chấp chính tới nay nên không chỉ có hoàng đế vô cùng chú trọng mà các nha môn trong kinh cũng phải nghe tin lập tức hành động, bận rộn đến mức chân không dính bụi, nào có lòng thảnh thơi tránh nóng.
Trước kia phiên vương luôn cống nạp vào mùa thu nhưng vì lần trước sau khi phiên vương vào chầu thì vẫn ở lại đến tận lễ mừng hoàng đế tự mình chấp chính hoàn tất mới trở về đất phiên.

Lúc đó đã là đầu tháng Mười một, trời đông giá rét, nhất là mấy vị phiên vương phương bắc, dọc theo đường đi tuyết lớn đầy trời, khổ không thể tả.

Nhà mẹ đẻ thái hậu là phiên vương Lương châu, Lương vương đương thời chính là cậu của thái hậu, tuổi già sức yếu, bị trúng gió, năm sau tạ thế vì bệnh phổi.

Thái hậu thấy phiên vương các chốn vào chầu vào tháng chín, phần lớn sẽ khởi hành ở giữa mùa hè nóng bức, lúc trở về lại khó tránh khỏi nỗi cực khi trời lạnh nên cố ý đổi ngày vào chầu đến tháng Sáu.

Vậy thì lúc các phiên vương khởi hành trời còn chưa nóng nực, khi về cũng đã gần đến đầu thu, bớt được rất nhiều khổ cực.
Đối với hoàng đế mà nói, tránh nắng là chuyện quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật.

Lấy lời của hoàng đế tự nói thì là: “Chốn chốn đều là màn vàng vây quanh, chẳng trông thấy gì thì có chi hoan lạc?” Hoàng đế phe phẩy cây quạt, hóng mát dưới gốc cây ở vườn hoa, ve đậu trên ngọn liễu, kêu ré lên từng quãng.”Trẫm cũng chẳng thấy trong cung này nóng lắm.”
Cát Tường đang múa bút thành văn trên bàn đá, nghe vậy thì ngẩng đầu lên thưa: “Tất nhiên hoàng thượng không lạ gì nhưng mấy đứa chúng nô tỳ lại muốn nương nhờ hoàng thượng mà đi ra ngoài một lát.”
“Ai nói không đi nữa? Từ nơi này đến Thượng Giang mà dùng ngựa giỏi thì chưa đầy nửa ngày đường, các thứ chuyện xong xuôi thì chúng ta cưỡi ngựa tới đó.”
Cát Tường nói: “Hoàng thượng đã dự định gặp mặt từng người trong mười hai phiên vương, chỉ sợ đợi sau khi gặp hết thì cũng sắp vào thu rồi.”
Hoàng đế ngó Cát Tường đang sao chép danh sách, nói: “Việc này chẳng mất mấy ngày đâu, trẫm định dẫn mấy thân vương quan trọng cùng đi thỉnh an thái hậu, số còn lại thì sẽ tống khứ về đất phiên trước ngày hai mươi tháng Sáu.” Nói rồi không khỏi cười lạnh lùng, “Bọn họ làm vương bên ngoài, sống những ngày tháng tiêu dao sung sướng, sáu năm mới tới một lần đã oán giận luôn mồm.

Trẫm chỉ muốn bọn họ bôn ba trở về trong ngày hè nóng bức, để bọn họ chịu chút khổ thì mới biết phiên vương không dễ làm như thế.”
Cát Tường luôn thận trọng, chỉ mỉm cười nói: “Hoàng thượng thánh minh.”
Hoàng đế chợt hỏi: “Sao không trông thấy Tịch Tà?”
Như Ý ở trước cửa nguyệt[1] của vườn cười nói: “Khẩu dụ lúc trước của hoàng thượng là lúc này không gặp bất cứ kẻ nào.

Tịch Tà đã tới được một lúc rồi nhưng không dám thông báo ạ.”
[1] Là một loại hình cửa đi lại đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa như đây là một bức tường trong khu vườn hoặc trong nhà mà có một lối đi hình tròn (giống như hình Mặt Trăng tròn) dành cho người đi bộ, phía trên bức tường này có lợp ngói, loại cửa này không có chức năng đóng mở, sử dụng chủ yếu vào mục đích trang trí.
cửa nguyệt
Hoàng đế cười nói: “Khanh đừng giận dỗi trẫm, gọi hắn vào đi.”
Thời tiết đã hơi nóng bức rồi nhưng Tịch Tà vẫn là có phong thái như băng tuyết, dù chờ ở bên ngoài đã hơn nửa ngày nhưng không ra lấy một giọt mồ hôi.

Sau khi thỉnh an, hắn nói: “Chuyện hoàng thượng muốn nô tỳ dò la đã rõ rồi ạ.”
Cát Tường, Như Ý lặng lẽ lui ra, hoàng đế gật đầu bảo: “Nói đi.”
“Các phiên vương khác thì không cần nhắc đến.

Trong bốn thân vương ngoại trừ Lương vương Tất Long tự mình đến chầu để đề nghị kết thông gia với công chúa Cảnh Giai ra thì ba thân vương khác đều sai thế tử của thân vương đi thay.”
“Cái gì?” Hoàng đế đã nổi cơn thịnh nộ, sắc mặt tái xanh, cau mày lại, “Lễ mừng sáu năm mới có một lần mà dám không tự mình vào kinh…”
“Ắt hẳn ba vị thân vương sẽ nói mình đã già cả nhiều bệnh, không thể bôn ba, vả lại cũng không còn sống được mấy năm nữa, hoàng thượng trẻ trung khoẻ mạnh nên tất nhiên sẽ do đại thần trẻ tuổi phò tá, mặc dù thế tử của mình thế tử chỉ có tài hèn sức mọn nhưng vẫn mong có thể sớm ngày gặp vua, được hoàng thượng dìu dắt.”
“Nói rất có lý đấy.” Hoàng đế giận quá thành cười.
Tịch Tà nói tiếp: “Cùng đi theo Lương vương có đại thần ty lễ và mười sáu tên nội thần của ngài ấy, chắc là để tiện cho việc bàn chuyện hôn nhân.

Ngoài ra có hai viên phó tướng dẫn năm trăm hộ vệ từ Lương châu, không tính là đi quá giới hạn.”
Hoàng đế nói: “Lúc này Tất Long chỉ muốn lấy công chúa Cảnh Giai trước, đương nhiên sẽ không sinh nhiều rắc rối.”
“Đến tận ngày mùng một tháng sáu thế tử của Hồng Thất Trú mới khởi hành, dẫn theo một đề đốc, năm thống lĩnh quân đội, hai nghìn tinh binh cưỡi ngựa giỏi đi gấp, dọc đường đi còn gây rối ở các địa phương…”
Hoàng đế cười khẩy bảo: “Hắn ta chẳng qua chỉ là cháu ngoại trai của mẫu hậu, thế mà đã diễu võ dương oai như vậy, đợi đến khi hắn làm thân vương thì trong thiên hạ còn có người mà hắn đặt vào mắt nữa ư?”
“Nếu hoàng thượng hỏi tội này của hắn ta thì cha con Hồng vương tất sẽ lấy cớ ven đường đi qua núi Đa nhiều giặc cỏ để qua loa tắc trách.”
“Những kẻ khác thì sao?”
“Thế tử của Tây vương Bạch Đông Lâu đi thuyền ngược dòng sông Hàn lên phía bắc, binh sĩ hộ vệ có một ngàn người, sáu gã tham tướng.

Nhưng trong sáu gã tham tướng ấy có hai tên không phải người Hán.”
“Người Miêu à?”
“Vâng ạ.

Trước nay trong triều không có người Miêu nào được làm quan, lai lịch của hai kẻ ấy kỳ quặc, hình như võ công rất cao.”
Người Miêu làm loạn còn là chuyện trong hai năm gần đây.

Đất phiên của Tây vương ở Long môn xa xôi, tây kề Miêu Cương, nam giáp Đại Lý.

Đàn áp người Miêu vốn chính là chức trách của Tây vương.

Mấy tháng trước hoàng đế còn xuống chiếu hỏi vì Tây vương không dẹp được giặc.

Lúc đó Tây vương tâu lại rằng, binh sĩ người Miêu không có chỗ ở cố định, đến không bóng đi không hình, một khi càn quét thì sẽ chui vào đất Đại Lý nên rất khó dẹp yên.
“Như vậy xem ra Bạch Đông Lâu vốn có cấu kết với người Miêu, quả là đáng giận.”
“Thế tử của Tây vương sẽ không dưng mà dẫn hai tên người Miêu này vào kinh, rõ ràng là muốn liên lạc với ai đó.

Chỉ là không biết đối phương là ai, rốt cuộc muốn bàn chuyện gì nên nô tỳ không dám nói bừa.

Tuy Tây vương giật dây người Miêu cải trang thành đại thần tới kinh bái kiến đã là tội lớn, song vì chưa biết mục đích chuyến này của họ nên hiện nay chưa thể đánh rắn động cỏ.”
“Đông Vương thì sao?”
Tịch Tà cười nói: “Nói ra thật xấu hổ, nô tỳ không tường tận lắm về chuyện phía đông.

Chỉ biết là lần này trong số những người mà thế tử Đỗ Mẫn của Đông vương mang theo có một cao thủ tuyệt đỉnh.”
“Có ý gì?” Hoàng đế không tỏ chuyện trên giang hồ nên vẻ mặt không khỏi mù mờ.
“Người này tên Lôi Kỳ Phong, có kẻ nói võ công của y đã đến cảnh giới trích diệp phi hoa[2], lấy khí để dùng kiếm, là cao thủ tiếng tăm lừng lẫy trên giang hồ.

Nếu không phải nhờ tiếng tăm của y thực sự quá vang dội thì lấy kiến thức hạn hẹp của nô tỳ, chắc chắn sẽ không biết Đông vương đã chiêu mộ được cao thủ bậc này.”
[2] Đầy đủ là “Trích diệp phi hoa, thương nhân lập tử”.

Trong tiểu thuyết võ hiệp, chân khí của cao thủ võ lâm đạt tới mức nhất định thì có thể dùng cánh hoa hoặc lá cây để tấn công địch.


Người bị đánh trúng chết ngay tức khắc nhưng kinh mạch cả người vẫn hoàn hảo, không tìm ra vết thương, lan đến người bên cạnh thì lại bị khí mạnh xâm chiếm thường đứt kinh mạch.
“Trích diệp phi hoa?” Hoàng đế cười nói, “Khanh đừng tỏ vẻ bí hiểm với trẫm.

Rốt cuộc võ công của y cao cỡ nào?”
Tịch Tà suy nghĩ một lát rồi thưa: “Lấy ngay thị vệ đại nội mà nói thì hơn một nửa chưa phát hiện ra y tới gần đã để y bẻ đầu xuống rồi.”
Hoàng đế không khỏi rùng mình, bảo: “Thế lực của Đông vương cực lớn, thế tử lên kinh chầu dẫn cả một ngàn tám trăm người rồi mà còn dùng cao thủ như vậy bảo vệ ư?”
Tịch Tà nói: “Lôi Kỳ Phong là sát thủ, tất nhiên không phải là để bảo vệ thế tử của Đông vương mà là tới giết người.”
Hoàng đế nhíu mày: “Nếu như y muốn làm chuyện không có lợi với trẫm…” Vẻ âu lo trên mặt hắn ta nhìn thì giống như đang khó hiểu hơn.
Tịch Tà thấy thế thì cười nói: “Cho dù Đông vương hống hách cũng không đến mức đại nghịch bất đạo như vậy đâu ạ.

Dẫu Lôi Kỳ Phong to gan lớn mật vào cung ám sát nhưng trong thị vệ vẫn có một hai người có thể đỡ được một chiêu nửa thức của y.”
“Sau một chiêu nửa thức thì sao? Lẽ nào trong cung nhiều thị vệ như thế mà không có một ai là đối thủ của y à?”
“E là trong thị vệ thì không có đâu ạ.” Lúc Tịch Tà nói những lời này thì không nhịn được mà nở nụ cười, “Song hoàng thượng không cần quá lo, mặc cho cao thủ như thế nào xâm phạm thì bên cạnh hoàng thượng cũng có người ắt có thể hộ giá.”
Hoàng đế ngẫm nghĩ cẩn thận nhưng vẫn không hiểu được, bèn hỏi: “Kẻ nào?”
“Đại sư ca của nô tỳ.”
“Cát Tường?” Hoàng đế kinh ngạc, “Cát Tường ư?”
“Thưa vâng.” Tịch Tà thấp giọng cười nói, “Kiếm pháp của đại sư ca nô tỳ hơn người, chắc là hoàng thượng không biết.”
Ánh mắt hoàng đế bỗng sáng ngời, vẻ mặt không kiềm chế được sự hưng phấn, nhìn ngó bên ngoài vườn rồi thấp giọng hỏi: “Võ công của y cao lắm à?”
“Rất cao ạ.” Tịch Tà cũng thầm thì nói.
“Chi bằng bảo y vào biểu diễn một phen.”
Tịch Tà vội nói: “Tuyệt đối không được đâu ạ.

Đại sư ca mà biết nô tỳ lắm mồm, lúc này sẽ không nói gì nhưng e đến tối sẽ tới lấy mạng nô tỳ mất.”
Hoàng đế không khỏi cười to vài tiếng, sau đó tỏ vẻ nuối tiếc mà than: “Tiếc thay trẫm không thể trông tận mắt.”
Tịch Tà cười nói: “Việc này không khó đâu ạ.

Tuy nô tỳ chỉ biết một chiêu nửa thức nhưng có thể học cho hoàng thượng xem.”
“Được!” Hoàng đế vỗ tay bảo, “Lấy vật gì đó để ví dụ thôi cũng được.”
Tịch Tà đi tới bên dưới một cây liễu, bẻ một cái cành nhỏ dài mềm mại: “Nô tỳ thất lễ, xin hoàng thượng thứ tội.”
Hoàng đế gật đầu, chỉ thấy vẻ cười trong mắt Tịch Tà tán đi, ánh sáng vàng bừng lên trong đôi mắt, cổ tay nhẹ nhàng run lên, cành cây mềm mại đột nhiên thẳng tắp, lá trên cành bị đánh bay ra, chậm rãi bay trên không trung.

Tịch Tà giơ cánh tay phải, đâm nhanh một cái trên không, mơ hồ mang theo tiếng sấm sét xé gió đâm vào làm đau màng nhĩ hoàng đế.

Tịch Tà cười uyển chuyển, cành liễu mới từ từ rủ xuống.

Tịch Tà không đếm xỉa đến vẻ mặt sửng sốt của hoàng đế, dâng cành liễu đến trước mặt hắn ta và nói: “Nô tỳ học kiếm pháp trong nhà đại sư ca, không múa đẹp như các thị vệ, xin hoàng thượng chớ chê cười.”
Hoàng đế nhớ Tịch Tà chỉ đâm trên không một cái, đã thấy ngọn liễu non mềm xuyên qua ba chiếc lá, sau khi kinh hãi thì không nhìn được cười nói: “Khanh làm trẫm mơ hồ rồi.

Đây là pháp thuật gì đấy?”
Tịch Tà nói: “Nô tỳ chỉ cách đại sư ca hay luyện kiếm, tuy thủ pháp sử dụng lực của nô tỳ và đại sư ca không giống nhau, song tựu trung vẫn có mấy phần giống nhau.”
“Đây chỉ là cành liễu thôi, nếu như là thật kiếm thì sao?”
“Nô tỳ không biết việc ấy, trong cung trừ thị vệ ra thì còn ai khua đao múa thương đâu ạ?”
Gần trưa, gió mát thong dong thổi vào trong vườn hoa, cơn nóng nực của cả một ngày dần tiêu tan, ngay cả ve hè cũng yên tĩnh hưởng thụ sự mát mẻ đến chậm, quên mất phải kêu đến đứt hơi khản tiếng.

Cát Tường và Như Ý đang cảm thấy gió mát phất qua người, tinh thần hết sức phấn chấn thì đã trông thấy Tịch Tà mỉm cười đi tới.
“Hoàng thượng cho đòi hai vị sư ca vào hầu đấy.”
Hai người đi vào trong vườn hoa, thấy hoàng đế đứng ở dưới bóng liễu với vẻ mặt hồng hào, trong tay còn cầm cành liễu đâm vào không trung phát ra tiếng “xào xạc” không dứt.
Vui lòng đọc tại vongnguyetlau10.wordpress.com để mình mau cập nhật chương mới.
Ngày mùng mười tháng Sáu, phiên vương các nơi đã lục tục đến kinh, chỉ dắt trăm người quan tòng và thị vệ vào kinh thành theo ý chỉ của hoàng đế, những hộ vệ và binh sĩ khác đều hạ trại ở mười dặm ngoài cửa Phủ Dân phía nam, không được vào thành.
Giám sát quân đội đất phiên ngoài cửa Phủ Dân vốn nên là việc của đại doanh trấn giữ kinh thành Ly đô, nhưng vì năm đầu Khánh Hi, đại doanh kinh thành Ly đô bị người khác xúi giục làm loạn, sau khi bị bốn vị thân vương họ ngoại của thái hậu đàn áp thì lập tức xin giải tán.

Vì cớ đó mà nay việc hóc búa ấy được giao cho ty Binh mã ngũ thành.

Từ khi Đề đốc Binh mã ngũ thành Viên Tấn nhận công việc tiến thoái lưỡng nan ấy là cả ngày than thở.

Phiên vương đều là hoàng thân quốc thích, không thể đắc tội bất kỳ ai.

Nhưng nếu những tên chó săn hoành hành ngang ngược của phiên vương gây ra chuyện thì sẽ không tránh được chuyện triều đình hỏi tội mình không trấn giữ được.

Hắn ta đành phái một đốc thống trong nha môn chọn ra năm ngàn người đóng ở ngoài cửa Phủ Dân, phân phát vật khao thưởng mà triều đình ban xuống, đồng thời phòng thủ nơi hiểm yếu.
Ngày mười hai tháng Sáu, thế tử của Hồng vương là Hồng Định Quốc đến kinh, vào ở dịch quán trên đường Bạch Hổ.

Bây giờ hai ngàn người mà hắn ta dẫn theo chỉ do ba quan trung quân thống lĩnh.

Chạng vạng hôm ấy đã có hơn một trăm sĩ tốt kết đàn rời đại doanh định đi lên đường núi hướng vào kinh.

Gián điệp của ty Binh mã ngũ thành lập tức cấp báo cho Đốc thống Dương Lực Hòa ở ngoài thành.
Dương Lực Hòa không khỏi cuống cuồng nói: “Mau chọn đủ hai ngàn người ngựa, chặn chúng lại trước khi chúng lên đường cái.”
Nhưng tướng quân du kích Lục Tuần đang hóng mát dưới chòi che nắng cùng hắn ta lại nói: “Đại nhân gượm đã, việc này tuyệt đối không được.”
“Vì sao?”
“Hai nghìn binh mã mà chỉ chặn vẻn vẹn một trăm người, bị người vên trên biết được sẽ không tránh được việc trách tội chúng ta làm mất mặt triều đình.”
“Nói có lý, nói có lý.”
“Theo góc nhìn của mạt tướng, chỉ cần phái hai, ba trăm người lập trạm kiểm soát trên đường cái, đợi chúng đến thì khuyên chúng về là được.

Ở đây thì gọi người báo cho Viên đại nhân hay, trong kinh tự có Viên đại nhân điều động, chúng ta thì nghe mệnh mà làm, không đến nỗi có sai sót.”
“Đợi chúng lên đường cái thì e đã muộn.”
“Lên đường cái tất nhiên cũng cách xa doanh trại của chúng, dầu không khuyên chúng quay về được thì phải cưỡng ép giữ chân, không đến mức để cho chúng mật báo, gây xích mích thị phi, tạo ra binh biến.”
Hai chữ “binh biến” dọa cho Dương Lực Hòa đổ đầy mồ hôi lạnh.

Hắn ta nói: “Có lý! Tuy chỉ có hơn một trăm người nhưng sự việc quan trọng, không biết phái ai chặn chúng mới tốt?”
Lục Tuần đã biết củ khoai nóng bỏng tay này sẽ lại bị Dương Lực Hòa ném về, bèn cười nói: “Phương pháp là do mạt tướng đưa ra nên tất nhiên sẽ do mạt tướng đi một chuyến.

Lúc này đại nhân hãy phái người giục ngựa truyền lại cho quan trung quân dưới trướng thế tử của Hồng vương để khiển trách nghiêm khắc, một lát nữa thì để gã dẫn người về.”
Hơn một trăm kẻ đi ra từ doanh của thế tử Hồng vương phần lớn là lính già dày dạn, hiếm khi được tới kinh thành một chuyến nên chỉ muốn hưởng lạc một phen nên lúc bấy mới thoát đội đi ra.

Vừa lên đường cái, chúng không kiềm được nhảy cẫng lên hoan hô, kêu la om sòm.

Mới đi được một dặm, phía trước đã có một lán trà, thời tiết nóng bức nên mọi người hoan hô một tiếng, chỉ muốn đi cướp trà để uống.
“Đứng lại!” Đột nhiên có quân sĩ trẻ tuổi dùng trường kiếm chặn ở giữa đường, “Các anh là sĩ tốt của phiên vương, vì sao không phải nghe thánh mệnh trú quân ở vùng ngoại ô mà lại muốn đi về phía kinh thành?”
Người cầm đầu trong đám ấy họ Lý, là một ngũ trưởng[3], được mọi người vây quanh, đi ra nói: “Chúng tôi tới từ đất phiên, chỉ muốn vào trong kinh thành ngắm chốn phồn hoa thì có gì không được?”
[3] Một chức vụ quan quân thấp nhất trong quân đội phong kiến, đứng đầu năm người.
Quân sĩ kia cười khẩy nói: “Tôi không tranh cãi với anh.

Nếu anh đã là tên cầm đầu của đám người này thì đi theo tôi tới trước mặt Lục tướng quân của chúng tôi mà thưa.”
“Đi thì đi.

Lẽ nào tôi còn sợ đám quan sai kinh thành các anh?” Những kẻ còn lại đều đang hô hào, Lý ngũ trưởng được người khác ủng hộ rầm rộ nên vênh váo hống hách đi theo y tới lán trà.
Trong quán trà có một tướng quân mặc chiến bào màu xanh lam đang ngồi, bên hông treo đao, thấy Lý ngũ trưởng kiêu căng vô lễ cũng không nổi giận mà chỉ tiếp tục uống hai hớp trà rồi cúi đầu bảo: “Muốn nhìn cảnh đời để mở mang tầm mắt ấy là chuyện thường tình của con người nên tôi không trách các anh.

Song thánh thượng đã có ý chỉ không cho các anh vào thành, lại ban rất nhiều vật khao thưởng.

Các anh nên giữ khuôn phép đợi ở trong doanh, chớ nên ra ngoài gây chuyện.”
“Đừng nhắc đến khao thưởng gì đó nữa” Lý ngũ trưởng chống nạnh cười to, “Triều đình khinh chúng tôi đến từ nông thôn sao? Cho ăn cơm thừa rượu cặn là có thể đuổi bọn tôi? Bọn tôi là thân binh của Hồng thân vương đấy, bình thường đã ăn thịt cá, nào thèm những thứ bỏ đi ấy!”
“Đúng đúng!” Bên cạnh còn có người hát đệm, “Chúng tôi bôn ba mấy ngàn dặm tới đây, triều đình không chiêu đãi chúng tôi thì tự chúng tôi vào trong thành tìm vui thú.”
“Cho dù là trấu cũ thóc vụn thì thánh mệnh vẫn là thánh mệnh.” Người quân sĩ đó thấy dáng vẻ kiêu căng phách lối ấy của chúng thì không nhịn được nói.
“Chúng tôi là thân binh dưới trướng của Hồng thân vương, chỉ cần thân vương và thế tử gia nói một câu thì ăn c*t cũng bằng lòng.

Anh đi mà nói với thế tử gia của bọn tôi ấy.”
Lục Tuần khẽ cười một tiếng, lúc này mới ngẩng đầu nhìn Lý ngũ trưởng bảo: “Chỉ một câu nói này các anh đã phạm vào tội lớn rồi.

Ngay cả hoàng thượng cũng không coi ra gì tức là muốn tìm đường chết rồi.

Lúc này thế tử của các anh đang ở trong kinh, các anh muốn liên lụy đến thế tử à? Tôi khuyên các anh trở về ngay đi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, thế là xong xuôi.”
Lý ngũ trưởng thấy y hơn ba mươi tuổi, khuôn mặt điềm tĩnh, khí chất văn nhã.

Lúc đầu gã không coi y ra gì nhưng giờ đã thấy trong đôi mắt của y ngưng tụ sự chết chóc, không giận mà uy thì cả kinh trong lòng, Song thấy nơi đây chỉ có Lục Tuần và hai quân sĩ kia, trong quán trà cũng chỉ có hai vị khách khác, lúc này lại đâm lao phải theo lao, cứng đầu nói: “Không cần anh xen vào việc của chúng tôi.

Đi thôi!”

Vẻ chết chóc trong mắt Lục Tuần hừng hực, y quát lên: “Bắt lấy!”
Hai bên đường cái đột nhiên tuôn ra hơn ba trăm binh lính của ty Binh mã ngũ thành, đều cầm binh khí vây lấy chúng.
“Lục Tuần này là một tướng tài đây.” Hai vị khách trong quán trà thấy cảnh tượng ấy mà không hề e sợ.

Hai người đều kéo mũ rơm xuống quá thấp, người có vóc dáng gầy nhỏ trong đó nói với người đàn ông vạm vỡ bên cạnh.
“Vâng.

Có lẽ chủ nhân không biết, mười năm trước y còn là người trong đại doanh của kinh thành đấy, sau bị điều đến ty Binh mã ngũ thành.

Nói ra thì coi như là thuộc hạ của của lão vương gia.

Bây giờ chủ nhân muốn làm quen y không?”
“Không vội.

Chuyện chúng ta dùng binh là chuyện mấy năm sau, giờ đã dẫn dắt y ra thì lại chọc vào tai mắt của người.”
Ai ơi nhớ lấy câu này, reup không khéo có ngày rụng răng.
Hôm mười lăm tháng Sáu, hoàng đế ở điện Thanh Hòa, trăm quan mặc quần áo vào chầu đứng trên thềm son theo thứ tự, cúi đầu dập ba lần trong tiếng nhạc.

Lưu Viễn dẫn trăm quan hô hào muôn năm: “Thánh cung vạn phúc.” Tiếng Lưu Viễn như thể kiềm một luồng khí, vang dội lạ thường.
Hoàng đế mỉm cười gật đầu, Cát Tường cao giọng tuyên: “Hoàng thượng truyền phiên vương các nơi vào yết kiến!” Trống nhạc nổi lên, mười hai vị phiên vương đều mặc cổn miện, lần lượt đi ra từ cửa đông, sáng loáng trong khói tím, được thái giám nội tán dẫn tới trước mặt vua, đi ra theo hơn một trăm quan, làm lễ tám lạy.

Người dẫn đầu là phiên vương ở Sào châu, chú của hoàng đế, đã hơn năm mươi tuổi, chòm râu hoa râm run rẩy theo đôi môi, nói: “Thần là phiên vương Sào châu Lương Dũng, nay gặp ngày mười lăm tháng Sáu năm Khánh Hi thứ mười mà vào yết kiến, xin lạy chầu hoàng đế bệ hạ.”
“Vạn tuế!” Cả đại điện phát ra tiếng vọng trầm thấp theo.
Hoàng đế khom người: “Các vị phiên vương ở xa tới đã khổ cực rồi, bình thân đi.” Hoàng đế lẳng lặng đưa mắt lên người phiên vương họ ngoại đứng sau phiên vương hoàng thất.

Khói tím lượn lờ tản ra từ lư hương đồng trên đại điện quấn quýt quanh hoàng đế khiến hắn ta cảm thấy khuôn mặt của bốn người trẻ tuổi ấy đang chìm trong bóng tối vô tận, không nhìn rõ được, chỉ có hình rồng tròn màu vàng trên áo cổn của họ là tản ra ánh sáng lóa mắt.
“Lấy nhẫn nại bỏ tính nóng nảy.” Hoàng đế nhiều lần suy xét lời nói của Tịch Tà, ngay cả lời ca tụng trau chuốt hoa lệ theo thể biền ngẫu[4] của phiên vương Sào châu Lương Dũng hôm ấy cũng không nghe.

Mãi đến khi quần thần hô vang “Vạn tuế” mới lấy lại tinh thần.
[4] thuật ngữ được dùng để chỉ thể văn trong đó các câu đối xứng từng đôi một.

Theo chữ Hán, biền nghĩa là hai con ngựa đi song song, ngẫu là chẵn đôi.
“Vất vả rồi.” Hoàng đế nói, “Đêm nay ban tiệc rượu ở dinh Quang Lộ.” Đoạn lui về cung Càn Thanh nghỉ ngơi.

Lát sau sai Cát Tường truyền ý chỉ, cho đòi thân vương Lương châu Tất Long, thế tử của thân vương Hồng châu hôn Hồng Định Quốc, thế tử thân vương Thú Hải Hắc Châu Đỗ Mẫn và thế tử thân vương Chinh Man Long Môn Bạch Vọng Cương.
Tuy Lương vương Tất Long còn trẻ nhưng cũng là một thân vương chính thức, khác với thân phận thế tử nên dẫn đầu đi vào, ba thế tử xếp thành một hàng ở phía sau, cùng hành lễ.
Hoàng đế luôn miệng kêu bình thân, cười nói: “Lương vương vất vả rồi, trên đường có khỏe không? Trước khi đi tránh nắng, thái hậu và thái phi vẫn còn hỏi về khanh, công chúa Cảnh Giai cũng lo lắng, muốn trẫm quan tâm đến khanh.

Giờ xem ra Lương vương trẻ tuổi anh tuấn, oai hùng đầy triển vọng, trẫm yên tâm rồi, công chúa Cảnh Giai quả có phúc.”
“Tất Long bất tài, nhờ được lọt mắt xanh được lấy công chúa, cảm nhận sâu sắc ơn vua cuồn cuộn, xúc động đến rơi nước mắt.

Thần nguyện tan xương nát thịt, máu chảy đầu rơi để báo ơn rồng.”
Những lời ấy được Lương vương nói lưu loát như thường, khóc lóc kể lể.

Hoàng đế không khỏi rùng mình, cười nói: “Khanh có cái tâm là phúc của triều đình.

Mấy ngày nữa khanh hãy theo trẫm lên Thượng Giang thỉnh an và đề nghị kết thông gia với thái hậu, thái phi.

Hai vị bề trên mà thấy Lương vương anh tuấn đầy hứa hẹn như thế thì đoán chắc sẽ mừng lắm.”
“Vâng, tạ chủ long ân.”
Hoàng đế nhấp một ngụm trà rồi thở một hơi, lúc này mới hỏi ba thế tử: “Ba vị thân vương có khỏe chăng? Ba vị thân vương canh giữ quân đội biên giới hết lòng hết sức, thực là khổ cực! Lần này không tự mình đến, trẫm rất nhớ mong họ, cơ thể các thân vương vẫn tốt cả chứ?”
Thế tử của Hồng vương giành quỳ xuống trước nói: “Cha thần tuổi tác đã cao, trăm thứ bệnh quấn lấy tấm thân.

Thần không đành lòng thấy cha bôn ba khổ cực nên giành đến chầu thay.

Đây là tấu thỉnh an của cha thần.”
Cát Tường dâng tấu lên tay hoàng đế.

Hoàng đế nhìn Hồng Định Quốc đang quỳ.

Suy cho cùng cũng là cháu ruột thái hậu nên mặt mày giống mẫu hậu đến mấy phần, đều trắng nõn thanh tú đúng như những người nhà Hồng đã từng gặp, chỉ có đôi môi mỏng đang mím có vẻ khá quyết đoán.

Hắn ta mở tấu sớ ra đọc hai hàng, thấy cách dùng từ của Hồng Thất Trú thảm thiết như thể không bao lâu nữa là phải chết vậy, trong lòng không khỏi cười nhạt.

Đợi lúc nhìn thấy đoạn văn “Khuyển tử Hồng Định Quốc của thần tầm thường mặc theo tự nhiên đến bái yết thay, muốn được thánh thượng quan tâm, dẫn dắt thành tài, sớm ngày san sẽ vì nước” thì vô cùng ngạc nhiên vì việc ấy không khác những gì Tịch Tà nói.
“Lần này thế tử dẫn theo hai nghìn binh mã vào kinh, lúc đi ngang qua núi Đa có giặc cỏ gây rối chăng?”
Hồng Định Quốc hơi xấu hổ.

Đây vốn là lí do của mình, giờ lại để hoàng đế hỏi trước.

Nếu trả lời không có giặc cỏ quấy rầy thì hoàng đế tất hỏi mình vì sao còn mang nhiều binh mã như vậy vào kinh.

Nếu nói là có giặc cỏ, hoàng đế lại hỏi mình tình hình chiến đấu ra sao.

Hắn ta do dự một lát rồi trả lời: “Thần dẫn đại quân qua ranh giới, dọc đường khá thái bình, chỉ có quân tiên phong bắt được hai ba tốp trinh thám của lũ giặc, bây giờ đang tạm giữ trong huyện nha ngay đất ấy.” Hắn ta nghĩ thầm cả dãy huyện nha nơi núi Đa có chốn nào không nhốt mấy thằng giặc, lời nói láo này xem như là tròn trịa.
Hoàng đế bảo: “Thế tử dũng mãnh phi thường, tất nhiên bọn giặc nghe tiếng là sợ mất mật.

Giặc cỏ ở núi Đa vẫn là mối họa lớn của triều đình, nếu lúc thế tử trở về còn phải đi ngang qua thì cứ đóng quân đang ở vùng núi Đa, san sẻ diệt giặc thay trẫm.”
Hồng Định Quốc hoàn toàn không ngờ tới hoàng đế sẽ phái mình đi dẹp giặc nên không khỏi ngẩn ra.

Hắn ta còn chưa nghĩ ra nên đáp thế nào, hoàng đế đã bảo Cát Tường xuống chiếu thư: “Trao cho thế tử Hồng Định Quốc của thân vương Hồng châu là tướng quân Chiêu Dũng, dẫn năm nghìn phiên binh đi diệt giặc vùng núi Đa.”
Hồng Định Quốc lập tức trấn định như lúc ban đầu, khóe miệng khôi phục biểu cảm kiên nghị trước sau như một: “Tạ chủ long ân.

Thần tất sẽ nỗ lực đền đáp triều đình.”
Hai vị thế tử Đỗ Mẫn của Đông vương và thế tử Bạch Vọng Cương của Tây vương cũng dâng tấu thỉnh an lên theo.

Hoàng đế biết thể nào cũng na ná như nau nên chỉ để ở bên chứ không xem và nói với họ: “Thái hậu là dì của các khanh, vô cùng nhớ mong các khanh.

Ngày hai mươi tháng Sáu, Lương vương và ba vị thế tử hãy theo trẫm đi thỉnh an thái hậu.”
Sáng trăng “quân tử” dạo chơi, Dạo đi dạo lại có nơi mất truyện
Sau tiệc đêm ở ở dinh Quang Lộc, Hồng Định Quốc trở lại dịch quán, thống lĩnh quân đội dưới trướng đua nhau tới oán giận hôm nay thế tử nhận việc cực nhọc.”Rốt cuộc hoàng đế có ý định gì? Thế này không phải là muốn thế tử của chúng ta ở bên ngoài chịu khổ hay sao?”
Hồng Định Quốc lại cười nói: “Hoàng đế muốn áp chế nhuệ khí của chúng ta, cho chúng ta việc khổ sai, không ngờ lại tính lầm.

Ta dẫn năm nghìn binh đóng ở núi Đa thì chẳng phải là cách Trung Nguyên gần hơn một bước ư? Phụ vương mà biết thì ắt sẽ nói trong cái rủi có cái may.

Các anh ở đây oán giận chỉ vì lo mình xuất chinh chịu khổ ở bên ngoài chứ có thật sự đau lòng cho thế tử của các anh đâu?”
“Thế tử gia muốn mấy người chúng tôi theo đến núi Đa ạ?” Các thống lĩnh quân đội binh nghe vậy thì cả kinh.
Hồng Định Quốc cười nhạt bảo: “Các anh là người đắc lực nhất mà ta tuyển ra, các anh không đi thì kẻ nào đi?” Nhấp một ngụm trà rồi lại hỏi, “Mặt khác, người rời doanh gây chuyện mấy hôm trước đã ghi lại tên hết chưa? Giao cho các anh về xử trí đấy.” Nói đoạn vẫy tay cho mọi người lui rồi bảo cận thị hầu hạ cuộc sống thường ngày của mình, “Lúc này chắc hẳn y đã tới rồi, gọi y vào đi.” Cận thị mở cửa ra, khẽ gọi một tiếng về phía hành lang, tức thì một cái bóng đen chợt lóe vào trong phòng.
“Gần đây thầy Lôi có khỏe không?” Giọng điệu Hồng Định Quốc khách sáo nhưng mặt lại lạnh như băng, không mấy vui vẻ.
“Lôi Kỳ Phong thỉnh an thế tử gia.”
“Thầy Lôi phát tài ở chỗ Đông vương, chắc đã làm không ít việc nhỉ?”
“Nhận tiền của người thì phải trừ tai hoạ cho người, khác với tình cảm giữa chủ tử và tiểu nhân.”
“Thầy Lôi đừng nhắc đến tình cảm nữa, nói ra lại khiến người ta chê cười.

Một hai năm rồi, đừng nói đến việc tới thỉnh an lão vương gia ở Hồng châu, ngay cả ta đến kinh thành đã ba bốn ngày cũng không thấy bóng dáng thầy đâu.”
“Tiểu nhân hành động không tiện cho lắm, Đỗ Mẫn rất đa nghi, tối nay tiểu nhân mạo hiểm tới đây chỉ muốn nói cho thế tử gia một tin tức.”
“Nói đi!” Hồng Định Quốc nói, “Lần này lại muốn thầy giết kẻ nào?”
Lôi Kỳ Phong nhỏ giọng nói bên tai Hồng Định Quốc, Hồng Định Quốc cau mày hỏi: “Sao y cũng ở kinh thành?”
“Tối hôm qua vào kinh đấy ạ.”
“Nói như thế, dã tâm của nhà họ Đỗ phía đông không nhỏ đâu.” Hồng Định Quốc nói, “Đỗ Mẫn muốn thầy chừng nào thì ra tay?”
“Ngay đêm nay ạ.”
Lôi Kỳ Phong mặc quần áo đen, dưới hàng mày đẹp trong sạch như núi Thái Sơn sau cơn mưa là đôi mắt lộ ra sự mê man vô hạn.


Hình như vì luôn ghé qua khi đêm xuống nên khuôn mặt người tuổi trẻ nhận được linh khí ánh trăng tràn đầy vẻ bi thảm.

Mỗi khi thấy phong thái bình chân như vại lúc y giết người trước đây, ý muốn giết chóc trong lòng Hồng Định Quốc sẽ đột ngột bành trướng.
“Đi đi.” Hồng Định Quốc nắm chén trà thật chặt, phiền muộn đuổi y.
“Vâng.” Lôi Kỳ Phong đi còn nhanh hơn, lướt lên nóc nhà như một cơn gió mát, thổi tan vào trong trời đêm.
Đường Định Hoàn đại lộ Câu Trần ở góc đông bắc kinh thành, người sống ở nơi này phần lớn là những người bán sức lao động cực khổ như kéo thuyền, khiêng kiệu và những nhà túng bấn, không nhiều gian nhà trọ vì giá quá rẻ, chật ních những tiểu thương và nghệ nhân giang hồ dừng lại ở kinh muốn qua ranh sông Ly.

Lúc này đã qua canh ba, vốn gánh hàng quà vặt đầy đường nhưng giờ cũng đã thu dọn, chỉ còn một hai gái giang hồ vẫn kéo dài cái bóng cô độc, quanh quẩn ở ngoài nhà trọ.

Lôi Kỳ Phong lẳng lặng nằm ở trên nóc chái nhà phía đông sân sau “Hồng Vận Lai”.

Đó là nhà trọ lớn nhất trên con đường này, trong sân sau ít cũng có thể chưa hai mươi, ba mươi người.

Nhân lúc nửa đêm vắng vẻ không tiếng động, có hai bóng người như gió táp rơi xuống phía sau y.
“Lôi Kỳ Phong đã tới rồi.” Giọng địa phương đặc sệt của người này không giống người Trung Nguyên, đôi chân trần thoăn thoắt đi tới bên Lôi Kỳ Phong.
“Bọn họ có mười người, thầy Lôi muốn một mình ra tay hay là muốn chúng tôi giúp giải quyết vài tên đây?”
Lôi Kỳ Phong trông hai người đàn ông vạm vỡ da đen thui, mặc trang phục người Hán nhưng lại xắn ống quần lên để lộ hai chân thì lạnh lùng bảo: “Tôi lấy tiền của người ta thì phải làm việc cho họ, tôi chẳng quan tâm các anh muốn thế nào.

Thế nhưng vương tử Đại Lý đang trong phòng là của tôi, nếu các anh dám động đến y thì tôi sẽ lấy mạng các anh trước.”
“Không dám!” Một người trong đó nói, “Chúng ta chỉ muốn giúp một tay, nếu thầy Lôi không thích thì anh em bọn tôi ở đây xem trò vui thì cớ sao mà không làm?”
Lôi Kỳ Phong làm như mắt điếc tai ngơ, lông mày vừa nhíu lại, người thình lình bay nhanh về phía trước.

“Vèo” một tiếng, một mũi lông trắng thon dài găm vào chỗ nóc nhà mà y ẩn náu lúc đầu, làm nát bấy mái ngói bị bắn trúng, mảnh vụn văng vào má làm đau hai người đàn ông vạm vỡ.

Lôi Kỳ Phong đã xẹt qua cửa lấy ánh sáng trên nóc nhà (hình dưới), rơi xuống nóc buồng tây.
Trong nhà giữa có người nhàn nhã đi tới, một người đàn ông vạm vỡ mặc áo trắng, giắt kiếm bên hông vẫy tay nói với hai người đàn ông to con trên nóc nhà: “Đứng xem trò vui không thôi thì quá thất lễ, hai vị sứ Miêu cũng hoạt động một chút đi.”
“Sẩy tay rồi.” Hai cái người Miêu liếc nhau rồi phi người vội vàng rút lui.
Nhưng người đàn ông vạm vỡ mặc áo trắng nhanh hơn, rút kiếm chặn đứng đường lùi của họ, kiếm như giao long thẳng vào mặt hai người.
Lôi Kỳ Phong không thèm để ý tình hình nguy hiểm của hai người Miêu, đôi mắt trong suốt như trăng sáng trong làn nước thu chăm chú nhìn chàng trai đang giương cung định bắn trên nóc nhà.

Chàng trai áo trắng đeo mặt nạ đồng, cây cung lớn trong tay gần như xấp xỉ với thân hình mảnh mai của hắn.

Trăng tròn như đêm nay, tên bạc lông trắng trên cung phản xạ ánh sáng điềm tĩnh, khóa chặt yết hầu Lôi Kỳ Phong như lưỡi rắn.

Thoạt nhìn đã thấy tuy hai tay của chàng trai thanh tú đẹp đẽ nhưng lại kiên định lạ thường.

Song điều mà Lôi Kỳ Phong để ý hơn là ánh mắt phóng ra từ sau tấm mặt nạ đồng của chàng trai mang theo sự lạnh lẽo thấm vào da thịt, mơ hồ xâm nhập tuỷ sống và xương cốt khắp người y làm kẻ trải trăm cuộc chiến như y lại sinh ra nỗi sợ hãi không dám nhìn thẳng.
Kéo một cây cung lớn như vậy, cuối cùng cũng có lúc kiệt sức.

Lôi Kỳ Phong đang chờ đợi thời cơ chỉ xuất hiện trong tích tắc ấy.

Nhưng hai người Miêu phía đông lại không địch nổi thế kiếm của của người đàn ông vạm vỡ áo trắng, một người trong đó lui ra ngoài vòng tròn, phu ra một mảnh sương trắng từ trong tay áo, phủ lên phía người đàn ông áo trắng.
“Phóng độc à?” Người đàn ông áo trắng cười dài một tiếng rồi nhảy lên trên không, tiếng trường kiếm gào rít mãnh liệt, ngoài dự đoán mọi người, cả người lẫn kiếm đều phóng về phía Lôi Kỳ Phong.
Lôi Kỳ Phong gặp biến không hoảng, chẳng lùi mà còn tiến tới, người bất chợt ghì xuống, nhanh như sao băng, vung kiếm sắc lên không trung, thẳng đến nhà giữa.

Chàng trai đeo mặt nạ đồng đè cung xuống, tên lông trắng lao nhanh xé toạc không trung, xuyên qua vai phải Lôi Kỳ Phong.

Lôi Kỳ Phong chỉ khẽ run trên không trung nhưng thế đi không bị cản trở, nhảy vào trong phòng, đâm một kiếm về phía vương tử Đại Lý đang trốn ở góc tường.

Trên đỉnh đầu lại ầm vang một tiếng thật lớn, một bóng trắng phá nóc mà vào trong bụi của những miếng ngói, ngăn cản thế đi của y.

Lưỡi kiếm của Lôi Kỳ Phong càng mau hơn, lúc cơn gió lạnh được tạo nên từ mũi kiếm lay động vạt áo trước ngực của chàng trai đeo mặt nạ đồng, một tiếng rít mới đâm vào màng nhĩ mọi người, “Keng” như tiếng kim loại đập vào nhau.

Chàng trai đeo mặt nạ đồng lấy hai ngón tay kẹp mũi kiếm, thân kiếm như con rắn bạc múa loạn ở trong tay hai người, tiếng rồng ngâm chấn động làm người trong phòng phải bưng tai tránh né.

Ánh sáng lạnh trong mắt chàng trai đeo mặt nạ đồng càng bừng lên, nội lực vội thúc vào cánh tay phải cầm kiếm của Lôi Kỳ Phong.

Máu tươi từ vai phải của Lôi Kỳ Phong túa ra ào ào, chảy xuống dọc theo thân kiếm.

Nhưng vì ba tấc trước hai ngón tay của chàng trai đeo mặt nạ đồng như có gió mạnh cản lại nên chúng chảy tí tách xuống mặt đất.

Ánh mắt Lôi Kỳ Phong dẫn mê man, cố gắng tỉnh lại, hét lớn một tiếng rồi đột ngột nhảy khỏi mặt đất, bỏ trốn qua cái lỗ lớn trên đỉnh đầu.
“Không cần đuổi theo.” Chàng trai đeo mặt nạ đồng quát người đàn ông vạm vỡ mặc áo trắng vừa nhảy vào phòng chỉ muốn thừa thắng xông lên, “Cứ để y đi.”
“Vâng.”
Tiếng của chàng trai lưu thủy trong veo như nước: “Giờ y bị thương nặng, không phải là đối thủ của anh, anh có thể yên tâm sắp xếp vương tử Đại Lý đến phủ của Lưu Viễn.”
“Vâng.”
Vương tử Đại Lý đi đến vái một cái thật sâu.

Chàng thiếu niên chặn lời của y, khẽ ho một tiếng rồi mới nói: “Tôi đã biết ý định khi tới đây của vương tử, ngài chỉ cần nói rõ với Lưu thái phó thì lão tự sẽ giúp ngài bẩm báo với hoàng đế.” Nói xong thì xoay người muốn đi, lại bị vương tử Đại Lý tóm lấy cổ tay.
Cổ tay trắng đập vào mắt ở trong lòng bàn tay vương tử Đại Lý làm y bỗng hơi rối loạn ở trong tiếng vọng của thiếu niên: “Cô nương chờ một lát, còn chưa hỏi…”
Ánh sáng trong mắt chàng trai đeo mặt nạ đồng tối đi, vương tử Đại Lý nhìn thấy rất rõ ràng, ấy mới biết tức giận cũng có thể như vậy trầm tĩnh lạnh lùng như băng, xuyên thủng lòng người.

Y khẽ rùng mình trong ánh mắt của chàng thiếu niên, trong cơn mờ mịt sợ hãi bị chàng trai đeo mặt nạ đồng nhẹ nhàng vùng tay ra.

Đợi khi y ngớ ra, đuổi đến ngoài cửa đã chỉ thấy bóng áo trắng như tuyết đó tan trong ánh trăng, phút chốc liền biến mất.
Thân anh như thằng ăn trộm cắt rào, Đụng lê anh cũng bẻ, gặp đào anh cũng quơ
Hai mươi tháng Sáu, hoàng đế dẫn theo bảy vị phiên vương và thế tử cùng đến hành cung ở Thượng Giang tránh nắng và đi săn.

Ngoại trừ ba người anh em cùng cha khác mẹ của hoàng đế muốn đi gặp thái phi thỉnh an ra thì còn có bốn vị thân vương và thế tử Hồng, Lương, Đông, Tây nhà mẹ thái hậu.

Nội thần theo giá là sáu người thân tín của hoàng đế, trong đó có Cát Tường và Như Ý.

Vì cầu hôn công chúa Cảnh Giai nên những thứ cống nạp lần này của Lương vương không chỉ có vô số kỳ trân dị bảo mà còn có hai trăm xấp lụa của Lương châu.

Đặc sản của Lương châu có băng tằm, tơ băng được tạo ra rất óng ánh, cực dễ nhuộm màu.

Cho nên tơ lụa Lương châu lộng lẫy đẹp đẽ, vô cùng cao quý, luôn là loại tốt nhất mà triều đình chỉ đích danh để cống nạp.

Xưa nay thái hậu rất chú trọng đến áo quần, còn thích gấm Lương nên hoàng đế cố ý lệnh cho cục Châm Công, cục Nội Chức Nhiễm chọn ra năm xấp để mang đến cho thái hậu thẩm định và chọn lựa.

Vì Tịch Tà thu mua trong cục Châm Công bị cảm nắng, đang nằm trên giường nghỉ ngơi cho nên ngày hai mươi tháng Sáu chưa đi theo hoàng đế, chỉ tấu lại hai ngày nữa cơ thể khá lên sẽ lập tức chạy tới Thượng Giang nghe sai bảo.

Cục Châm Công phái thái giám đắc lực khác là Khu Ác giám sát việc vận chuyển gấm, đi theo giá vua.
Sáng sớm hoàng đế đã cưỡi ngựa xuất phát.

Dọc đường các thân vương và thế tử đi cùng đều còn trẻ, ngoại trừ thế tử Tây vương trước giờ người yếu lắm bệnh, bị tụt lại phía sau ra thì những người khác đều ra roi thúc ngựa, phóng như bay.

Nhất là thế tử Đỗ Mẫn của Đông vương, tràn đầy thể lực, vẫn luôn vượt lên đầu mọi người, theo sát hai bên hoàng đế.

Đỗ Mẫn hơn ba mươi tuổi, vóc người thon dài, hình thể khôi ngô, khuôn mặt anh tuấn hào phóng vì thường dẫn quân trên biển phơi nắng nên ngăm đen.

Ngay cả hoàng đế trông thấy cũng không khỏi muốn khen gã oai hùng dũng mãnh.

Liều mạng chạy như điên ven sông Ly như vậy, quả nhiên chính ngọ đã đến hành cung Thượng Giang.

Vừa vào ranh giới Thượng Giang đã cảm thấy địa thế bao la, rừng cây bát ngát, gió mát đập vào mặt làm người ta vui tươi thanh thản.
Hồng Định Quốc cười nói: “Đúng là hành cung tránh nắng, quả nhiên là thắng địa của hoàng gia.”
Hoàng đế cười nói với ba người anh em của mình: “Trước đây năm nào mấy đứa các em cũng tới, lần này phải hết lòng chủ nhà, thay trẫm chiêu đãi Lương vương và ba vị thế tử đấy.”
Hành cung Thượng Giang có mặt trời ấm áp, mùi hoa thấm vào người, kiến trúc tinh xảo độc đáo, long lanh tao nhã không giống hoàng cung.

Mọi người theo hoàng đế đi một đoạn đường quanh co rất dài mới đến các Ỷ Hải mà tiên đế thường ở, làm lễ xong, lúc bấy mới tới thăm nhà riêng thỉnh an thái hậu.
Thái hậu đang ngủ trưa, Hồng Tư Ngôn truyền lời ra nói: “Chắc hoàng đế và các vị phiên vương đã mệt mỏi, hôm nay hãy nghỉ ngơi trước, không cần tới thỉnh an, ngày mai mỗi người hãy xin gặp sau.” Rồi nói với ba hoàng tử của tiên đế, “Bên chỗ hai vị thái phi nhất định đã đợi đến mức sốt ruột rồi, ba vị vương gia mau thay quần áo đi lạy đi thôi.” Nói xong thì liếc mắt một cái với thế tử của Đông vương.
Đỗ Mẫn vội vã tắm gội xong xuôi, chỉ dẫn một người theo đến phía đông của hành cung.

Lúc bấy vừa sau giờ Ngọ, ai nấy đều ở trong phòng nghỉ ngơi, im ắng không có một ai.

Đỗ Mẫn ngựa quen đường cũ, vòng mấy khúc, xuyên qua một cánh rừng, đã trông thấy nhà riêng ở phía trước.

Bên ngoài cửa cung chỉ có một mình Hồng Tư Ngôn đứng dưới bóng cây phe phẩy quạt tròn hóng mát, nhìn thấy Đỗ Mẫn đi ra từ trong rừng bèn chép miệng vào trong cung.
“Anh ở đây chờ ta.” Đỗ Mẫn nói với người hầu đi theo mình rồi xách áo, nhẹ nhàng nhảy vào cửa.

Người hầu trẻ tuổi tỏ vẻ mặt mờ mịt, chọn một chỗ mát mẻ dựa vào cây to nghỉ ngơi.

Hồng Tư Ngôn làm như không thấy, tiếp tục phe phẩy cây quạt của mình.
Đỗ Mẫn nhẹ nhàng đẩy cửa chính điện ra đánh “két” một tiếng trong sự yên tĩnh, không khí lành lạnh trong điện làm gã khẽ rùng mình.

Trên chỗ ngồi chính giữa điện không có ai, nghe thấy sau bức rèm bên phải có người khẽ cười một tiếng, nói: “Bên này.”
Đỗ Mẫn vén rèm lên, thái hậu đang nằm nghiêng ở trên giường mát, mặc bộ áo mỏng màu trắng nhuộm mẫu đơn, chỉ dùng một cây trâm vàng cài trên mái tóc đen, tay phải trắng nõn đang cầm một cái quạt tròn thêu vàng, uể oải rủ xuống trước ngực.
“Thái hậu vạn phúc kim an.” Đỗ Mẫn quỳ xuống dập đầu, cái lễ này tiêu sái tự nhiên, bắp thịt rắn chắc làm áo bào tơ mỏng manh ngày hè phồng lên.
Thái hậu cười nói: “Một năm không gặp, thế tử vẫn uy vũ anh tuấn như vậy, ta hết sức yên tâm.”
“Dung nhan của thái hậu vẫn không suy sút, an khang cát tường, thật là phúc của xã tắc.”
“Khanh không học cái tốt, chỉ được cái miệng lưỡi trơn tru.” Thái hậu mỉm cười, “Bên ngoài nóng lắm nhỉ?”
“Đúng là khá nóng ạ!” Đỗ Mẫn đứng thẳng người, nới lỏng cổ áo, “Trong phòng này cũng chẳng mát gì cả.”
Thái hậu phì cười, liếc mắt nhìn gã.

Đỗ Mẫn cởi áo choàng ra rồi vứt trên mặt đất, chậm rãi đi về hướng thái hậu.


Thái hậu dắt tay gã, dẫn gã ngồi lên trên giường mát: “Khanh còn muốn đến thăm ta?”
“Tôi chạy như điên cả đường chỉ mong mỏi sớm được trông thấy thái hậu.” Tiếng nói của Đỗ Mẫn trầm thấp rung động, sâu lắng động lòng người, cúi đầu trông đôi mắt mềm mại như tơ của thái hậu.

Trong không khí trong trẻo sáng rõ, khuôn mặt thái hậu lấp lánh lạ thường, đôi môi đầy đặn lộ ra tiếng cảm thán kéo dài.

Đỗ Mẫn kìm lòng không đậu hôn xuống thật sâu.
Hai cánh tay trắng nõn của thái hậu khoát lên trên da thịt ngăm đen lấp lánh ánh vàng của gã: “Sang năm khanh lại đến chứ?”
“Nhất định.”
Anh đánh ngạch vô thấu bàn thờ, Trước anh quơ đồ lặt vặt sau anh rờ bộ lư.
Hoàng đế nghỉ ngơi hai canh giờ, thứ đầu tiên nghĩ tới sau khi tỉnh dậy là năm xấp gấm Lương, sai người lập tức mang tới, tự mình nhìn thêm một lần.

Thấy Cát Tường và Như Ý vẫn đổ đầy mồ hôi, vội vàng sắp xếp vật ngự dụng, bèn nói: “Trẫm muốn đến cung thái hậu thỉnh an, các khanh cứ tiếp tục bận rộn ở đây đi.

Khu Ác này là sư đệ của các khanh, để y đi theo là được.”
Cát Tường biến sắc nói: “Khu Ác chưa từng hầu hạ bên cạnh chủ nhân bao giờ, nên để nô tỳ đi thôi ạ.”
“Cùng là trò của thái giám Thất Bảo, chỉ cần trẫm dẫn dắt thì tất sẽ có tương lai.”
“Tạ ơn vạn tuế gia.” Khu Ác vội vàng quỳ xuống dập đầu, không thấy rõ biểu cảm trên mặt y thế nào.
Tức thì có hai thái giám nhỏ nâng gấm theo Khu Ác, theo giá đi đến nhà riêng.

Xa xa đã trông thấy Hồng Tư Ngôn ngồi ngoài cung, vừa ngẩng đầu thấy đám người hoàng đế liền xoay người đi vào trong cung.
“Hồng cô cô!” Hoàng đế kêu lớn.
Lúc này Hồng Tư Ngôn mới dừng chân lại ở bên cửa cung, quỳ xuống cười nói: “Nô tỳ không nhìn thấy hoàng thượng, tội đáng chết vạn lần, xin vạn tuế gia thứ cho tội thất lễ của nô tỷ.”
Bà ta là người cũ mà nhà mẹ thái hậu mang vào cung, hơn mười tuổi đã hầu hạ thái hậu.

Hoàng đế vô cùng khách sáo tôn trọng bà ta, cười nói: “Hồng cô cô đứng lên đi.

Thái hậu đang làm gì đấy? Đã ngủ dậy chưa?” Hắn ta liếc qua cậu thanh niên nằm rạp trên mặt đất ở bên cạnh, hỏi, “Đây là gã sai vặt của ai? Ngẩng đầu cho trẫm nhìn một cái.”
Mặt mày cậu thanh niên trong trẻo nhưng vẻ mặt lại mơ màng, có vẻ đang chịu nỗi đau đớn nào đó.
“Dáng dấp không tệ.”
Hồng Tư Ngôn cười gượng một tiếng, nói: “Đây là người đi theo thế tử của Đông vương.

Đỗ Mẫn đang thỉnh an thái hậu đấy ạ.”
“Vừa lúc, trẫm cũng vào thỉnh an.”
“Xin cho phép nô tỳ thông báo một tiếng.”
“Bên trong là mẫu hậu ruột thịt của trẫm, có gì vội vàng chứ?” Hoàng đế thấy vẻ mặt Hồng Tư Ngôn mập mờ, càng không nhiều lời với bà ta mà dẫn người vào thẳng.
“Vạn tuế gia đợi đã.” Hồng Tư Ngôn đi theo phía sau luôn miệng gọi.
Hoàng đế đẩy cửa ra, chỉ nghe thấy thái hậu nói: “Bên ngoài ồn ào cái gì đấy?”
Hoàng đế vội vã chào: “Mẫu hậu vạn phúc.” Đoạn vén mành lên vào điện phụ.

Thái hậu sửa sang lại tóc mai và ngồi dậy khỏi giường mát: “Chuyện gì mà vội vã thế? Bôn ba nửa ngày cũng không biết nghỉ ngơi cho tốt.

Trông nắng ăn đen đi không ít rồi kìa.”
Hoàng đế quan sát chung quanh, không thấy có người nào khác.

“Nhi thần nghe nói Đỗ Mẫn thỉnh an ở đây, sao giờ lại không thấy người đâu? Mà sao bên cạnh thái hậu cũng không có ai hầu hạ?”
“Gã nói một hồi xong thì liền đi.

Ta hơi mệt, ngủ thì sợ người khác làm ồn nên người hầu hạ đều lui cả.”
Hoàng đế nhìn chằm chằm cửa sổ mở rộng ở phía bắc điện phụ, cúi đầu che đậy khóe mắt đang giật, nói: “Vâng.”
“Hoàng đế tới có chuyện gì khác không?” Ánh mắt lạnh lùng của thái hậu tỉ mỉ quét lên trên mặt của ba tên thái giám sau lưng hoàng đế.
“À, Lương vương cống nạp hai trăm xấp gấm thượng hạng nên con mang một ít qua đây để mẫu hậu xem trước.”
Ba tên thái giám dâng gấm đến trước mặt thái hậu, thái hậu thờ ơ chẳng màng lật qua lật lại: “Hiếm khi được hoàng đế nhọc lòng.”
Sau một hồi trầm mặc lúng túng, hoàng đế không yên lòng nói: “Nếu mẫu hậu mệt mỏi thì con xin cáo lui.”
Thái hậu nghĩ một đằng nói một nẻo, cười: “Giờ đã sắp đến bữa tối rồi, hoàng đế ở đây ăn cơm rồi hẵng đi.”
“Con còn mang theo vài việc chính trị qua đây, muốn thương lượng với Cảnh Nghi nên không quấy rầy mẫu hậu nghỉ ngơi nữa.”
Thái hậu mỉm cười nói: “Hoàng đế bận rộn đi vậy.”
Từ lúc trở về trong chiều hôm ấy là mặt mày hoàng đế âm u cả ngày, động một tí là nổi trận lôi đình.

Chẳng những đám người Cát Tường, Như Ý đều câm như hến mà ngay cả Thành Thân vương đến Thượng Giang với thái hậu trước tới đó thỉnh an cũng không trông thấy hoàng đế tươi tỉnh.
“Cần tên nô tài ngu xuẩn này làm gì!” Hoàng đế đập bút mà Tiểu Hợp Tử dâng tới xuống mặt đất, “Có bút nào chấm mực như thế sao?”
“Hoàng thượng bớt giận.” Thành Thân vương vội nói, “Cần gì phải nổi giận với tên nô tài nhỏ nhoi này?”
“Em đừng có mà lắm lời!”
Thành Thân vương ngây ngẩn cả người, không biết đáp lại thế nào.

Cả căn phòng chỉ có tiếng dập đầu “cốp cốp” của Tiểu Hợp Tử.
“Là do nô tỳ không dạy dỗ tốt, xin hoàng thượng bớt giận.” Cát Tường là thầy của Tiểu Hợp Tử, quỳ xuống bình tĩnh nói.
Hoàng đế thở dài, để mặc mọi người ở bên ngoài, trầm mặc khẽ vuốt bàn cờ ở dưới cửa sổ.

Gió mát cũng không thể làm giảm sự chán nản trong lòng hắn ta, sự quyết đoán lạnh lùng nghiêm nghị chưa từng có tuôn ra từ trong lòng hắn ta.
“Giết!”
“Đoạt!”
Một con cờ đen rơi lanh lảnh vào trong bàn cờ, một cánh tay trắng đến mức trong suốt đưa ra rồi lập tức rụt về.
“Hoàng thượng vạn phúc.” Tiếng nói trong trẻo của Tịch Tà vang lên bên tai.
“Khanh tới nhanh thế?” Hoàng đế giật mình, trên chiếc trán nóng như có gió lạnh phất qua, đảo mắt nhìn mọi người, đều là gương mặt như trút được gánh nặng.
“Nô tỳ nghĩ hoàng thượng, thái hậu sẽ có sai khiến nên sáng sớm hôm nay chạy tới.” Tiếng Tịch Tà trong trẻo lại có vẻ mệt mỏi rã rời.
“Bị cảm nắng đã khá hơn chưa?”
“Có sự quan hoài của hoàng thượng, tự nhiên đã khỏe rồi ạ.

Hoàng thượng đang giận ai vậy?”
Hoàng đế cười nói: “Không, chỉ là trời nóng nực nên hơi phiền.”
“Đây là lần đầu tiên nô tỳ đến hành cung Thượng Giang, không ngờ sau hành cung núi nối nhau liên miên, rừng rậm cũng nhiều.

Xưa nay hoàng thượng am hiểu bắn cung cưỡi ngựa, nhất định sẽ có thu hoạch lớn.”
Hoàng đế phấn chấn tinh thần, bảo: “Nói không sai, tới một ngày rồi mà không tìm được việc gì vui, giờ chúng ta đi săn đi.”
Thành Thân vương vội cười làm lành: “Vâng, thần cũng muốn đi đấy ạ.

Giờ nhiều người quay lại, chi bằng bảo thị vệ dọn sạch bãi săn đã, để tránh có kẻ đụng phải thánh giá.”
Hoàng đế bắt đầu xoa tay: “Được! Các khanh lấy cung tên của trẫm tới đây.

Tịch Tà, khanh cũng đi theo đi.”
“Nô tỳ cũng đi ạ?” Tịch Tà cười nói, “Công phu trên ngựa của nô tỳ kém cỏi lắm.”
Truyện chỉ được đăng tại vongnguyetlau10.wordpress.com Ngoài ra đều là nơi ăn cắp.
Trong chốc lát kèn lệnh đã vang lên kéo dài thảm thiết trong bãi săn, tỏ ý bảo bãi săn yên lặng.

Trước cửa trái Tụ Lộ hoàng đế ở đã chuẩn bị chừng mười thớt ngựa, đoàn người phóng lên ngựa.

Thành Thân vương dẫn người hầu trong vương phủ lên phía trước mở đường, thị vệ đại nội phi ngựa truyền lệnh, kèn lệnh xuất chinh trỗi dậy.

Đã có thị vệ hành cung đuổi cầm thú từ chung quanh vào bãi săn từ lâu.

Hoàng đế dẫn trên dưới một trăm con chiến mã nhảy vào rừng rậm, trăm thú tức khắc chạy loạn, vạn tên cùng bắn, tiếng giết lay trời.
Hoàng đế tuổi còn trẻ, sau hai canh giờ mới thấy mệt, bèn ghìm ngựa cười sai người kiểm kê thu hoạch của mọi người.

Tất nhiên hoàng đế săn được nhiều nhất, ngoài hơn hai mươi con thú nhỏ còn bắn được hai con hươu lớn.

Thành Thân vương cũng có thu hoạch, chỉ là vài con hoẵng hươu cáo thỏ.

Trong nội thần trừ Như Ý bắn được một con chim trĩ ra thì những người khác đều không thu hoạch được gì.
Hoàng đế nói: “Các khanh còn phải để tâm hơn, lần tới sẽ cho các khanh và người trong phủ của Thành Thân vương đọ tài bắn cung.”
Tất cả mọi người tỏ vẻ mặt ngượng nghịu.

Thành Thân vương cười nói: “Không phải hoàng thượng đang làm khó họ mà là làm khó thần.”
Hoàng đế mới cười, chợt nghe phía trước truyền đến tiếng bách thú ầm ĩ và từng trận cung tên thấp thoáng thì cau mày hỏi: “Không phải đã truyền chỉ dừng săn rồi sao, là thị vệ dưới trướng kẻ nào vẫn còn lắm chuyện?”
Phó thống lĩnh thị vệ Khương Phóng tâu: “Thần cảm thấy không phải thị vệ, gan bọn họ có to bằng trời cũng không dám bắn cung trước ngự giá.”
Chỉ chốc lát sau đã có người báo lại: “Không phải thị vệ mà là thế tử Đỗ Mẫn của Đông vương dẫn người trong vương phủ của mình vào bãi săn ạ.”
Thành Thân vương cả giận nói: “Đồ hỗn hào, không biết bãi săn đã được dọn sạch, chỉ có hoàng thượng ở bên trong hay sao?”
“Thần hỏi ngài ấy như vậy thì ngài ấy trả lời là thái hậu đã ân chuẩn cho ngài ấy vào bãi săn, bây giờ biết hoàng thượng ở đây nên đã dẫn người lui ra rồi ạ.”
Bắp thịt trên mặt hoàng đế không tự chủ được mà co quắp, khuôn mặt anh tuấn thay đổi đến mức dữ tợn vô cùng.

“Không ai được nhúc nhích!” Hoàng đế lạnh lùng nói rồi đoạt lấy hũ tên trong tay Cát Tường, hét lớn một tiếng, giục ngựa chạy như bay về phía trước.

Gió đập vào mặt đâm khiến ánh mắt hắn ta nóng rực đau rát, phía trước đã thấp thoáng thấy bóng chiến bào hình rồng trong của Đỗ Mẫn.

Hắn ta chẳng mang cành cây trong rừng làm trầy cánh tay, rút ba mũi tên gắn lông vũ từ phía sau ra, giương cung bắn về hướng Đỗ Mẫn.
Lông đen xé gió, thế như chẻ tre nhưng đã có ba mũi tên nhọn đuổi theo nhanh hơn, lóe lên trước mặt hoàng đế như sao rơi.

Phía trước truyền đến tiếng “keng” lanh lảnh, sáu nhánh tên dài cùng quấn lấy nhau rơi xuống cỏ.

Đỗ Mẫn thấp thoáng nghe thấy âm thanh, quay đầu lại, lát sau đã đi mất không thấy bóng dáng đâu.
Hoàng đế nắm thật chặt cây cung trong tay, nhìn chằm chằm phía trước, cả người đều đang phát run.
“Nô tỳ bắn rơi tên của hoàng thượng trong tình thế cấp bách.” Tịch Tà giục ngựa chạy tới từ phía sau, lăn khỏi yên ngựa rồi thưa, “Xin hoàng thượng thứ cho nô tỳ tội đáng chết vạn lần.”
Hoàng đế đã hung thần ác sát, cúi đầu dùng đôi mắt tràn đầy tia máu nhìn chằm chằm Tịch Tà, gân xanh trên mu bàn tay liên tiếp nổi lên dữ dội theo sự run rẩy.

Hắn ta đột nhiên giận dữ gầm lên một tiếng, nhảy phắt xuống ngựa, đẩy Tịch Tà ngã nhào xuống đất, hai tay bóp chặt lấy cổ họng của hắn và quát lên dữ tợn: “Ngươi lại dám ngăn cản ta!”.