Sau hạ chí (1) khoảng thời gian ban ngày dần dần ngắn lại. Mặc dù bây giờ chỉ mới cuối tháng tám âm lịch nhưng chưa đến giờ tuất mà trời đã sắp tối đen rồi.
 
(1) Hạ chí: Là ngày 21 hoặc 22 tháng 6, ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm.
 
Hai cha con Hứa gia nhân lúc chân trời vẫn còn tia sáng trời chiều cuối ngày, ở trong sân ăn xong bữa cơm tối.
 
Hứa Hưng Xương muốn đứng dậy thu dọn bát đũa cầm tới chỗ bếp lò để rửa thì bị Hứa Du Ninh giữ tay lại: "Cha, người nghỉ ngơi đi, để con làm."
 
Trước kia lúc chân phải của hắn chưa bị gãy cũng thường xuyên giúp Hứa Hưng Xương làm chút việc. Có thể từ lúc chân phải của hắn bị gãy, một là đi đứng bất tiện, nhiều việc hắn thật sự không có cách nào làm được. Hai là Hứa Hưng Xương cũng lo lắng cho hắn, không muốn hắn nhúng tay làm chút việc gì. Vì thế, phần lớn thời giờ trong ngày của hắn đều nhàn rỗi.
 
Ví dụ như bây giờ, rõ ràng cả ngày Hứa Hưng Xương dạy đọc sách ở học đường, sau khi tan học còn phải lập tức vội vàng trở về nhà làm cơm tối. Cơm nước xong xuôi còn phải bận rộn rửa chén.
 
Hứa Du Ninh thấy vậy cảm thấy trong lòng rất khó chịu. Lần này nói gì cũng phải để cho hắn rửa chén, còn Hứa Hưng Xương thì đi nghỉ ngơi.
 
Cuối cùng Hứa Hưng Xương không còn cách nào khác đành phải thu dọn bát đũa mang đến bệ bếp lò. Ông nhìn Hứa Du Ninh đứng lên khỏi xe lăn, dùng gậy chống đỡ, đứng một chân trước bệ bếp lò rửa chén bát.
 
Biết được thật ra Hứa Du Ninh là một người nóng tính lại còn bướng bỉnh, thật ra cũng rất nhạy cảm. Trước kia ông chỉ muốn trăm phương ngàn kế chăm sóc hắn, để cho hắn cố gắng hết sức không chú ý đến sự thật chân phải của hắn bị gãy. Truyện được edit và đăng tại lustaveland.com.
 
Nhưng bây giờ Hứa Hưng Xương nghĩ lại. Mấy năm nay, ông vẫn luôn không muốn Hứa Du Ninh chạm tay vào bất cứ chuyện gì, có phải điều đó lại làm cho hắn càng thêm nhạy cảm, cảm thấy mình thật sự là một người tàn phế hay không?

 
Chỉ trong khoảnh khắc ông thất thần này, Hứa Du Ninh đã rửa xong chén bát. Cũng vẫy khô nước rồi bỏ vào trong tủ chén đĩa.
 
Lúc này mới trở lại ngồi lên xe lăn, di chuyển xe lăn quay trở lại trong sân.
 
Đám mây ở phía chân trời đã hoàn toàn xám xịt, ánh chiều tà le lói. Mặt trăng vẫn còn chưa xuất hiện, màn trời tối xanh treo đầy những ngôi sao rực rỡ.
 
Cha con hai người ngồi đối diện nhau, trong chốc lát không nói lời gì.
 
Buổi chiều Diệp Hà Hoa đã qua đây một chuyến, nói Diệp Tế Muội đồng ý đầu tháng hai nói chuyện cưới gả. Còn lại chính là sáng ngày mai sẽ phải mang sính lễ đến nhà bà ấy, còn có bữa tiệc mừng thành thân hôm đó.
 
Cả hai thứ nói trên đều là chuyện khó.
 
Mặc dù Hứa phụ ở thôn Long Đường làm tiên sinh dạy học cả một đời, nhưng vốn dĩ thúc tu của tiên sinh dạy học có hạn. Sửa chữa lại căn nhà tranh bọn họ đang ở bây giờ, bản thân lấy thê, sinh ra nhi tử, nuôi nhi tử rồi cho nhi tử lấy tức phụ, chỗ nào cũng tiêu tiền. Sau đó tức phụ nhi tử chết, chi phí cho tang lễ cũng không ít. Bản thân ông bị bệnh nằm triền miên trên giường, mời đại phu uống thuốc cũng cần tiền. Vì vậy căn bản không để lại được thứ gì cho Hứa Hưng Xương.
 
Đến tay Hứa Hưng Xương, số lượng học sinh trong học đường từ từ giảm bớt nên thúc tu càng thêm có hạn. Mặc dù lão tộc trưởng tiền nhiệm đặc biệt cấp cho nhà bọn họ nhiều hơn một mẫu đất, nhưng một là ông không thể cày cấy, hai là ông cũng không có thời gian làm việc đồng áng nên đành phải cho người khác thuê, hàng năm nhận được một ít lương thực. Cũng chỉ đủ cho hai cha con bọn họ sống tạm mà thôi, chỗ nào không đủ còn phải tự lấy tiền của mình ra mua lấy.
 
Bây giờ cái sính lễ này, còn có chuẩn bị bữa tiệc mừng này đều phải tiêu tiền...
 
Hứa Hưng Xương cau mày, ngón tay vô thức cọ cọ trên mặt bàn, trong lòng lo nghĩ không ngừng.
 
Hứa Du Ninh thấy vậy thì gọi một tiếng cha. Sau đó thò tay lấy ra một túi vải nhỏ từ trong lòng ngực đưa qua.
 
Hứa Hưng Xương đáp lại một tiếng, ánh mắt rơi xuống túi vải nhỏ trong tay hắn.
 
Chiếc túi được làm từ mảnh vải cũ. Dưới ánh sáng của các vì sao có thể nhìn thấy rõ đường kim mũi chỉ rất đều đặn tỉ mỉ. Hai dây ở miệng túi buộc chặt cũng không biết bên trong đựng thứ gì.
 
Hứa Hưng Xương vừa đưa tay qua nhận lấy vừa hỏi: "Chiếc túi nhỏ này là con làm ra sao? Bên trong đựng gì vậy?"
 
Khi cầm trên tay thì nhận ra chiếc túi nhỏ này nặng trịch. Hơi dùng tay áng chừng một chút, ông đại khái biết được bên trong đựng thứ gì.
 
Kéo dây buộc túi ra cúi đầu nhìn xem, đúng là nhìn thấy bên trong chiếc túi nhỏ chưa đầy đồng tiền. Còn có mấy khối bạc vụn.
 
"Ở đâu con có nhiều tiền như vậy?" Hứa Hưng Xương ngẩng đầu kinh ngạc nhìn Hứa Du Ninh.
 
Hứa Du Ninh trầm mặc hồi lâu mới nói cho ông biết: "Đây đều là con tự mình kiếm được."
 
Thì ra từ lúc chân phải của Hứa Du Ninh bị gãy, sau khi sa sút tinh thần mấy ngày thì đã suy nghĩ kỹ muốn tự lực cánh sinh, không thể để cho một mình Hứa Hưng Xương vất vả nuôi cả nhà. Vừa lúc lão già hàng xóm ở bên cạnh nhà hắn lúc còn trẻ là thợ thủ công điêu khắc gỗ, luôn đối xử với Hứa Du Ninh như tôn tử của mình. Hứa Du Ninh đã làm lễ nhận ông làm sư phụ đi theo ông ấy học điêu khắc gỗ. Truyện được edit và đăng tại lustaveland.com.
 
Hứa Hưng Xương nhớ kỹ chuyện này. Chỉ là lúc đó ông nhất quyết không đồng ý chuyện này.

 
Dù sao ông vẫn luôn cảm thấy chắc chắn chân phải của Hứa Du Ninh có thể chữa khỏi. Khi chữa khỏi chân rồi thì muốn để cho hắn đi thi công danh.
 
Từ nhỏ Hứa Hưng Xương đã bị ảnh hưởng bởi phụ thân của mình, trong lòng không thể tránh khỏi cũng cảm thấy mọi thứ đều là hạ phẩm, duy chỉ có đọc sách là cao lớn. Học điêu khắc gỗ rất lãng phí thời gian, ông vẫn muốn Hứa Du Ninh trong thời gian này đọc thêm nhiều sách, không muốn kéo học vấn trước kia xuống.
 
"... Cho nên con không có nghe lời của ta mà vẫn cứ lén lút học điêu khắc gỗ?"
 
Hứa Du Ninh nhẹ gật đầu: "Con đi theo Diệp gia gia học điêu khắc gỗ được nửa năm, Diệp gia gia nói con có thể ra làm việc được rồi. Cha con bọn họ thường xuyên nhận chút việc bên ngoài đem về nhà làm, làm không hết thì phân cho con một ít, lấy được tiền cũng chia cho con một phần. Ngoài ra lúc con rảnh rỗi cũng sẽ điêu khắc một vài thứ, giao cho nhi tử của Diệp gia gia lúc đi chợ mang theo lên trên trấn bán. Tiền trong chiếc túi này được con tích lũy trong hai ba năm qua. Mặc dù cũng không tính là nhiều nhưng tiết kiệm một chút cũng đủ dùng. Có lẽ vẫn đủ làm được bữa tiệc mừng. Còn có, sính lễ sẽ đưa qua ngày mai con cũng đã suy nghĩ xong."
 
Nói xong hắn lại lại từ trong ngực lấy ra một vật đưa qua.
 
Hứa Hưng Xương cúi đầu nhìn xem, chỉ thấy đó là một miếng ngọc phật phỉ thúy.
 
Chất ngọc rất tốt, dưới ánh sáng của các vì sao rọi xuống mặt ngoài lại trơn bóng như nước, nhìn rất trong. Phía trên điêu khắc tượng Quan Thế Âm rũ mắt, vẻ mặt từ bi.
 
Hứa Hưng Xương lập tức thay đổi sắc mặt: "Sao con lại lấy cái này ra đây?"
 
Hứa Hưng Xương chưa từng che giấu sự thật chuyện Hứa Du Ninh là do ông nhặt được. Khi Hứa Du Ninh lên mười, ông đã nói rõ cảnh tưởng lúc nhặt được chính hắn cho hắn biết.
 
Là lúc trời sẩm tối, Hứa Hưng Xương đang chạy vội đi tìm chỗ tá túc qua đêm, chợt nghe thấy trong bụi cây bên đường có tiếng khóc yếu ớt của tiểu hài tử. Ông đi qua đẩy bụi cây ra hai bên thì nhìn thấy có một tiểu hài khoảng một hai tuổi đang ngồi dưới đất khóc không ngừng. Còn có một nam nhân cao lớn máu me đầy mình nằm bên cạnh, chỉ có hít vào không có thở ra nhìn giống như sắp chết rồi.
 
Ban đầu trong lòng Hứa Hưng Xương cũng có chút do dự sợ hãi nhưng sau đó vẫn liều mình tiến lên xem xét.
 
Nam nhân cao lớn máu me đầy mình hai mắt trợn tròn, thật ra ánh mắt đã có chút mơ hồ. Phát hiện có người lại gần, cũng không biết đến cùng dùng hết bao nhiêu sức lực chợt vươn tay ra kéo vạt áo Hứa Hưng Xương lại.
 
Hứa Hưng Xương giật mình hô lên một tiếng. Chợt nghe thấy giọng nói yếu ớt đứt quãng của nam nhân kia: "Cứu, cứu tiểu, tiểu chủ tử. Cầu, cầu xin ngươi."
 
Hứa Hưng Xương muốn kéo tay hắn ra khỏi vạt áo của mình, nhưng nam nhân kia mặc dù sắp chết nhưng sức lực của hắn vẫn rất lớn. Dù ông làm cách nào cũng không kéo ra được.
 
Tiểu hài tử vẫn đang ngồi khóc bên cạnh. Mắt thấy tiếng khóc càng lúc càng yếu ớt, Hứa Hưng Xương không để ý đến nam nhân này nữa mà nhanh chóng bế tiểu hài tử lên xem xét.
 
Trên mặt và trên y phục đều có nhiều vết máu, nhưng sau khi kiểm tra cẩn thận một phen thì phát hiện trên người tiểu hài tử không có vết thương nào, tất cả đều bình thường.
 
Lúc này Hứa Hưng Xương mới yên lòng lại.
 
Cúi đầu nhìn nam nhân nằm dưới đất. Trên bụng có một vết thương rất dài rất sâu còn có thể nhìn thấy xương cốt và lá gan bên trong. Cũng không biết là bị vật sắc bén gì chém bị thương, nhìn thấy không thể cứu chữa được nữa. Nhưng tay vẫn giữ chặt lấy vạt áo ông, ánh mắt cứ dán chặt vào ông. Truyện được edit và đăng tại lustaveland.com.
 
Hứa Hưng Xương hiểu rõ ý của hắn.
 
Mặc dù biết chắc chắn hai người kia có lai lịch không bình thường. Người nam nhân mặc trên mình một bộ nhuyễn giáp chất lượng tuyệt hảo, chắc là loại dành cho thị vệ kia. Y phục tiểu hài tử mặc trên người được làm từ tơ lụa mà trước kia ông chưa từng thấy qua, phía trên thêu thùa cũng rất tinh xảo. Cứu tiểu hài tử này rất có thể ông sẽ chọc đến tai họa. Nhưng nếu bây giờ bảo ông quay đầu rời đi mặc kệ tiểu hài tử này thì ông cũng không thể làm được.
 

Đã vào đông, nếu như ông quay người rời đi, không nói đến cừu gia của hai người này có thể đuổi tới đây hay không, chính là ở lại nơi này một đêm, chắc chắn tiểu hài tử này sẽ bị chết cóng.
 
Trái lo phải nghĩ, ông nhẹ giọng hỏi nam nhân đang nằm dưới đất: "Ngươi muốn ta cứu tiểu hài tử này sao?"
 
Ngay đến sức lực gật đầu người nam nhân cũng không có, chỉ có thể mở to đôi mắt nhìn ông, trong ánh mắt tràn đầy khẩn cầu.
 
Hứa Hưng Xương không đành lòng nhẹ gật đầu: "Được rồi. Ngươi yên tâm, ta chắc chắn sẽ coi hắn như nhi tử của mình, nuôi dưỡng hắn lớn lên thật tốt."
 
Lúc này nam nhân kia mới thở phào nhẹ nhõm. Đôi môi mấp máy như muốn nói điều gì đó nhưng cuối cùng vẫn không thể nói ra lời gì. Cuối cùng bàn tay níu lấy vạt áo của Hứa Hưng Xương cũng vô lực rơi xuống.
 
Hứa Hưng Xương trong lòng thương cảm. Cầm lấy đao trong tay nam nhân đào một cái hố, vội vàng chôn cất hắn. Không biết danh tính lai lịch của hắn nên cũng không biết phải dựng bia cho hắn như thế nào. Cũng chỉ nhớ vị trí xung quanh đây rồi làm một cái ký hiệu. Sau đó mượn ánh trăng, ôm tiểu hải tử tiếp tục chạy về phía trước.
 
Khi tìm được chỗ dừng chân, cho tiểu hài tử uống một bát cháo gạo, nhân lúc tiểu hài tử này ngủ thiếp đi, Hứa Hưng Xương mới cẩn thận lật xem đồ đạc trên người hắn. Lúc ấy trong lòng đã cảm thấy chắc chắn tiểu hài tử này bước ra từ gia đình đại phú đại quý.
 
Không nói đến chất liệu y phục đang mặc trên người mà trước đây ông chưa từng nhìn thấy kia, trên cổ tay còn đeo một bộ vòng tay vàng ròng chạm khắc họa tiết hoa sen, trên cổ cũng đeo một miếng ngọc phật phỉ thúy, trên đầu đội chiếc mũ ấm mà phía trên chiếc mũ còn nạm vài hạt trân châu có kích cỡ như hạt sen.
 
Hứa Hưng Xương sợ hãi than thở, nhanh chóng tìm chủ quán mua hai bộ y phục bình thường mà tiểu hài tử thôn quê hay mặc thay cho tiểu hài tử này, gói hết tất cả những thứ mặc đeo trên người hắn lại cất vào trong bọc mang theo bên người ông.
 
Trang phục khắp người hài tử này quá phô trương, ôm hắn đi ra ngoài như vậy nếu như bị cừu gia của hắn phát hiện không biết sẽ xảy ra chuyện gì. Đến lúc đó chỉ sợ hai người bọn họ đều phải mất mạng.
 
Cũng may lúc ông ôm tiểu hài tử này trở lại thôn Long Đường trên đường đi đều bình an vô sự, không xảy ra chút chuyện gì. Đến khi trở lại thôn Long Đường, người trong thôn hỏi đến, ông cũng chỉ nói là ông nhặt được hài tử này trên đường, không biết hình dáng phụ mẫu của hài tử này ra sao và không có nói gì thêm.
 
Mặc dù lúc ấy không phải loạn thế nhưng cũng xảy ra một chuyện lớn. Làm lão trượng nhân (2) mà lại đi cướp ngôi vua của nữ tế (3) mình. Có cựu thần không phục, dẫn binh muốn đánh vào kinh thành.
 
(2) Lão trượng nhân: Cha vợ.
 
(3) Nữ tế: Con rể.
 
Hành quân đánh trận này chắc chắn phải có quân lương, nếu không thì ai muốn lên chiến trường bán mạng cho ngươi? Nhưng mà ngươi cũng đã muốn dẫn binh đánh vào kinh thành thì chắc chắn tân Hoàng đế sẽ không cho ngươi phát quân lương. Những vị cựu thần kia không có cách nào khác, mặc kệ đám binh lính dưới tay mình cướp bóc thương gia gia đình giàu có và gia đình nhà nông để kiếm quân lương.
 
Lại tăng thêm người nông dân nhìn trời ăn cơm, một năm mưa gió không thuận hòa. Bởi vậy một năm kia thường có người bán nhi bán nữ, hài tử vừa sinh ra cũng có người vì nuôi không nổi nên vứt bỏ không cần. Bởi vì nguyên nhân này nên cũng không có ai hoài nghi thân phận hài tử Hứa Hưng Xương ôm về này.
 
Hứa Hưng Xương lấy cho hài tử này cái tên, coi hắn như là nhi tử nuôi dưỡng bên người. Nuôi đến năm mười tuổi, xem chừng hắn cần phải biết chuyện rồi. Ông đã lấy hết tất cả những thứ hắn mặc đeo trên người vào lần đầu tiên nhìn thấy hắn năm đó ra cho hắn xem. Còn nói cho hắn biết chuyện người nam nhân đã chết lúc đó, hỏi hắn sau này có muốn tìm thân thế của mình, tìm phụ mẫu thân sinh của mình hay không.