Tiếng chuông của cuộc gọi video vang lên, tôi nhìn vào người gọi đến, ngập ngừng mãi mới nhấn vào nút nhận máy.

“A lô, có việc gì sao?"

Nhân viên đứng bên cạnh đang xay bột cà phê ngạc nhiên nhìn tôi một cái, có lẽ là chưa từng thấy giọng điệu gắt gỏng này của tôi bao giờ.

Tôi ừ mấy tiếng vào điện thoại, câu cuối cùng là “Ngày mai ở nhà con, tới lúc đó thì đến đi."

Cúp điện thoại, nhân viên dè dặt hỏi tôi đó là ai, tôi khựng lại, nói: “Mẹ chị."

Mẹ tôi.

Bao nhiều năm rồi, tôi chưa từng nhắc tới cái xưng hô này.

Thời thơ ấu của tôi không hề hạnh phúc, nguyên nhân là bởi hôn nhân của bố mẹ không hạnh phúc.

Bọn họ ly hôn từ khi tôi còn rất nhỏ, tôi còn nhớ có một hôm, tôi ngồi co ro ở trong góc của ghế số pha khóc lóc.

Bố tôi hút hết điếu này đến điếu khác, ông nói: “Chẳng phải cô chế tôi vô dụng sao?"

Rất lạ lùng, có những người cha, bọn họ biết bản thân vô dụng, nhưng không bao giờ nói mình vô dụng, chỉ nói vợ chế mình vô dụng.

Thế nhưng oán trời, thán đất, dù sao cũng chưa bao giờ oán hận chính mình.

Cảm xúc của mẹ tôi có lẽ cũng bởi câu nói này mà hoàn toàn bùng nổ, mẹ tôi bật khóc, “Nếu tôi chế bai anh, ban đầu còn lấy anh sao?"

Những cuộc tranh cãi như thế này trong ký ức của tôi diễn ra vô số lần, thế nhưng lần đó không giống.

Những câu trách móc trong tưởng tượng của mẹ sau đó cũng không có, mà bà cố gắng khống chế cảm xúc của mình, rút một tập văn kiện trong túi ra, bà nói: “Ký đi."

Vậy nên từ đó về sau, trong sinh mệnh của tôi hoàn toàn mất đi vai trò người cha này.

Thế nhưng mę tôi sau khi ly hôn hiển nhiên vui vẻ hơn quá khứ nhiều, hoặc lá nói, trước khi bà kết hôn, vốn chính là cô gái thích cười thích đùa.

Trong năm tôi lên cấp hai, bà quen biết với người chồng hiện tại, sau đó kết hôm chớp nhoáng.

Cuộc hôn nhân mới của bà rất hạnh phúc, hạnh phúc tới mức khiến tôi cảm thấy, sự tồn tại của tôi dường như không cần thiết.

Có lẽ thời kỳ nổi loạn đã tới, hoặc có lẽ chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của người mẹ duy nhất này, tôi đã trở thành học sinh bất lương trong mắt vô số bậc phụ huynh và giáo viên.

Kiểu biểu đạt gập ghênh mà mẫu thuẫn này lên tới đỉnh điểm khi người chồng hiện tại của bà đưa tôi vào trường cấp ba A.

Từ đó về sau, quan hệ giữa hai mẹ con tôi dường như càng ngày càng kém, hoaawcj là chỉ có mình tôi đơn phương chiến tranh lạnh khiến cho mối quan hệ này ngày càng kém.

Mãi đến khi tôi tốt nghiệp, thi vào đại học A, tự đi làm thêm kiếm tiền, số tiền hằng tháng mẹ tôi gửi vào trong thẻ tôi không động tới một đồng, có vẻ như chỉ có thế, mới có thể bảo toàn chút tự tôn còn sót chẳng bao nhiêu của tôi.

Mà năm mới hằng năm, bà đều gửi tin nhắn hỏi tôi có muốn về nhà đón năm mới không, nhưng đều bị tôi ngó lơ.

Đó là nhà của bà, mà không phải nhà của tôi.

Thế nhưng bao nhiêu năm qua đi, đầy là lần đầu tiên bà đề cập tới chuyện gặp tôi một lần cứng rắn như thế.

Tôi không biết là vì cái gì, thế nhưng trong đáy lòng, vẫn có dự cảm không lành đang xảy ra.