Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 8: Làm việc nhóm

- Anh Minh, anh cầm lấy số tiền này, xoay sở kiếm được càng nhiều gạo càng tốt. Mặc dù bọn mình không cần quá nhiều rượu để làm chất thử, nhưng lại cần gạo để ủ men cho cỏ. Càng nhiều càng tốt nhé!- Kiệt cẩn thận giao tận tay ông anh trai mình những đồng tiền cuối cùng còn sót lại của cả nhóm từ vụ mua bán máy bơm. Ở làng này toàn là nông dân, nên có thể thiếu gì chứ không quá thiếu gạo, thành ra cũng không ai bán ai mua. Còn với người thừa gạo nhà nhà Bá hộ Đào, ông ta thường chở gạo đi bán ở ngoài, kiếm lãi cao hơn. Chỉ giữ lại phần một nho nhỏ để cho dân làng vay lúc đói kém, nhưng giá thì cắt cổ, nên không bao giờ Kiệt muốn đụng tới. Vì Anh Minh đã từng cùng mẹ đi buôn bán bên ngoài, và trong mấy tuần nữa khi mà Minh cùng mẹ đi lên chợ để buôn bán thì cậu có thể mua ít gạo, trong bí mật.

- Tiếp theo, ta cần phải khảo sát sẵn những nơi mình có thể thu gom đất. Việc này thì tất cả cùng làm, khi nào rảnh tay thì làm cũng được, vì ta sẽ cần rất rất nhiều nhưng chưa thể gấp quá được, vì ta chưa có chất thử đất. Chỉ cần đảm bảo là đất không quá cằn, không quá nhiều cát lẫn vào,… là được

- Lượng đất ta tìm được cần phải nhiều tới mức nào?-

- Không cần lo việc thừa đâu, nếu như có thể thành công, thì quy mô nuôi giun sẽ mở rộng nhiều. Nhưng giờ ta hãy bắt tay vào làm mấy thứ này đã: máy bơm nước, đường ống dẫn nước và nhà nuôi giun.

- Sao mình phải làm thứ đó vậy? Trời mưa xuân, nước thừa mà.- Đào Văn Bắc thắc mắc

- Nhưng mùa xuân đâu kéo dài mãi, mà mình thì nuôi giun quanh năm, nên cần chuẩn bị trước. Công việc nhiều lắm. Mình phải chắc nguồn nước nào quanh năm không cạn, đặt máy bơm, dẫn đường ống về gần đây. Sau đó, ta đào bể chứa nước ở gần đây để tiện tưới tiêu về sau. Còn chưa kể tới việc chế máy bơm đó, nó là công việc khó nhất đấy.- Kiệt đáp lại

- Anh Kiệt à, anh cần sắt để chế mấy cái anh gọi là ròng rọc đúng không, thứ đó khá đắt đó. Bố thắng Đặng này bán cho em mấy món đồ sắt thôi mà cũng giá cắt cổ rồi, mà toàn đồ dễ làm không à.

- Thế bố tao không phải bỏ tiền ra mua sắt, xây lò rèn à? Mày thử tự tạo sắt xem nào?- Đặng cự lại

- Thôi thôi, cái ròng rọc sắt mình có thể chế cuối cùng. Bét nhất thì dùng gỗ tạm vậy có sao đâu.

- Chắc mình đành phải làm thế thôi.

Thứ máy bơm Hoàng Anh Kiệt định làm là một chiếc máy bơm nước dùng sức gió bao gồm một cánh quạt đón gió như mấy cái cối xay gió hay tua bin điện gió. Cánh quạt lắp trên một cái trục, trục nối với một hệ thống truyền chuyển động dạng tay quay con trượt. Con trượt của hệ thống cánh quạt nối với một hệ thống rong rọc, ròng rọc lại nối với bộ truyền tay quay con trượt khác của hệ thống bơm, để lực quay của cánh quạt dù yếu vẫn đủ sức vận hành bơm. Gió thổi cánh quạt quay thì cũng làm trục quay, trục quay thì tay quay quay, con trượt chuyển động tịnh tiến, kéo hệ thống dây chạy ròng rọc, hệ thống ròng rọc tăng cường lực kéo, giúp kéo được hệ thống tay quay con trượt nối với bơm, con trượt chạy, tay quay quay, bơm nước hoạt động bơm nước lên. Nước bơm lên sẽ chảy vào đường ống Kiệt chuẩn bị sẵn, dẫn thẳng tới ruộng giun. Nhưng vì không có ống nhựa ở thời kỳ này, những ống nước sẽ phải làm bằng tre.

Những ống dẫn nước như vậy thì sẽ dễ kiếm, cũng dễ chế tạo, với mấy cây tre đủ to để làm ống, vài cây tre chẻ ra làm chân giữ, buộc lại bằng lạt tre, rồi dựng cho cân. Sau đó, chỉ cần cho nước chảy vào ống tre là được. Nhưng ống tre hở khiến cho nước không thể có áp lực nước và sức bám bề mặt trong ống, thành ra nước không thể chảy ngược lên cao, yêu cầu về địa hình của nó tương đối khó- nguồn nước phải là từ trên cao chảy xuống, chứ không thể từ dưới chảy lên.

- Bờ sông này là chỗ gần nhất rồi!- Nguyễn Quảng dẫn mọi người tới một chỗ kênh nước gần với bãi nuôi giun nhất.

- Ở đây thế quá thấp, thấp hơn chỗ mình cần tưới nước hàng mét!- Bắc lắc đầu

- Làm một cái bánh xe nước không được à! Tớ thấy mấy cái ở ruộng cao của nhà Bá hộ Đào.- Nguyễn Quảng vốn từng làm thuê cho nhà bá hộ Đào nên đã từng thấy qua những chiếc bánh xe nước bơm nước lên ruộng cao, đã nhanh chóng đề nghị

- Vớ vẩn, làm bánh xe nước thì phải có dòng nước mạnh chảy qua. Mà nước ở đây lặng ngắt à.- Chả cần có quá nhiều kiến thức, Đào Linh Chi cũng biết được nguyên lý hoạt động của một cái bánh xe nước, và nhận ra lý do không thể làm nó ở đây.

- Chi nói đúng đấy, ta không thể dùng bánh xe nước ở đây. Đồng thời cũng không thể dùng cái bơm cũ nữa. Ta phải xếp hệ thống dẫn nước theo chiều từ cao xuống thấp, với đầu thấp nhất ở chỗ nuôi giun, cao nhất là ở đây. Cần phải đủ sức tạo dòng chảy, nên ta sẽ phải đưa nước lên đủ cao để chảy xuống.- Kiệt nói vậy để phủ định luôn cho xong, chứ thực ra còn có nhiều lý do để phủ định lắm. Và một trong các yếu tố đó là không đủ trình độ kỹ thuật thực hiện bằng mấy đứa nhóc này, còn nếu muốn thuê người ta làm cho thì thực sự không có tiền.

- Vậy bơm của mình có thể bơm lên cao bao nhiêu?- Hoàng Văn Tâm huých vai ông anh họ mình hỏi nhỏ.

- Không rõ lắm! Còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố kỹ thuật. Nhưng anh không nghĩ sẽ cao tới mức này được đâu.- Kiệt lắc đầu

- Vậy ta hãy cứ thử làm đường ống dẫn nước trước xem! Để biết phải bơm nước lên cao bao nhiêu thì cứ phải làm thực tế mới biết được!- Nguyễn Quảng đề nghị

Bàn đi tính lại, Kiệt cũng thấy rằng muốn biết phải bơm nước lên cao thế nào thì phải làm ống dẫn nước trước đã, nên cùng cả nhóm đi làm luôn.

Những cây tre được chọn không có cây nào được to như mong muốn, vì bọn nhóc như Kiệt đâu có quyền gì mà chọn cây tre to. Ở làng, tài nguyên hạn chế, tre là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá: tre già làm cọc, lạt tre để buộc, tre nhỏ làm giàn, lấy măng,… nên dù tre mọc thành từng bụi tự nhiên, nhưng ở gần nhà ai thì người nhà đó ra đánh dấu chủ quyền hết, đừng hòng mà chặt tự tiện.

Những ống tre bị mỏ một phần nhỏ chạy dọc theo thân để Kiệt và bạn bè dễ dàng dùng dao phá bỏ những khúc ngăn giữa các đốt tre, khiến những ống trẻ trở thành một đường ống thông suốt. Cả bọn cũng không làm nhiều, tránh lãng phí.

Đầu tiên, Kiệt định nối thẳng ống dẫn tới bãi nuôi giun, sau đó chế một hệ thống dẫn nước đi đều khắp bãi nuôi. Ống nước một đầu chĩa vào bãi nuôi, đầu kia được treo trên một sợi dây buộc trên một ba chạc làm từ 3 ngọn tre nhỏ- tuy nhỏ như được buộc cẩn thận, rất chắc. Một chiếc ống tre khác cũng được buộc một đầu vào cái ba chạc đó, có điều buộc lên cao hơn ống trước một tí, để nước có thể chảy xuống. Đầu kia của cái ống thứ hai được buộc ở một ba chạc khác, nhưng cao hơn để tạo độ dốc. Cứ thế, bọn trẻ lần lượt buộc từng ống tre dẫn nước một cho tới gần chỗ đặt máy bơm theo kế hoạch.

Không làm không biết khó, làm một thôi một hồi, quyết định rằng cả bọn sẽ phải làm lại được đưa ra. Quá cao, đó là những gì mà bọn nhóc thấy. Chiếc ống tre cuối cùng cách mặt nước tới tận 4 mét, lực bơm sẽ không bao giờ đủ.

- Hay ta để độ dốc thấp thôi!- Bắc đề nghị. Ý tưởng của Bắc thì đơn giản lắm, muốn hạ độ cao đầu thì hạ dần độ cao tất cả, từ cuối lên. Thậm chí Bắc còn cho rằng có những ống tre nên để nằm ngang, vì những ống trước và sau nó đã có độ dốc để tạo lực cho nước chảy rồi.

- Nhưng tôi chỉ sợ không đủ lực để nước nó chảy thì bỏ mẹ. Lúc ấy làm lại có mà chết.- Tuy là bạn của Bắc, tính cũng là dạng khôn lỏi, nhưng La Khang cũng thấy rằng việc phải làm đi làm lại nếu không đạt yêu cầu là điều chắc chắn rồi, nên không dám tán thành kiểu làm chụp giật như thế.

- Đủ mà! Lực nước sẽ tự đẩy.- Bắc vẫn kiên quyết bảo vệ ý kiến bản thân mình.

- Vớ vẩn? Đẩy cái gì mà đẩy. Ông đừng quên rằng nước mình bơm không quá nhiều, nên lực chảy là không ổn định à. Hơn nữa anh Kiệt cũng bảo là ống mình hở nên áp lực của nước chảy trong ống không có, phải dùng lực chảy của nước là chủ yếu. Nên không cẩn thận là nước không chảy được mà tràn ra đó.- Dẫu cho Bắc có là em họ mình, Chi cũng không dám tán thành, cô kiên quyết phản đối.

- Tràn ra thì không tràn ra được…- Kiệt đột nhiên nói

- Thấy chưa, lo hão!- Bắc nghe vậy liền nhơn nhơn liền.

- Nhưng có thể chảy ra đầu còn lại. Khi bọn mình phá những lớp ngăn giữa thì quen không để lại một lớp ở trên, nếu để tre ngang ra mà lực chảy không đảm bảo, nước sẽ dàn đều ra hai bên, và chảy ra đầu mình không mong muốn. Mà chảy ra đầu ấy thì nhanh hơn, dễ tạo dòng hơn nên một khi xảy ra là không cản được, phải tháo ra buộc lại từ đầu.- Kiệt đợt Bắc nói xong mới chốt hạ câu cuối. – Cho nên ta phải thử nghiệm

- Thế! Đã bảo cứ làm an toàn đi, đừng lười!

- Có điều ta nên thử một chút. Ta sẽ cố gắng làm sao để tất cả các thanh tre vẫn có độ dốc, nhưng độ dốc sẽ nhỏ thôi, và độ dốc nhỏ nghĩa là không được để nó nằm ngang đấy nhé. Sau đó ta thử cho nước chảy xem thế nào

- Tại sao phải thử, anh chẳng nói là…

- Thực tiễn là thước đo chân lý. Ta cứ thử đã, không mất mấy thời gian đâu.

Những ống dẫn nước được xếp lại sao cho có nghiêng, nhưng nghiêng ít nhất có thể, rồi dùng dây buộc thật chắc, sau đó bọn nhóc xách nước đổ vào phần đầu dẫn. Mọi người chia nhau giám sát các phần của ống tre, nhất là những đoạn nối, xem nước có bị chảy tràn nhầm hướng. Việc thử- sai và sửa lại là điều có thể dùng để khái quát công việc của cả bọn lúc này. Hơn 15 cách làm khác nhau được thử nghiệm, hơn 4 ngày ròng rã tháo ra buộc lại, thậm chí cãi vã liên tục về cách đặt thế nào cho đúng, cuối cùng thì công trình mà Kiệt cần đã hoàn thành.

Nhưng nó cũng đã có nhiều chỉnh sửa để hợp khả năng của cả bọn, đó là không trực tiếp dẫn nước vào tận bãi nuôi giun, thay vào đó là dẫn tới một bể nước. Nguyễn Quảng là người có công đầu khi đề nghị làm vậy.

- Tại sao ta cứ nhất định phải dẫn nước lên tận đây. Hãy làm một bể đựng nước ở dưới thấp, ta có thể hạ được độ cao của hệ thống ống dẫn nước xuống. Hơn nữa chỉ cần bố trí bể ở gần là ta có thể tự múc nước lên tưới. Có bao nhiêu xa xôi đâu!

Câu nói ngay lập tức gỡ rối cho tất cả, và với việc ống dẫn nước hạ thấp xuống gần 2,5 m, việc bơm nước bằng máy bơm trở nên dễ đến không ngờ. Công việc giờ đây chỉ còn là lắp đặt chiếc máy bơm chạy bằng sức gió là được