Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

C 114: Trận chiến ngành dệt

Với sức mạnh máy móc, cùng một lượng nhân công lại cho phép tạo ra nhiều sản phẩm, giá thành các sản phẩm giảm nên giá dễ thương lượng, điều này làm các thương nhân buôn vải bắt đầu chú ý tới Xưởng Dệt Hồng Bàng- tên chính thức cho thương hiệu. Là người xuyên không, sống ở thế kỷ 21, Kiệt rất hiểu vấn đề xây dựng thương hiệu sẽ ảnh hưởng thế nào tới việc kinh doanh. Tất nhiên không phải là người thời này không hiểu, nếu thế đã không có những thứ nổi như Nữ Nhi Hồng, kiểu kiểu vậy. Có điều chú trọng khâu thương hiệu ngay lúc bắt đầu là thứ ít ai nghĩ tới. Xưởng Dệt Hồng Bàng- đơn giản, dễ hiểu, chưa đụng hàng lại chú trọng quảng cáo thêm cho làng Hồng Bàng nữa chứ. Nếu có người nghe qua và tìm hiểu, chắc chắn họ sẽ biết thêm về làng Hồng Bàng và những ngành sản xuất của nó. Thế là quảng cáo trá hình luôn.

Xưởng Dệt Hồng Bàng ban đầu cũng chỉ có lợi thế nho nhỏ, dù sao tiền đổ vào cũng ít, làng Hồng Bàng làm ăn chưa lâu, tích lũy không dày, đám Chu Văn Bàn là con thứ trong nhà, tiền có được ít, các khoản tiền cần lo cho thời kỳ đầu tiên quá nhiều, nhất là vấn đề cơ sở hạ tầng. Nhưng sau sự giúp đỡ cua Mai Diễm cùng những người bạn, tất cả những khó khăn đồng loạt tan biến.

Tiền đổ vào nhiều giúp tái sản xuất, mở rộng nhà xưởng, công nhân, mua nguyên vật liệu để sản xuất. Không những thế, do thân phận của Mai Diễm và những người bạn của cô ta- đều là tình nhân, vợ lẽ của quan lại toàn Châu Nam Bình, Kiệt không ngu gì mà không dùng lợi thế này.Thế kỷ 21, quan ông thanh liêm, quan bà, quan cậu chỉ định thầu kiếm lãi ngàn tỷ. Châu Nam Bình này, những việc cần tới vải dệt trong quan trường không hiếm, đơn cử như quần áo phát cho nhân viên cấp thấp, hay quần áo cho tù nhân,... đều là những nguồn tiêu thụ cực kỳ lớn.

Số lượng hàng lớn, trong cái thời kỳ mà sự tiêu thụ của người dân vẫn còn khá cơ bản kiểu ăn no mặc ấm thì đã khiến thị trường được ăn no, khó nhồi nhét thêm nhiều hàng. Đi đôi với việc Xưởng Dệt Hồng Bàng kiếm được lãi, thì những nhà dệt vải đay của Châu Nam Bình đang lỗ nặng nề. Vấn đề là do làm việc khá thủ công, cứ một người dệt phải kéo theo hơn chục người kéo sợi, thì số lượng nhân công phải dùng và phải nuôi rất lớn. Bóc lột có nhiều hơn nữa, giảm tiền ăn uống thành kiểu ăn cho no bụng thôi cũng chả thể giúp họ hạ được giá thành sản phẩm. Giá vải đay không dùng máy móc cao hơn vải đay dùng máy là 5 hào một thước vải- nhân lên hàng ngàn thước mà các nhà buôn lớn mua sẽ là số tiền lớn ra sao. Các nhà buôn lớn, tiệm may chả dại gì mà không tìm tới Xưởng Dệt Hồng Bàng đặt mua vải đay. Tình hình này khiến lợi nhuận giảm sâu. Tư bản ham lợi, từng có câu nếu lợi nhuận đạt tới 300% thì tư bản có bị treo cổ cũng không sợ mà, nên những kẻ làm giàu nhờ ngành dệt vải đay quyết tâm phải giành lại được thị trường, khôi phục việc làm ăn.

Dẫn đầu đoàn này là Lã Xưởng, ông chủ của xưởng dệt lớn của huyên Thanh Khôi, huyện trồng đay lớn nhất Nam Bình, cũng là nới có nhiều xưởng dệt vải đay nhất. Trong tay ông ta có 300 nhân công ngày đêm làm việc, tay đấm thuê mướn về để giữ trật tự cũng phải 50 tên. Không chỉ có xưởng dệt to, nhân công nhiều, tay đấm không thiếu, Lữ Xưởng còn có sự chi viện của Trần Minh- một điền chủ trồng đay, là anh vợ của hắn.

Lực uy hiếp này khiến mọi thành viên của Xưởng Dệt Hồng Bàng rất cẩn trọng đối đãi. Hai bên tổ chức gặp mặt, ban đầu đám Chu Văn Bàn cũng hết lòng ngọt nhạt, nhưng ngay khi đám Lã Xưởng kêu Xưởng Dệt Hồng Bàng hãy ngưng việc bán giá thấp và bán với số lượng lớn như hiện tại, trả lại thị trường về như cũ thì đám Chu Văn Bàn liền biến sắc. Tất nhiên, Xưởng Dệt Hồng Bàng không đồng ý. Kiệt chưa phát biểu câu nào, đám người Chu Văn Bàn đã nhảy dựng lên rồi. Mẹ, họ bỏ tiền bỏ của, thậm chí bỏ cả công sức để đi làm vụ này, mãi tới giờ mới có ăn, chưa hưởng ngon ngọt được bao lâu thì phải dừng lại, ai chịu nổi. Đáp lại, các chủ xưởng dệt buông vài câu nói dọa nhẹ, rằng nếu bên đám Kiệt và Bàn cứng đầu, họ sẽ khó mà sống yên được. Câu nói như đổ thêm dầu vào lửa, khiến đám nghé con như Chu Văn Bàn thêm giận dữ. Bọn nó cũng là loại có sừng có mỏ, liền nói rằng có giỏi thì tới mà đánh xem.

Nhìn cảnh các bên đập bàn hò hét, Kiệt phải đứng lên làm công tác hòa giải. Không phải Kiệt bình tĩnh hơn như đám người Chu Văn Bàn, bị người ta tới yêu cầu ngừng sản xuất để đổi lấy bình yên là không thấy giận. Con mẹ nó chứ, tất cả mọi thứ là do mình làm mửa mật ra để được như bây giờ chứ có phải từ trên trời rơi xuống đâu. Việc họ không cạnh tranh nổi, là do bọn họ yếu kém, phải chịu, giờ định giở trò lấy thế ép người. Nhưng mà Kiệt ở thế kỷ 21, thế giới cũ cũng thấy nhiều, đọc nhiều, nên không còn thấy tức quá, cậu đưa ra một đề nghị là hợp tác.

- Xưởng dệt của các vị bị lỗ nặng là do phải nuôi quá nhiều người, đặc biệt là công đoạn làm sợi. Mà hiện thì bên cháu việc làm sợi rất dễ, làm ra nhiều, lắm khi phải hạ công suất để bên dệt sợi có thể làm kịp, ta có thể hợp tác, bọn này kéo sợi rồi bán lại cho các vị, so với giá thuê nhân công, giá mua sợi từ tay bọn ta nhất định rẻ hơn. Chuyện này nói chung là hai bên cùng có lợi.

- Hừ, bọn ta không tới để thương lượng với mấy tên nhóc các người. Khôn hồn, thì tự mà liệu đường kiếm ăn khác đi.

- Vậy thì cũng khó quá rồi. Bọn tôi thực sự tuy không có biết tường tận các vị đây, nhưng hiểu một việc là các vị ắt cũng lắm chỗ dựa vững chãi, tiền tài như nước, tay đấm cũng không phải là thiếu. Có điều, bọn tôi sợ các vị một, lại sợ mấy anh chủ nợ mười.- Kiệt vẫy tay bảo Trần Phương Nhung đi lấy sổ nợ ra, và đọc cho mấy tay kia nghe. Sổ nợ này không phải sổ nợ mấy tay như Thái Chí PHú hay Lương Vũ Phong, mà là sổ ghi các khoản đầu tư của đám người Mai Diễm cùng với thân phận của họ.

Nghe Trần Phương Nhung đọc rành mạch từng cái tên, thân phận kèm theo, số tiền góp vào, lãi chia hàng tháng, đám người kia nhìn nhau một hồi, xì xào bàn bạc. Số tiền đóng vào của mấy người phụ nữ này là lớn chứ chẳng đùa, mà họ thì lại là toàn những người tình, vợ nhỏ thậm chí cả vợ lớn của mấy ông quan, đụng vào khiến vụ làm ăn này đổ bể thì chỉ e rằng đám mình cũng không hay ho gì. Đã vậy, Kiệt cũng đưa ra một cuộc hợp tác làm ăn đầy thành ý. Quả thực, vấn đề tiêu hao tiền của lớn nhất chính là phải nuôi nhiều công nhân kéo sợi, giá vải không thể không đội cao. Nếu giá kéo sợi giảm đi, họ cũng có thể giảm phần nào giá vải, tuy vẫn còn nhiều chênh lệch với đám Xưởng Dệt Hồng Bàng này, song số lượng của họ vốn là lớn hơn, quan hệ rộng rãi, đủ để kiếm lời.

Hai bên nhanh chóng bắt tay làm hòa, tới lúc này đám Chu Văn Bàn mới thở phào nhẹ nhõm. Quả thực vừa này giận quá mất khôn, dám chửi bới đám người kia, bây giờ ngẫm lại, bên kia toàn hổ báo cáo chồn, nó mà làm thật thì bên mình chỉ có thiệt.

- Mấy ông nghĩ đơn giản quá rồi!- Kiệt gấp lại sổ sách, đứng lên nói một câu như vậy, làm cả đám Chu Văn Bàn phải lo lắng nhìn cậu

- Ý Kiệt là chúng sẽ tìm cách hại ta ư?

- Chắc chắn luôn, thậm chí, chúng sẽ cố tìm cách biến nhà xưởng của ta thành nhà xưởng của chúng ấy chứ? Mình xây nên trong gian khó, chứ vận hành nó dễ ợt à.

- Mẹ, đừng hòng bọn này chịu lép thế.

- Muốn không chịu cảnh đó thì từ nay ta cần phải chuẩn bị thêm vài đường hướng nữa, nhưng trước mắt hãy cứ là đề phòng chặt chẽ, ngày đêm đề cao cảnh giác với đám người Lữ Xưởng. Các hợp đồng làm ăn giữa ta và họ nhất nhất phải kiểm tra kỹ, không được để tạo ra một lỗ hổng nào. Tiếp đó, các ông nhờ người nhà nghe ngóng dùm xem đám kia có hành động đặc biệt nào không, để sẵn sàng đề phòng. Hơn nữa, ta cũng phải đôn đốc nhân công, quản đốc kiểm tra xưởng dệt, đề phòng kẻ gian phá hoại hay bị gài vật phẩm bât hợp pháp. Trước mắt cứ thế đã.

- Có câu rình để ăn trộm ngàn ngày thì được, phòng kẻ trộm trăm ngày khó khăn, không lẽ cứ phải tập trung mãi!- Chu Văn Bàn than thở

- Đúng thế!-Mấy người còn lại phụ họa. Bắt họ phải ngày đêm kiểm tra mọi thứ như thế quá là hành tội họ rồi

- Việc này tôi vẫn đang rất là suy nghĩ, quả là ta với họ chênh lệch quá nhiều, phòng thủ cẩn mật là cách duy nhất.

Kiệt an ủi họ vậy đã, có điều, chính bản thân Kiệt cũng có suy nghĩ riêng. Có một đối thủ mạnh cũng là một điều hay, nó sẽ là động lực ép cho mọi người phải nghiêm túc làm việc, kỷ luật hơn. Hiện tại, với những thành tựu đạt được, tiền bạc rủng rỉnh, từ cấp lãnh đạo tới quản đốc và cả nhân công, nhiều người đã bắt đầu tự thả lỏng, Kiệt có nhắc nhở qua nhưng chưa ai thay đổi. Ví dụ như việc kiểm tra hợp đồng mua bán rất qua lao, quản đốc thì không còn thường xuyên lượn đi kiểm tra hoạt động của công nhân, kiểm tra tận tay các sản phẩm như trước nữa, nhân công thì hay không còn chú ý từng chút khi làm việc, từ vệ sinh máy móc, kiểm tra sản phẩm mình làm để tránh lỗi hoặc như tinh thần làm việc của nhân công không còn hăng say.

Quả nhiên, để ứng phó trước mối nguy bên ngoài, đặc biệt là do việc Xưởng Dệt Hồng Bàng lo phần kéo sợi và bán chúng với giá phải chăng để những xưởng dệt khác dệt vải, mọi sản phẩm từ kéo sợi tới dệt vải nhất nhất được chú trọng. Phần kéo sợi không chú ý dễ bị bắt phạt, không kiểm tra chú trọng trước khi giao hoặc làm công tác bàn giao, dễ bị ăn vạ, hợp đồng kiểm tra không kỹ thì có nguy cơ lật lọng mất trắng tiền,... Phần dệt làm không tốt thì hàng không cạnh tranh được khi mà các xưởng kia kỹ nghệ dệt đều trải qua thời gian dài tôi rèn, sản phẩm đạt chất lượng cao, bên Hồng Bàng trước còn thắng nhờ giá cả, nay giá cả chênh không lớn, vấn đề sản phẩm phải coi trọng, không là không bán được hàng.

Với sự cẩn trọng như thế, Xưởng Dệt Hồng Bàng đã kéo dài thời gian hòa hoãn của họ với đám Lã Xưởng được thêm 4 tháng. Đám người Lã Xưởng vốn luôn coi Xưởng Dệt Hồng Bàng là đối thủ cạnh tranh, ngại cái uy của những bà vợ lẽ, nhân tình kia nên họ không đánh trực diện: cho người phá xưởng, cướp hàng,... mà phải làm trò xấu: gian lận hợp đồng mua bán, ăn vạ sản phẩm, đánh lỗi sản phẩm đòi bắt đền,... hòng làm tự Xưởng Dệt Hồng Bàng phá sản. Ấy thế mà, sự cẩn mật từ những người làm việc ở đó từ trên xuống dưới đã là mọi ý tưởng rơi vào sự phá sản.

Đã thế, bọn nó còn nhân được các đơn hàng kéo sợi của họ, phát triển sản xuất thêm. Không giống như kéo sợi cho mình dệt vải, phải đợi bên mình bán xong sản phẩm mới có tiền, thì các đơn hàng kéo sợi của đám Lã Xưởng gần như luôn phải trả tiền tươi sau khi kéo sợi xong, bất chấp họ có bán được hàng hay không, nên Xưởng Dệt Hồng Bàng cứ kéo xong sợi là có tiền, mà kéo sợi bằng máy thì còn gì nhanh bằng, kèm theo đó là tốc độ xoay vòng vốn cực nhanh. Xoay vòng vốn nhanh, thanh toán các khoản nợ, trả lãi cho mấy cô vợ lẽ nhân tình hay vợ các quan lại cũng chóng, thành ra rất nhiều các bà, các cô rủng rỉnh tiền cũng bắt đầu cầm tiền tới để đầu tư chung, Xưởng Dệt Hồng Bàng càng phát triển tợn.

Đám Lã Xưởng trước sự kiện này, không thể mạo hiểm chờ bắt lỗi được, quyết định phải tất tay một chút. Họ đồng loạt mua một lượng lớn sợi kéo, nhưng ngay sau đó, lấy cớ tính toán không tốt, hiện hàng hóa đang ế ẩm, nhập sợi đay mới về dệt nên sản phẩm thì chỉ có lỗ, nên họ quyết định xin khất. Xưởng Dệt Hồng Bàng để lo được số sợi kéo, đã đặt rất nhiều tiền mua nguyên liệu, thành ra nếu không được thanh toán, chắc chắn lỗ to, mà xưởng họ có làm ra sản phẩm, chưa chắc đã bán được. Đám Chu Văn Bàn càng nghĩ càng tức, đem việc này đi kiện, song bên kia tuy cãi cọ vu vơ, chủ ý là kéo dài thời gian, để tiền của Xưởng Dệt Hồng Bàng không thể thu hồi nhanh, tạo lỗ. Cú lỗ này, chỉ e khiến họ phải mất thời gian bù đắp. Đã vậy, do ảo tưởng việc nguồn tiền chảy ào ảo, rất nhiều tiền mặt đã được dùng cho công việc xây dựng cơ sở hạ tầng để chuẩn bị mở rộng sức sản xuất. Bọn Lã Xưởng kéo dài không trả tiền, bên mình lỗ chắc. Cũng sắp tới lúc trả lãi và trả nợ các kiểu rồi.

- Mẹ nó, bọn khốn đó nhất định chơi ta rồi!

- Tôi đã bảo rồi, hãy cứ từ từ đã, các ông cứ vội xây thêm làm gì cơ chứ.

- Đừng có khi vui thì vỗ tay vào, đến khi khốn nạn thì nào thấy ai, chúng ta ai cũng đồng ý kế hoạch mở rộng sản xuất đó đó.

- Hừ.

Trong một cuộc họp đầy lo lắng, sự thản nhiên đọc các báo cáo của Kiệt dần được chú ý. Đám Chu Văn Bàn quay sang hỏi kế cậu.

- Này Kiệt, chú mày bình tĩnh thế, có kế gì rồi à.

- Gì mà bình tĩnh ở đây được, cũng đang rối lòng rối dạ đây.- Kiệt cười cười mà đáp, khiến tất cả đều lộ luôn vẻ mặt: tụi tao tin mới là là.

- Thôi mà, bọn này thực sự cần một tin tốt, chú mày có tin tốt gì chia sẻ đi.

- Được, em thì không nghĩ gì nhiều, ta hãy đi bán hàng đi, lấy tiền bán vải trả lãi và trả nợ, đồng thời tăng cường bắt đền đám kia. Trước mắt không thể làm gì khác cả.

- Nếu vậy thì quá bình thường rồi.

- Thôi, để tôi kêu đám người bán hàng tăng cường mời gọi.

- Tôi sẽ thử liên hệ mối của ta, xem xem họ còn nhận được bao nhiêu không!

Mọi người uể oải nói. Cách này thật sự không hiệu quả, vì giờ thị trường đã ăn no rồi, số người mua vải chỉ e không còn nhiều nữa, có tăng cường nhờ vả cũng chả được bao.

- Không, tìm các mối cũ là sai rồi, ta bán cho mối mới. Là những người dân thường ấy.

- Ôi trời ơi, số dân ấy thì mua được có bao nhiều chứ.

- Chưa nói họ mua nhiều hay ít là do mình hướng dẫn họ, chỉ nói thế này, họ là những người chiếm số lượng đông nhất ở mọi nơi, so với những viên quan lại hay các mối lớn của ta thì đông hơn hẳn, bán cho họ mà mỗi người một thước vuông vải, thì là hàng vạn thước vuông vải đó.

- Chà, nhưng họ mua thế nào chứ?

- Mua thế nào thì là ta phải bàn tính.

- Thế lấy ai đi chào hàng giờ.

- Toàn nhân viên của ta đi. Giờ thừa vải vóc rồi, có muốn bán cũng bán khó, cho họ dệt nhiều mà làm gì. Hơn nữa, cũng nên giải phóng số lượng sợi đay đi.

- Nhưng mà bán cho ai.

- Bàn giao hết cho đám Lã Xưởng thôi.

- Điên à? Như thế đám ấy có tới mùa quýt mới trả nợ.

- Ta không đưa sang mà giữ ở đây, đám đó cho người sang đốt là mất trắng. Không ai phòng trộm được trăm ngày đâu. Cứ vứt quách sang chỗ chúng, bảo chúng ký giấy tờ nhận bàn giao, tiền đằng nào cũng khó đòi sớm, nhẹ chút lo nào thì đỡ đi chút ấy.

Kiệt nói vậy thì đám Chu Văn Bàn cũng xuôi xuôi. Sau đó., trước sự ngỡ ngàng hoàn toàn của bên Lã Xưởng, từng đoàn xe lớn chở sợi đay chúng đặt đem tới đặt vào kho của chúng, chỉ yêu cầu xác nhận hàng đã nhận, và đảm bảo thanh toán khi đã kinh doanh trở lại. Đám Lã Xưởng chưa hiểu đầu cua tai nheo gì, mãi tới khi thấy toàn bộ nhân công Xưởng Dệt Hồng Bàng, cả quản đốc, rồi những người cầm đầu cũng đi khắp nơi rao bán vải, thì liền hiểu đối phương túng quá rồi, phải làm thế để lấy người đi làm việc buôn bán, lấy chút tiền trả nợ, trả lãi. Họ cứ thêm ôm bụng mà cười, ăn mừng chiến thắng.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, chưa tới nửa tháng, khắp nơi báo về việc Xưởng Dệt Hồng Bàng bán hàng rất đắt đỏ, đám Lã Xưởng cho người tìm hiểu thì thấy rằng bọn Xưởng Dệt Hồng Bàng đi tới từng tiệm mua vải của bên mình, tổ chức quảng cáo sản phẩm có thể dùng vải để dệt, khiến mọi người đổ xô mua vải về làm.

- Bà con cô bác cùng xem, hàng ngày ta nằm gối đầu đều bằng gỗ, nằm lên đau, nhưng không thể không có. Vậy sao ta không làm một cái gỗ vải. Như thế này- Lấy ra một vỏ cái gỗi vải- Chỉ cần may vài đường, rồi lấy quần áo cũ, giặt sạch, nhồi vào là có gối êm để nằm. Các cô các bác mua vải ở đây về may cái gối mà nằm cho êm.

- Các cô các bác cùng xem, cái ba lô này, chia ngăn cẩn thận, đồ đạc bỏ vào rất là tiện lợi. Ai có sổ sách gì, bỏ từng ngăn, không sợ lộn xộn. Khi đeo có hai sợi dây đeo hai bên thế này, có phải chia đều lực ra không. Nếu không tin thì mời các bác lên xem thử đi ạ, xem thử xem cùng một khối lượng, dùng tay nải với dùng cái ba lô này ai được hơn không ạ. Vâng, mời bác mời bác ạ. Dạ, bác thấy sao ạ. Do sức nặng chia đều hai vai, đỡ hơn phải không bác. Đấy, các cô các bác đi mua vải về dệt cái ba lô này để đem đồ đi cho tiện, nhất là người nào có việc cần mang sách vở sổ sách các thứ, rất là tiện luôn đấy ạ

Hoàng Anh Kiệt đưa ra vài mẫu đồ mới, quảng cáo tiện ích của chúng, rồi mời mọi người trải nghiệm, sau đó chỉ đề nghị họ mua vải về tự chế tạo. Người dân thường tuy rằng không dư dả, nhưng đồ thấy cần thì vẫn sẵn lòng chi tiêu, họ mua vải về mà chế tạo đồ, rẻ hơn chút ít, nên rất vui. Đã vậy, Xưởng Dệt Hồng Bàng còn sẵn sàng cho người về hướng dẫn cách may vá cẩn thận, cho nên, ai cũng tới mua vải của Xưởng Dệt Hồng Bàng.

Thấy đối phương tìm được cách tạm vượt qua, bên Lã Xưởng càng quyết đánh chết. Đầu tiên là cho người tới phá rối, Xưởng Dệt Hồng Bàng liền một mặt nhờ quan huyện các nơi, thanh niên các làng bảo vệ, mặt khác thì chuyển sang bán không trực tiếp, người dân đặt mua vải, sau đó cứ về, Xưởng cho một xe ngựa chở vải tới tận nhà, cầm vải trả tiền. Sau đó đám Lã Xưởng tìm người giả danh hoặc phá xe ngựa, Xưởng Dệt Hồng Bàng liền thuê luôn quan quân hoặc các anh cường hào ác bá lên xe ngồi cùng, vận hàng tới nơi an toàn, trả họ tí tiền. Các anh ấy vui vẻ đồng ý ngay, mà có các anh ấy đảm bảo, hàng không sợ giả, dân thì mua ngay.

Thấy không thể phá, đám Lã Xưởng bèn quyết định nhân cơ hội kiếm chác, nhảy ra đem vải bán cạnh tranh, Xưởng Dệt Hồng Bàng lại không để ý lắm, cứ mình làm việc mình. Mãi sau, khi các anh như Lã Xưởng đang hỉ hả đếm tiền, Xưởng Dệt Hồng Bàng đồng loạt tới đòi trả tiền. Họ cẩn thận mời tất cả nhân chứng ở những nơi đám Lã Xưởng bán vải tới để chứng minh là đám này đã bán vải rồi, có tiền lời lãi.

Cùng với việc kiện cáo, Trần Phương Nhung và Đào Thùy Linh cũng được cử tới gặp Mai Diễm, báo cho cô ta biết về mọi chuyện, để cô ta liên hợp với đám chị em mà tạo áp lực bắt Lã Xưởng phải nhả tiền ra. Khi trước đầu tư tiền bạc vào đó, Xưởng Dệt bị chơi một vố, tiền về chậm chễ, nên tất nhiên giờ ai cũng muốn sớm được nhận lãi, mà có làm gì khó đâu, chỉ cần nhờ đức ông chồng kiểm tra vụ này chặt là được, chứng cứ bên Xưởng Dệt Hồng Bàng chuẩn bị đủ mà.

Trước những đòn đánh như vũ bão của Xưởng Dệt Hồng Bàng, đám Lã Xưởng phải chịu thua. Xưởng Dệt Hồng Bàng nhận tiền xong, cũng không tỏ ra chế nhạo gì, trái lại còn mới đối phương cùng mình nói chuyện. Sau vụ này, đấm Chu Văn Bàn tuy thắng, cũng thấy là nếu đánh nhau thế này bên mình không sung sướng gì, hai bên cứ hóa khí sinh tài là tốt nhất.

Là bên thua, lại rất hứng thú với việc Hoàng Anh Kiệt tìm được những thị trường mới, Lã Xưởng chấp nhận lời mời liên minh. Vậy là, ngành dệt của Châu Nam Bình chính thực hợp nhất lại dưới một ngọn cờ, Liên Minh Dệt Hồng Bàng- Nam Bình.