“Anh phát hiện điều gì?”

“Chị tôi và anh ta sống ở hai nơi khác nhau, thường xuyên gọi điện thoại đường dài, nhưng tôi phát hiện chi phí gọi điện thoại của chị tôi rất bình thường, ý tôi là chi phí rất ít. Lúc đầu tôi cho rằng chị ấy dùng gói cước gì đó, sau khi nghi ngờ, tôi lấy điện thoại chị ấy nhắn tin kiểm tra thử, căn bản là không có gì cả. Không phải là không có gói cước mà là không có nhật ký cuộc gọi.

“Tại sao anh lại nghi ngờ?”

“Là do máy tính. Nhà tôi chỉ có một bộ máy tính bàn, tôi đã xem nhật ký trò chuyện của chị ấy, trong nhật ký trò chuyện với người kia thì đều chỉ có một mình chị tôi gửi tin nhắn đi. Một mình chị ấy gửi tin nhắn nhưng lại giống như có người đang nói chuyện với chị ấy, chị ấy hỏi đã ăn chưa, câu sau là tôi cũng muốn ăn món gì gì đó, đều là những câu nói kiểu hai người đang nói chuyện cùng nhau. Tôi dò hỏi qua, muốn gặp mặt người đàn ông kia, hoặc nói chuyện điện thoại cũng được, nhưng chị tôi đều cố tình lấp liếm cho qua, căn bản là không cho tôi có cơ hội để tìm hiểu. Họ đã nói sẽ sắp xếp gặp mặt ba mẹ hai bên rồi, nhưng lại cố tình kiếm cớ bị cử đi công tác, bận, không có thời gian.”

“Có khi nào là chị anh có vấn đề hay không?”

“Ý anh là bệnh hoang tưởng ảo giác sao? Không phải đâu. Chị của tôi rất bình thường, chị ấy còn giấu gia đình lén lút tới thành phố này hẹn hò với người đàn ông đó, còn muốn tìm việc ở đây, chuyển tới đây sống nữa.”

“Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh hoang tưởng ảo giác.”

“Không, không phải, chị ấy... tôi từng theo dõi chị ấy, trên cổ chị ấy có... có dấu vết của chuyện kia”

“Ý của anh là thật sự có một người đàn ông đang qua lại với chị của anh nhưng anh không nhìn thấy được người đó đúng không? Thậm chí họ còn sống chung phải không?”

“Ừm.”

“Anh theo dõi chị ấy mà cũng không nhìn thấy người đó sao? Cũng không biết nơi ở của anh ta sao?”

“Chị ấy không ở chỗ của người đàn ông đó mà ở khách sạn, cũng không ra khỏi khách sạn.”

“Anh có vào phòng khách sạn xem thử không”

“Có vào xem rồi, bởi vì xem rồi nên tôi mới cảm thấy... trong phòng không có dấu vết gì của người khác cả. Chị tôi nói anh ta đã đi trước rồi, tôi muốn đợi anh ta, muốn gặp anh ta, chị ấy lấy điện thoại ra gọi cho anh ta, tôi nghe thấy đầu dây bên kia truyền tới lời nhắn của tổng đài, báo là đã khóa máy, vậy mà chị ấy lại nói chuyện điện thoại giống như đầu bên kia có người bắt máy, chị ấy bảo rằng anh ta có việc đột xuất, không tới được. Tôi lật tẩy chị ấy, nhưng phản ứng của chị ấy thì… chị ấy nhìn tôi cứ như tôi mới là người gặp phải ma vậy. Tôi không biết nên làm như thế nào nữa…”

“Chị anh gọi điện thoại cho anh ta, vậy chắc là chị ấy có số điện thoại chứ?”

“Có, tôi ghi lại rồi này. Tôi có gọi thử rồi, khóa máy. Tôi cũng có nhờ người điều ra, người đăng ký số điện thoại này là một người bán điện thoại, mỗi này đều bán được một vài cái sim điện thoại, cái sim này không phải đăng ký ở thành phố Dân Khánh.”

“Anh có điều ra nhật ký nạp tiền điện thoại và nhật ký cuộc gọi không?”

“À…chuyện này… tôi không phải là chủ nhân số điện thoại...”

“Vậy để chúng tôi điều tra.”

“Vâng, được.”

“Anh có thể sao chép cho chúng tôi một bản nhật ký trò chuyện của chị anh và anh ta không? Tốt nhất là có thời gian trò chuyện cụ thể, và cả lịch trình chị anh và anh ta ở cùng nhau.”

“Tôi, cái này tôi không nhớ, nhật ký trò chuyện tôi cũng không không có cách nào lấy được cả, giờ chị tôi lúc nào cũng đề phòng tôi.”

“Vậy có thể cung cấp số điện thoại chị ấy cho chúng tôi được không? Chúng tôi có thể điều tra ra được thông tin này.”

“Ờ, được. Vậy làm phiền các anh rồi.”

“Không có gì. Thời gian này anh sẽ ở lại thành phố Dân Khánh hay hay phải về quê? Chúng tôi liên lạc với anh bằng cách nào?”

“Tôi phải về quê, các anh cứ gọi điện thoại cho tôi là được.”

“Vâng, vui lòng giữ liên lạc với chúng tôi. Nếu như chị anh có bất kỳ hành động gì, ý tôi là nếu chị ấy liên lạc với người đàn ông kia, vui lòng thông báo ngay cho chúng tôi.”

“Vâng, tôi biết rồi.”

Ngày 2 tháng 9 năm 2010, tiến hành điều tra số điện thoại, điều tra được nhật ký cuộc gọi và nhật ký nạp tiền điện thoại, xác định số điện thoại này được sử dụng từ ngày 18 tháng 4 năm 2006 tới ngày 5 tháng 8 năm 2009.

Đính kèm: bảng kê nhật ký cuộc gọi và nạp tiền điện thoại.

Ngày 3 tháng 9 năm 2010, xác định họ tên của chủ số điện thoại này là Lưu Dịch Bạch. Thông qua điều tra, biết được Lưu Dịch Bạch mất vào ngày 6 tháng 8 năm 2009, nguyên nhân cái chết là do tai nạn xe.

Ngày 5 tháng 9 năm 2010, điều tra người thân và bạn bè của Lưu Dịch Bạch, tất cả đều không có biểu hiện gì bất thường.

Ngày 6 tháng 9 năm 2010, liên lạc với người ủy thác, tập tin ghi âm cuộc gọi 201009061424.mp3.

“Xin chào, Anh Tô.”

“Xin chào, xin chào, có phải đã… điều tra được gì rồi không?”

“Đúng vậy, thông qua số điện thoại kia, chúng tôi đã điều tra trược người mà anh muốn tìm. Anh ta tên là Lưu Dịch Bạch, mất vào tháng 8 năm ngoái do tai nạn xe.”

“Ý anh là… năm ngoái anh ta… đã chết rồi?”

“Đúng vậy.”

“Vậy chị tôi… chị tôi... chị ấy…”

“Người nhà của anh ta không có những hành động giống như chị anh. Hiện giờ chúng tôi phải xác định xem chị của anh thật sự gặp phải ma quỷ hay là có vấn đề về tâm lý.”

“Chuyện này, phải xác định bằng cách nào?”

“Có thể sắp xếp cho chúng tôi gặp chị anh được không? Tốt nhất là có thể nói chuyện với nhau. Nếu như không được thì chúng tôi mong có thể nhìn chị anh một chút.”

“Ý anh là người của các anh có mắt âm dương sao?”

“Đúng vậy.”

“Vậy thì, vậy các anh có thể đến thành phố của tôi được không? Tôi lấy danh nghĩa là bạn bè để mời các anh đi ăn cùng với chị tôi. Tôi không muốn kích động chị tôi, tôi sợ chị ấy…”

“Được. Anh học đại học ở ngay tại quê nhà luôn đúng không? Chúng tôi có thể giả danh là bạn học đại học của anh.”

“ Đúng, đúng, tốt quá rồi, để tôi nói cho các anh biết sơ qua về những chuyện thời đại học của tôi. Tôi tốt nghiệp tại trường Đại học Đàn Hương, khoa tiếng Hoa. Chị tôi thi vào trường ở thành phố khác, chị ấy không biết rõ về những chuyện thời đại học của tôi.”

“Được, cứ quyết định như vậy đi. Đến lúc đó hy vọng anh phối hợp với chúng tôi.”

“Vâng, các anh tuyệt đối đừng, đừng có kích động chị tôi. Lỡ như chuyện này là do tôi hiểu nhầm, tôi không muốn làm chị tôi buồn.”

“Anh cứ yên tâm, chúng tôi sẽ không để lộ ra mối quan hệ của chúng ta đâu.”

Ngày 8 tháng 9 năm 2010, lấy được nhật ký trò chuyện của chị gái người ủy thác, không có gì bất thường.

Đính kèm: Bản in nhật ký trò chuyện của chị gái người ủy thác và Lưu Dịch Bạch.

Ngày 11 tháng 9 năm 2010, đi tới thành phố Đàn Hương, gặp người ủy thác. Tập tin ghi âm 06720100911.wav.

“Này, ở bên này nè.”

“Lâu rồi không gặp, Tô Bân, đây là chị của cậu hả, xinh thật đấy, chẳng giống cậu chút nào.”

“Thằng Ngốc, cậu đừng có nói bậy nữa.”

“Ngại quá, em nói không suy nghĩ, chị đừng có để bụng.”

“Ờ… chị, đây chính là bạn đại học mà em kể với chị đó.”

“Tụi em tới đây khảo sát, nên sẵn tiện hẹn Tô Bân tụ tập một chút. Cậu ấy chủ nhà mà, phải tiếp đãi bạn cũ một chút, đúng không?”

“Đúng thế, đúng thế.”

“Chào mọi người, chị tên là Tô Uyển.”

“Chị Tô gọi em là A Miểu là được rồi, đây là sếp của em, đây là Linh.”

“Các cậu.. làm nghề gì?”

“À, tụi em là con buôn, hàng năm đi khắp nơi trong nước, thu thập sưu tầm đồ vật.”

“Đồ cổ phải không?”

“Cũng không hẳn vậy. Đồ cổ đâu có nhiều vậy đâu, rất nhiều người thích sưu tầm những thứ đồ kỳ quái hiếm lạ, những món đồ như đồ cổ, những tác phẩm nghệ thuật, tiền tệ, tem bưu điện... là những món đồ hay gặp nhất, tụi em gặp được cái nào hay ho thì thu thập, còn có những món người ta đặt tìm như hộp thuốc, báo chí, tiêu bản v.v. Người ta cần gì thì tụi em tìm cách thu thập.”

“Thú vị thật đấy!”

“Ha ha, đúng vậy, rất thú vị.”

“Nào, nào, nào, gọi món đi nào.”

“Chị Tô có hứng thú với việc sưu tầm không ạ?”

“Không, chị không am hiểu mấy thứ này lắm.”

“Phần lớn người làm nghề sưu tầm đồ vật là đàn ông, phụ nữ thì thường sưu tầm mấy thứ như giày dép, túi xách. Đúng rồi, chị Tô kết hôn chưa, à, có bạn trai chưa ạ? Đàn ông thì rất nhiều người thích sưu tầm mô hình, mấy thứ đó tụi em có nhiều lắm, chị có muốn chọn một món làm quà cho bạn trai không ạ?”

“Mô hình?”

“Đúng vậy ạ, mấy thứ như máy bay, xe tăng, tụi em đều có cả, cũng có những loại đồ chơi cũ, chẳng phải giờ người ta đều ưa chuộng phong cách hoài cổ sao?”

“Có tên lửa không? Chị không am hiểu mấy thứ này, anh ấy từng nói muốn có mô hình tên lửa mà nước A sản xuất vào thập niên 90 đó, hình như là món đồ kinh điển gì đó.”

“Cái này à, mô hình tên lửa kinh điển vào thập niên 90 thì nhiều lắm, chị phải hỏi cụ thể là loại nào. Mấy mẫu đó đều bán rất chạy, thường xuyên hụt hàng, bây giờ chị có gọi điện thoại cho anh ấy được không? Chị hỏi lại cho chắc rồi em bảo người ở cửa hàng giữ lại cho chị một cái.