Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 59: Kế hoạch sơ tán
Thông tin mà Vũ Lê cùng các thủy thủ may mắn sống sót đem về giống như một hòn đã ném xuống mặt hồ lặng, sóng gợn lên cực nhanh và nhiều. Chẳng mấy chốc mà sự khủng hoảng đã lan ra khắp toàn thể làng Hồng Bàng. Hải tặc có thể là một khái niệm không rõ ràng, nhưng những gì nhóm Vũ Lê kể lại với con mắt nhìn trực quan thì quá mức kinh khủng. Cả làng bật đuốc sáng bừng, mọi người nháo nhác, và Chà Và Hương thì cười thầm trong bụng, bọn dân đen ngu xuẩn bì sao được với kế sách của thuyền trưởng chứ hả. Thấy mọi chuyện đã đúng như dự kiến, tên cướp biển này liền an tâm đi nghỉ. Để diễn cho thật nhất, hắn cũng bị một trận đòn đau, với cả phải chèo thuyền nhỏ chạy gấp, nên giờ ê ẩm cả người, phải nghỉ ngơi thôi.
Chà Và Hương đi nghỉ mà không biết rằng, kế hoạch của chúng chỉ mới làm được một phần nhỏ, và sẽ gần như không đạt hiệu quả mong muốn, do chúng đã không tính tới việc có một kẻ mang được kiến thức về chiến trận đang có mặt trong làng: Hoàng Anh Kiệt. Lúc này, một cuộc họp gấp được bố trí, có sự tham gia của 3 họ Hoàng, Đào và Đỗ, trưởng làng, các cụ tiên chỉ, cùng trưởng họ một số họ nhỏ khác. Tất cả đều gấp rút tìm biện pháp giải quyết vấn đề cướp biển tấn công.
- Ta mau cho người chạy gấp đi báo với quan quân đi, may ra còn kịp.- Đỗ Bá Xuyên lập tức nói
- E rằng không kịp đâu!- Kiệt lắc đầu- Nhưng cứ báo đi.
- Có gì mà không kịp chứ? Rõ ràng bọn chúng vừa mới vô tình bắt được thuyền của bọn Vũ Lê, giờ này còn phải quay về báo cho những thuyền khác, tập hợp e rằng cũng phải mất ít lâu, nếu như ta có thể…
- Vũ Lê và những người thủy thủ khác chạy về báo tin cho ta tuy rằng khiến ta bớt bị động khi chúng tập hợp lực lượng lớn tới đánh úp, thì rõ ràng cũng đánh động chúng. Chỉ e con thuyền kia giờ cũng đã trên đường đến đây.
- Trên thuyền chỉ có 50 tên, làng ta có trên 2000 người, sao phải xoắn.
- Làng ta có hơn 2000 người, nhưng đâu có biết chiến đấu, đánh trận thế nào. Bọn hải tặc mà đánh vào, chúng tìm cách lẻn đi đốt nhà, đốt kho thóc, đốt chuồng trại, … tất là chúng ta rối loạn trận tuyến. Đã thế chúng có hỏa mai, hỏa pháo, sát thương không phải tầm thường, nếu ta mà liều thì kết quả là thương vong vô số. Mà dù ta có giữ được thế trận trong hôm nay, chúng vẫn còn ít nhất 4- 5 ngày nữa để đánh ta, vì trong thời gian này quân đội từ huyện chưa thể nào xuống kịp, mà làm sao ta cứ đề phòng nghiêm ngặt được lâu vậy. Thế nên, chúng tới đánh ta như là kẻ thức đánh người ngủ, ta đánh với chúng như người tay không đánh với kẻ cầm dao.
- Vậy thì rút lui thôi.- Những người nghe họp khác nghe Kiệt nói thì cũng nhụt chí dần và bàn tới chuyện rút chạy- đúng như ý của bọn cướp biển mong muốn
- Cháu đã nói hết đâu. Ta phải vừa rút vừa đánh chặn, tạo điều kiện di tản nhân lực vật lực. Bọn chúng nếu đánh vào quá dễ, tất nhiên sau khi cướp được đồ cần cướp, sẽ quay sang đốt phá. Ta mang được cái gì đi để hạn chế bị đốt phá được là tốt nhất. Mà thời gian cho ta không quá ít đâu, biển ở làng ta không đủ để thuyền chúng vào, chúng tất phải đi thuyền nhỏ, đây là một khoảng thời gian có thể tận dụng. Thế rồi, ta lập phòng tuyến đánh chặn chúng ngay đây, tranh thủ thời gian cho bà con mình sơ tán. Đợt đầu này chỉ có chừng 50 tên, ta cứ cố giữ, đến khi những thuyền cướp biển khác mà tới, là ta rút. Khi đó, của cải mà ta cần chuyển đi cũng sẽ là tương đối rồi.
Từ những gì Kiệt phân tích ra, mọi người trong làng dần bình tĩnh ngay. Và khi mọi người đã bình tĩnh và làm mọi thứ có lớp có lang, thì hóa mọi việc rất đơn giản. Đầu tiên, mọi người được hướng dẫn việc vận chuyển những đồ tối quan trọng, đảm bảo việc ăn mặc trong vòng 10 ngày- đây là thời gian để lính từ huyện thị Sơn Hải đi xuống đây. Tiếp đó, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc người yếu, bệnh, trong đó có cả những thủy thủ như Vũ Lê được vận chuyển đi trước, tới làng Thụi để tạm lánh. Đây là những người có khả năng bị tổn thương nhất, và sẽ dễ thành điểm yếu để bọn hải tặc khai thác khi đánh tới. Làng Thụi dù gì cũng có quan hệ với đám cướp biển, chúng sẽ nể nang, hơn nữa làng Thụi và làng Hồng Bàng cũng xa xôi, trừ phi quyết tâm diệt làng Hồng Bàng, nếu không bọn cướp chả có lý do gì mà tới đó. Trong hành động này, với ý nghĩ nhân đạo và đầy tính toán đó, vô tình, Kiệt đã khiến tuyến tình báo của địch là Chà Và Hương bị cách ly, mất tác dụng.
Với những người còn lại, trung niên, thanh thiếu niên nam nữ cũng những phụ nữ khỏe mạnh, sẽ được trưng dụng làm công viện sơ tán tài sản. Họ nhanh chóng chôn giấu tài sản ra nhiều chỗ, tránh mất sạch. Tất cả các vị trí chôn giấu được thống kê cẩn thận, vẽ bản đồ, phân làm nhiều phần đem đi luôn. Còn với tài sản không thể vận tải như đất đai vườn tược, một vài kho thóc gạo hoặc quá cồng kềnh như giường, tủ, trâu bò lợn gà, bình gồm, bát đĩa quý, đồ sứ đẹp,...họ lập tức làm vài dây đánh dấu cho chúng, rồi để yên đấy. Bọn kia nếu có tới cũng sẽ không thể cướp tất, nếu chúng quyết phá hết đốt sạch thì coi như mất trắng, nhưng như thế cũng khiến bọn nó phải phân tâm, không vì mất hết mà ham đuổi dân làng và chuyển sang giết chóc để cho hết giận vì không cướp được gì. Thôi thì của đi thay người.
Cuối cùng, là tới việc chọn một đội chặn cướp biển. Kiệt cùng mọi người đều lấy là những thanh niên trai tráng khỏe nhất hoặc người chưa quá 35 tuổi và tự nguyện làm việc này. Đây là việc nguy hiểm, thương vong là không thể thiếu, cho nên phải tự nguyện, và Kiệt cũng không giấu nguy cơ chết, bị thương, bị bắt, bị tra tấn với tất cả, để họ chuẩn bị tinh thần trước, dù biết làm thế sẽ khiến người ta sợ hãi. Dù vậy, vẫn có tới 100 người, và không chỉ họ, mà còn những người thân cũng rất ủng hộ việc này, thậm chí nhiều người vợ, người mẹ khuyên con ở lại, nhiều đứa trẻ cũng muốn tham gia, nhưng ngoại trừ Kiệt thì không đứa nào được phép ở lại.
- Tao khác bọn mày, tao có kiến thức hơn. Chúng mày ở lại dễ bị bắt. Nếu chẳng may khai điều gì ra thì toi cả làng. Mà không khai không được đâu, bọn hải tặc giỏi trò tra tấn lắm. Nhưng chúng mày không phải không có nhiệm vụ, hãy giúp đỡ việc vận chuyển tài sản và tổ chức di tản, bọn mày làm tốt việc đó lắm mà.
- Bọn tao nhất định không phụ lòng mày đâu.
- Đợi bọn tao lớn lên, sẽ không bao giờ rút đi như này nữa.
Kiệt vẫy tay chào cả lũ bạn, rồi quay lại làm việc với đội cầm chân cướp biển. Dù đã xác định là không đánh lại, nhưng vũ khí không thể thiếu, họ gom hết những thứ có thể làm vũ khí, cộng thêm vài thứ Kiệt nhớ tới từng biết ở thế giới trước đây để tự chuẩn bị gồm khiên bện rơm- khi vào trận thì đổ thêm nước để chống tên đạn, gậy tầm vông vót nhọn, hoặc rìu, dao rựa, dao bầu.
Kiệt phân họ ra các đội riêng, mỗi đội 20 người, không đội nào được biết nhiệm vụ của đội nào, nghe xong nhiệm vụ là đi ngay. Trận đánh này vì là toàn dân lành, không quen trận mạc, nên muốn chặn được thế của cướp biển thì phải liên tục khiến chúng bị bất ngờ, nghi ngại khi tiến lên. Muốn thế phải giữ bí mật thật tốt những gì họ sẽ làm. Đôi khi trong trận chiến, một vài người sẽ bị sơ sẩy, bị bắt, và dân thường sẽ không đấu nổi sự tra tấn mà lũ cướp biển, họ sẽ khai hết. Muốn bí mật được đảm bảo, thì chỉ có là không cho họ biết.
Đội thứ nhất phục kích gần bãi biển, họ có nhiệm vụ cầm theo cái Atlatl. Cấu tạo của Atlatl khá đơn giản, bao gồm một thanh gỗ hoặc cành cây và một mũi tên có thể móc vào đầu thanh gỗ. Mũi tên của Atlatl thường khá dài, dài hơn tên của cung tên.
(Atlatl hoạt động tựa như một cánh tay nối dài, cho phép người sử dụng có thể "ném" mũi tên đi xa hơn nhiều lần. Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của Atlatl đó là độ đàn hồi. Nếu mũi tên có độ đàn hồi tốt, thì khi mũi tên sẽ bị bẻ cong trong thời gian "ném", khiến cho nó phong đi từ điểm nghỉ như một chiếc lò xo bị nén mạnh. Đây là lý do mũi tên của Atlatl thường được làm bằng vật liệu có tính đàn hồi tốt. So sánh với lao là loại vũ khí ra đời trước, thì Atlatl có nhiều ưu điểm hơn. Atlatl gọn nhẹ và tiện lợi hơn lao, đồng thời mũi tên của Atlatl có thể đạt tốc độ 160km/h vượt xa tốc độ của lao.)
Họ xếp đội hình thành hai hàng, theo hình chữ V, cùng nhắm những mũi lao vào vị trí giữa, để khi ném mũi lao kia đạt hiệu quả hỏa khí phân tán hỏa lực tập trung. Đồng thời, trước mặt họ một khoảng nửa mét, còn một ít chông gỗ được cắm, để nếu có kẻ nào muốn xông tới, họ sẽ kịp chạy trong khi đối phương dẫm phải, hoặc kịp ném cho đối phương một phát nữa để kết liễu đối thủ nếu đủ gan.
Đội thứ hai được giao nhiệm vụ là cầm vũ khí lẩn vào các khu nhà chung quanh, phục kích. Thứ họ cầm theo là atlatl và ống xì đồng hay ống thổi phi tiêu. Phi tiêu là những thanh gỗ vót nhọn, đầu bôi cứt. Nếu bị cắm trúng thì không vui đâu. Sau khi bắn trúng mục tiêu, họ sẽ lẩn nhanh theo đường đã vạch sẵn, không chạy ở đường mà nhảy qua các bờ rào đã bị đục bớt.
Đội thứ ba khiên tủ, bàn ghế ra vứt giữa đường làm chướng ngại vật. Thỉnh thoảng, họ đào hố cắm chông để xem đứa nào bất cẩn nhảy qua biết chút mùi vị. Đây cũng là lý do đội hai không được đi ở đường làng, tránh đạn lạc.
Đội thứ tư đi rải chông ở hướng từ bờ biển men ra đường đi làng Thụi. Chông của họ cắm thành bãi lớn, cắm lộ thiên, mũi chông to và có sự hỗ trợ từ nhiều người nhất. Cắm chông rồi, họ thủ sẵn trên tay những cây atlatl và chai cháy từ cồn rượu tinh chế. Những thứ này mà ném vào thì bọn kia ắt biết mùi.
Đội thứ năm, đội cuối là người do Kiệt phụ trách, là những người sẽ theo cậu làm nhiệm vụ trinh sát tình hình, đánh du kích, dọa nạt và khiêu khích địch.
Những thứ Kiệt làm chính là bắt chước lại một phần kế hoạch sơ tán nhân dân Hà Nội và đánh cầm chân thực dân Pháp vào tháng 12 năm 1946, mở đầu cuộc kháng chiến 9 năm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với thực dân Pháp. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của quân và dân Việt Nam với thực dân Pháp, và bất chấp những yếu thế về trang bị vũ khí của người Việt, quân Pháp vẫn chẳng thể giải quyết trận chiến nhanh như họ mong và tưởng vậy.
- À, tìm cho tôi Đỗ Bá Xuyên và Bá hộ Đào Văn Xuân cái.
- Kiệt, cháu tìm bọn ta.
- Hai người cầm theo túi bạc vụn này.- Kiệt nói tiếp- Nếu như tình thế khẩn cấp, hãy ném nó ra cho bọn cướp nhặt. Còn người còn của các bác ạ.
Nghe Kiệt nói, hai người giàu kia cũng phải giật giật cơ mặt, ném tiền cho kẻ cướp nhặt để chạy thoát ư, thật sự quá điên rồ. Họ tự nghĩ không biết tình huống đó xảy ra thật họ có làm nổi không đây.