Lúc anh “vớt” cô từ bồn tắm lên, Hứa Qua biết trong mơ màng. Rồi sau đó cô vẫn cứ mơ mơ tỉnh tỉnh, nghĩ mình là một con cá vừa được ngư dân vớt lên từ biển. Đó chính là một con cá chết mệt, an phận nằm trong ngực anh. Cả người cô chắc chỉ còn các ngón chân tỉnh táo, đòi anh phải mặc lại quần áo. Hứa Qua vẫn chưa quen phơi mình tr@n trụi trước mặt anh, dù là ngày trước hay hiện tại.

Anh chẳng nghe lời nói cô muốn truyền đạt qua đầu ngón chân gì cả. Hứa Qua cứ như vậy được anh ôm từ phòng tắm về chiếc sô pha. Chiếc áo chui đầu mỏng được luồn khéo léo từ trên đầu cô xuống. Hứa Qua phối hợp giang tay, cho tay qua tay áo. Chiếc áo dài được kéo xuống dưới, lướt qua vùng đồi nút trập trùng, kéo xuống đến đầu gối.

Mặc xong áo, Hứa Qua vốn đang nằm thẳng trên ghế sô pha biến thành nửa nằm, nửa dựa vào lưng ghế. Bàn tay sấy tóc cho cô thật vụng về, mấy lần anh vuốt lọn tóc rối khiến cô đau tê cả da đầu. May mắn là tóc cô không bị anh cho cuốn luôn vào máy sấy đấy. Hừm, mà tóc dài như thế này cũng không tiện, khi trở về nhất định cô sẽ đi cắt tóc.

Hứa Qua bỗng nhiên giật mình. Cô tự vuốt tóc chính mình liên tục như muốn tìm kiếm gì đó, trong đầu cô có giọng nói: “Từ khi nào tóc cô đã dài như thế này?”

Mái tóc dài như dòng thời gian đã qua. Từng lọn tóc trượt qua ngón tay Hứa Qua, che nửa bên mặt cô.

Anh lần nữa bế cô lên. Suy nghĩ Hứa Qua đang từ xa lắc lơ bỗng quay trở lại. Cô thầm nghĩ trong lòng: Ông Lệ cũng thật vội.

Khi cơ thể sà vào chiếc giường êm ái, cơn buồn ngủ đánh ập tới. Hứa Qua một giây cũng không chờ được, cô lôi kéo tay anh, quắp anh chặt lại bên người. Đầu cô cựa quậy trong ngực anh tìm vị trí thoải mái, sau đó khuôn mặt liên tục cọ cọ.

Mãi cho đến khi anh cảnh cáo: “Em cũng nghe thấy lời của bác sĩ rồi đó. Ba lần cũng không phải là không thể, tuỳ vào thể trạng và tâm tình lúc đó. Em cứ lộn xộn xem anh có cho em ngủ không.”

Lời này có hiệu quả ngay lập tức, một động tác nhỏ Hứa Qua cũng không dám làm. Hai chập vừa rồi đã là quá sức với cô. Phải nói rằng đầu gối cô chắc chắn nhũn như bún, dù lần đầu tiên là ở trên mặt bồn rửa tay, lần thứ hai là ở thành bồn tắm. Mà lần thứ hai thì hầu như là anh vận sức đi vào từ phía sau, nhưng đến những phút cuối, cô cảm giác như thể mình sắp bị đâm đ ến ngất xỉu. Cảm giác lâng lâng, bủn rủn ấy vẫn kéo dài đến tận bây giờ. Hơn nữa, ở những phút cuối, anh dồn nhiều sức lực khiến chỗ đó của cô bây giờ vẫn còn hơi nhức.

Tuy cơ thể mệt rũ nhưng suy nghĩ của Hứa Qua vẫn tự do bay về một đêm Giáng sinh nọ, cô ở trong phòng ngủ đếm ngược thời gian qua nửa đêm để nhảy ra cây thông Noel xem trong chiếc tất có quà gì.

Suy nghĩ đang bay xa bỗng quay trở lại. Chiếc máy sấy vẫn thổi gió đều đều ấm áp, khiến cô hơi ngứa.

“Artenza.”

“Ừm.”

“Vì sao em lại để tóc dài?”

Im lặng.

Sự im lặng kéo dài đến mức Hứa Qua gà gật lên xuống vài lần mới nhớ ra anh vẫn chưa trả lời. Cô hỏi lại lần nữa.

Lần này thì anh không bắt cô phải đợi lâu.

“Em cũng biết là anh rất bận mà. Một ngày nọ khi anh về nhà bỗng phát hiện em khang khác, chỉ là khác ở đâu thì anh không để ý lắm.” Anh dừng lại một chút rồi tiếp tục: “Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, khi về thì anh thấy tóc em đã dài lắm rồi. Khi đó anh mới nhận ra trông em khác đi là vì mái tóc đã dài.”

“Lúc trước mái tóc chưa dài lắm nên anh không nhận ra. Đến khi anh nhận ra thì tóc em đã rất dài rồi.”

Sao giống văn mẫu lúc anh trả lời về chiếc vòng cổ thế nhỉ?

“Anh xin lỗi.” Anh ghé sát tai cô thì thầm.

“Không sao đâu.” Cô lẩm bẩm.

Lời nói của một vài thành viên trong 1942 vọng lại trong đầu cô: “Hứa Qua, cô muốn giữ được vị trí hiện tại thì làm ơn yên tĩnh một chút đi. Artenza Part bận đến mức nhiều khi không có thời gian uống nước.”

Những lời nói đó là thật thì người bận rộn như anh sẽ không có thời gian chú ý mái tóc cô dần dần dài ra như thế nào. Cho dù là một ngày nào đó anh bất ngờ nhận ra thì cũng chẳng còn sức quan tâm điều đó có ý nghĩa gì.

Có lẽ, tóc cô sở dĩ dài ra như vậy là do: Một hôm nào đó khi đi qua một biển quảng cáo nọ, có một cô minh tinh cực kỳ quyến rũ để tóc dài khiến cô thổn thức, hâm mộ và bắt chước theo kiểu tóc đó.

Vậy là giải quyết được một vấn đề, tiếp theo là vấn đề khác. Vấn đề này chính là về tình địch của cô, cô nàng Isabel nhỏ bé. Giờ Isabel nhỏ bé chắc cũng thành cô nàng trưởng thành rồi.

“Artenza.”

“Ừm.”

“Cô bé Isabel của anh đâu rồi?” Khi hỏi câu này, giọng Hứa Qua cực kỳ u oán. Cô nàng người Ireland kia cực kỳ khiến cô bực mình.

Người nào đó cười nhẹ vẻ sung sướng, như thể vấn đề thứ hai này khiến anh cực kỳ thoả mãn: “Con bé đi Úc học rồi. Lâu lắm rồi anh cũng chưa gặp lại.”

Lời của Lệ Liệt Nông khiến Hứa Qua bật thốt: “Cô ta từ bỏ anh rồi à?” Cô ta cố chấp lắm cơ mà.

Giọng điệu của nhà lãnh đạo 1942 có chút đắc ý: “Đương nhiên là có tiếc nuối. Con bé giống em lúc nhỏ, phiền phức giống nhau. Nhưng con bé phiền đến mức anh không thể không tống cổ đi xa.”

Nhìn xem, chắc anh đang đắc ý lắm.

Cũng may ông Lệ kịp nhận ra mình nói sai, vội giải thích: “Không, con bé không phiền giống kiểu con gái ông chủ tiệm kim khí.”

“Không giống nhau ở chỗ nào?”

“Em phiền phức nhưng mà đáng yêu, còn con bé ấy thì không.” Người đàn ông nói vô cùng trôi chảy.

Lời ngon tiếng ngọt bây giờ với ông Lệ như thể ngựa quen đường vậy. Hơn nữa, với vẻ muốn lấy lòng, anh lập tức hỏi cô: “Em biết anh tống cổ con bé đi như thế nào không?”

Quả thật điều này khiến Hứa Qua vô cùng tò mò.

“Anh nói rằng anh thích những cô gái cự sự độc lập, học vấn cao. Hơn nữa, anh còn đề xuất một ngôi trường nội trú ở Úc. Em biết tại sao lại là Úc không?” Lệ Liệt Nông tự hỏi tự trả lời: “Ánh mặt trời chiếu quanh năm, cuộc sống an nhàn, thiên đường đồ ăn nhanh ăn bẩn từ khắp nơi trên thế giới đổ hết về đó. Dân ở đó toàn người mập, thậm chí chính phủ Úc còn kỳ thị người mập lên đứng trên sân khấu là em hiểu vấn đề thừa cân ở đây nghiêm trọng như thế nào.”

“Isabel của chúng ta chính là một cô gái tham ăn. Khi đã đúng món con bé thích rồi thì số calo chẳng còn là gì hết.”

Chà, nhà lãnh đạo 1942 đúng thật là cao tay. Lúc nãy anh nói lâu rồi không gặp, chắc giờ mà nhìn thấy Isabel chắc anh cũng không nhận ra nữa nhỉ? Vì cô ta đã béo ú nu rồi.

Nếu là con gái ông chủ tiệm kim khí mà cũng béo như vậy thì cô cũng không còn mặt mũi nào đi gặp Artenza nữa.

“Chờ con bé giải quyết xong chuyện cân nặng thì khi đó chắc nó cũng hiểu được là cái gì phù hợp, cái gì không.” Nhà lãnh đạo 1942 đúc kết về sự cố chấp của tình địch của cô.

Vậy là vấn đề thứ hai có thể tạm thời buông tha.

Khi tư tưởng cô lại trở nên mơ hồ, bên tai cô vang lên tiếng bất đắc dĩ của anh: “Hứa Qua, chúng ta sẽ phải đi sớm, trời đã sắp sáng rồi.”

Ừm, bọn họ phải lên máy bay lúc bình minh. Cô chắc cũng nghỉ ngơi vậy là đủ rồi. Ý thức được điều này, Hứa Qua thấy tỉnh táo hơn một chút.

Cô chợt nhớ ra một chuyện, bèn mở miệng hỏi anh: “Artenza, vết thương trên cổ tay anh là vì sao mà có?”

Rốt cuộc là ai đã khiến màu xanh Lucifer cam tâm tình nguyện làm ra chuyện cực đoan như vậy? Nguyên nhân là vì cái gì?

Im lặng. Sự im lặng này khiến Hứa Qua lo lắng trong lòng. Nếu cô nghe được từ anh tên một người phụ nữ xa lạ thì phải làm sao đây? Nếu vậy…

“Xin anh, đừng gạt em.” Cô mấp máy môi.

Điều khiến cô sợ hơn cả việc anh nói ra tên một người phụ nữ chính là anh nói dối.

Trong thời gian 6 năm cô không có ký ức kia, mọi thứ cô tin tưởng đều dựa trên lời anh nói. Nếu anh lừa cô, thế giới đó sẽ hoàn toàn đổ sụp.

Tương lai bọn họ còn quãng đường dài phía trước. Nếu cô dùng sự hoài nghi này đi cùng anh, cô sẽ thấy rất mệt mỏi. Hứa Qua cảm thấy hiện tại cô không còn đủ sức để làm điều đó.

“Không xong, bị em phát hiện rồi.” Anh bất đắc dĩ.

Cô phát hiện từ lâu rồi. Cô kéo tay anh, muốn anh nhanh chóng nói ra đáp án.

“Còn có thể là ai. Cả thế giới này ngoài em ra chẳng ai có thể khiến anh làm ra chuyện ngu ngốc như vậy.” Giọng anh càng ngày càng trở nên cưng chiều, bất đắc dĩ. Em xem, anh chẳng có biện pháp nào với em.

Tâm trí Hứa Qua chỉ vì một câu nói đó mà phút chốc như có nghìn bông pháo hoa nổ rực rỡ.

Chính là cô sao, người hay vô cớ gây rối? Có phải vì lời nói treo đầu môi cô: “Artenza, thế giới này không còn ai yêu anh hơn em”.

Như thể nhìn thấy cô đang nghĩ gì, anh nhẹ nhàng: “Anh đảm bảo chuyện này không liên quan đến bà Lệ, người vô cớ gây rối là ông Lệ đó.”

“Em muốn biết rõ hơn.” Cô hết buồn ngủ rồi, vì sự tò mò đã nổi lên.

Giọng anh hình như có chút xấu hổ: “Với đàn ông mà nói, chuyện này không phải một cái gì đó hay ho để kể đâu.”

Thật là, cô rất là tò mò đấy, cô tiếp tục đẩy tay anh.

Người đàn ông này thật giảo hoạt: “Hiện giờ, ông Lệ lấy thân phận bồi thẩm đoàn xin phép thẩm phán cân nhắc hình thức giảm nhẹ. Bởi đây là vấn đề cực kỳ ảnh hưởng đến hình tượng của đàn ông, mong thẩm phán đại nhân rộng lượng chừa cho chút mặt mũi.”

Có phải ý anh là muốn trốn tránh?

“Em chỉ cần nhớ điều này thôi, ông Lệ đã từng vì bà Lệ mà làm những việc ngu ngốc, như cách bà Lệ vì ông Lệ làm những điều đó.”

“Mà những việc ngốc như vậy chỉ cần anh biết là được rồi.”

Đúng vậy, một số chuyện ngốc nghếch chỉ thích hợp để trong lòng. Cô từ từ buông tay anh, vòng tay ôm lấy eo anh.

Vẫn còn một chuyện nữa.

“Artenza.”

“Em hỏi đi.”

“Dấu răng chỗ xương sườn thứ bảy của anh là của ai?” Khi hỏi vấn đề này, mí mắt Hứa Qua đã nặng như chì.

Cái ôm của anh quá ấm áp, thoải mái, như mặt trời rực rỡ sưởi ấm thế gian, như mùi hương cỏ khô giữa mùa thu mát mẻ. Những yếu tố đó khiến Hứa Qua trở nên lười biếng.

Trong một ngày thu đẹp trời ấy, cô bắt đầu ngủ gật. Chính vì được nằm trong lòng người mình nhớ thương, cô rất an tâm. Vậy mà ai đó lay cô tỉnh. Mí mắt cô run run, hừ giọng mũi: “Hửm?”

“Hứa Qua?”

“Vâng?”

“Nếu mọi câu hỏi anh đều trả lời thì chắc không còn gì thú vị. Hay em tự đoán xem?” Âm thanh của Lệ Liệt Nông như bay từ xa tới.

“Em không đoán đâu.” Cô không muốn.

“Vậy anh không nói.” Anh nhấn mạnh.

Nếu anh không nói thì cô đâu còn cách nào. Nhưng vấn đề này không được giải quyết cô sẽ thấy rất khó chịu trong lòng. Thật ra, chắc nó cũng không khó đoán lắm. Con gái ông chủ tiệm kim khí luôn là người như vậy mà. Dù anh chẳng nói gì cô vẫn có thể thao thao bất tuyệt cả ngày.

“Là em cắn à?” Cô bất đắc dĩ nói ra.

Im lặng hồi lâu.

“Ừm, chính là em.” Giọng anh như phát ra từ nơi xa xôi.

Cô nhếch miệng, chắc chắn là vậy.

“Em ngủ đi.”

Cô gật đầu trong lòng anh. Lần này cô buồn ngủ thật rồi.

Ngày mới vừa đến, Hứa Qua và Lệ Liệt Nông liền đi dọc con đường quay trở lại sân bay. Bọn họ quay lại sân bay trễ so với thời gian dự định là tám phút. Tám phút đó bắt nguồn từ Hứa Qua không thể đi nhanh được. Nếu không nhờ Lệ Liệt Nông cõng, có lẽ họ còn muộn hơn nữa.

Khi họ tới sân bay, hai thành viên 1942 tối qua vẫn là bộ dạng hướng dẫn viên du lịch đó. Bọn họ chắc hẳn đã qua đêm ngay tại sân bay. Giờ đây, họ đang cùng Lệ Liệt Nông nói chuyện về tình hình rút quân của các thành viên 1942 còn lại.

Kế hoạch xé nhỏ quân đoàn để rút lui hẳn đã có tác dụng. Khi bọn chúng đến chỉ còn lại một toà nhà trống không.

Nhìn biểu cảm của Lệ Liệt Nông có thể đoán được các thành viên 1942 đã rút lui thuận lợi. Hứa Qua vì thế mà cũng thả lỏng tâm trạng. Khi cô vừa thả lỏng thì nơi nào đó truyền đến cảm giác đau nóng rát. Hứa Qua cực kỳ chán ghét cơ thể bản thân hiện tại, quá mỏng manh yếu đuối. Khi cô đang đau nhíu mày thì Lệ Liệt Nông đã đi tới trước mặt.

Tay anh áp lên trán cô, nhỏ giọng hỏi: “Chỗ đó của em khó chịu à?”

Ách… Tên ngốc này.

Trong lòng mắng anh ngốc nhưng mặt cô lại đỏ lựng. Thế nhưng anh lại sốt sắng: “Em sốt hả?”

Người đàn ông này… Cô ghé miệng gần tai anh nhỏ nhẹ một câu hỏi, vừa đầy oán giận, vừa nghiêm túc. Đôi mắt to không quên chuyên chú quan sát sự thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt anh.

Ông Lệ thật giỏi, nghe xong câu hỏi của cô mà chẳng thay đổi sắc mặt gì cả. Anh chỉ nhìn cô nhẹ nhàng một cái rồi quay đầu đi. Khi anh quay đầu đi rồi, Hứa Qua phát hiện tai anh đã đỏ lựng.

Haha, thành quả này đã đủ để cô hài lòng, thích thú. Vẫn còn một chút thời gian, Hứa Qua vừa bước đi thì tay đã bị túm chặt.

“Em muốn đi toilet.” Hứa Qua giải thích.

“Anh đưa em đi.”

Cô vỗ trán, mắt trừng trừng nhìn anh: “Em không phải con nít.”

Hứa Qua không thể tưởng tượng được bộ dáng canh trước cửa toilet của Lệ Liệt Nông sẽ khiến người ta cảm thấy như thế nào. Đặc biệt là ánh mắt của những cô gái khác. Điều này khiến cô cực kỳ khó chịu.

Anh vẫn túm chặt không buông, cúi đầu thì thầm: “Em vẫn nhỏ hơn anh.”

Cô xụ mặt: “Em không phải con nít.”

Người đàn ông có vẻ thích thú: “Anh chỉ muốn đưa em đi thôi. Không phải em nói vẫn còn đau à? Về nhà ông Lệ sẽ đích thân bôi thuốc cho bà Lệ. Đau nơi nào liên bôi, massage nơi đó.”

Thật sự là chân cô vừa bước bình thường thì đã đau đến mức miệng hít một hơi. Thật là mệt mỏi, Hứa Qua tự mắng bản thân trong lòng.

*

Một ngàn kilomet từ trên cao, Lệ Liệt Nông nhìn chiếc đầu đang gác trên vai mình. Từ góc độ của anh chỉ có thể nhìn được chóp mũi nhỏ xinh của cô. Mặt trời đang mọc, cabin được tưới một màu ánh sáng bình minh rực rỡ.

Ánh sáng ấy leo lắt đậu lên chóp mũi cô, khiến lòng anh ngứa ngáy muốn chạm tay vào. Khi ngón tay anh chỉ còn cách chóp mũi cô vài milimet, không biết tại sao, anh không dám nhích thêm nữa. Chẳng may, chẳng may chạm vào cô biến mất không quay trở lại nữa thì sao?

Mấy năm nay, cảnh tượng anh thấy chỉ toàn là giấc mơ. Rõ ràng là ở ngay trước mắt, nhưng lại xa tận chân trời góc bể. Ngón tay thu lại, tay anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô. Tối qua anh đã “bóc lột” cô mệt muốn chết rồi. Vừa lên máy bay cô đã lăn ra ngủ, khuôn mặt cũng hơi tái.

Chờ đến khi bên tai truyền đến tiếng hô hấp đều đặn, Hứa Qua mở to mắt.

Ánh mắt cô nhìn xung quanh, cuối cùng nhìn vào người phụ nữ ngồi phía trước. Ánh mắt cô nhìn chiếc kẹp tóc ấy đang phát sáng dưới ánh nắng mặt trời vì đi qua đám mây mà chuyển thành màu đen vốn có.

Đến khi tiếp viên nhắc nhở mọi người thu lại bàn gấp, Hứa Qua mới nhận ra máy bay đã đi vào không phận Las Vegas.

Cô quay ra nhìn người phụ nữ ban nãy, nhưng giờ cô ấy đã đi đâu rồi.

Đợi người đẩy xe thu dọn đồ ăn đi qua, Hứa Qua cũng nhìn thấy người phụ nữ kia. Cô ấy đang đứng ở trước toilet.

Ở toilet sân bay Mexico, Hứa Qua gặp được một nhân viên an ninh. Cô ấy nói rằng lần trước có nhặt được chiếc túi xách của cô. Hẳn là chiếc túi cô làm rơi trong lúc đi từ Las Vegas đến Mexico. Cô ấy kể rằng lúc đó trông cô và người đi cùng rất vội vã, đến mức chẳng nhớ đến sự biến mất của chiếc túi. Cô ấy đuổi theo ngay và gọi với theo nhưng bọn họ chẳng hề nghe thấy. Không ngờ hôm nay có thể gặp lại, cô ấy nhanh chóng dẫn Hứa Qua ra làm thủ tục nhận lại đồ thất lạc.

Khoảnh khắc chiếc túi được giao vào tay Hứa Qua, trong vài giây vậy thôi, Hứa Qua cảm giác như thể mình bị bỏ bùa.

Chiếc túi không lớn, bên trong ngoài cuốn hộ chiếu còn có điện thoại di động. Có lẽ cô đi vội nên tiền cũng không mang nhiều.

Khi sân bay vang lên tiếng thông báo chuyến đi Las Vegas đã bắt đầu làm thủ tục, Hứa Qua vứt chiếc túi vào thùng rác, chỉ giữ lại chiếc di động và quyển hộ chiếu. Cô nhét hai vật này vào sâu trong túi áo khoác.

Chiếc áo khoác của Lệ Liệt Nông rất lớn. Từ toilet đi ra, Hứa Qua theo Lệ Liệt Nông lên máy bay. Vừa lên máy bay cô đã ngay lập tức ngả vào anh, nhắm mắt giả vờ ngủ. Đối với người cả đêm nửa tỉnh nửa mê như tình trạng của cô thì đó là chuyện thường tình. Tất cả những hành động này diễn ra chỉ vì một câu nói của người nhân viên an ninh sân bay.

Cô ấy kể hôm Hứa Qua đến đây có hai người nữa đi cùng. Họ có vóc dáng cao gầy nhưng không hề yếu ớt, đó hẳn là Cao Vân Song và Trần Đan Ni. Hai người đều có khuôn mặt điển hình của người châu Á, vóc dáng cao hơn mặt bằng chung và biểu cảm lạnh lùng không thể nhầm lẫn.

Thế nhưng Lệ Liệt Nông lại nói với cô là cô và Cao Vân Song, Trần Đan Ni chẳng hề quen biết. Khi nhìn thấy Cao Vân Song và Trần Đan Ni ở bệnh viện Mexico, Hứa Qua cảm giác được sự quen thuộc không lẫn vào đầu được. Đó hoàn toàn không phải cảm giác quen thuộc do cùng huấn luyện ở 1942 như Cao Vân Song nói.

Hiện giờ, chiếc điện thoại và quyển hộ chiếu đều ở trong túi áo khoác này. Cô chạm vào hai món đồ này, chúng thật sự tồn tại nhưng dũng khí để mở ra xem thì Hứa Qua không có.

Ngẩn ngơ một hồi, ánh mắt Hứa Qua nhìn sang mấy bộ sạc điện thoại bên cạnh. Giờ phút này, máy bay đang hạ thấp dần độ cao, qua cửa sổ, cô có thể nhìn loáng thoáng thấy sa mạc.

Loáng thoáng ngoài cửa, cô nghe thấy vài vị khách hỏi han xung quanh tìm kiếm sạc điện thoại của mình. Cô nhanh chóng cắm sạc vào ổ và sạc điện thoại. Trong lúc chờ điện thoại lên nguồn, Hứa Qua mở quyển hộ chiếu. Đó là quyển hộ chiếu quốc tịch Mỹ. Cô nhanh chóng lật trang đầu tiên.

Amanda, bang California.

Ánh mắt cô dừng ở tấm hình chân dung. Trong ảnh là khuôn mặt y hệt như cô hiện tại. Hứa Qua có rất nhiều quyển hộ chiếu, có lẽ đây là một trong số đó. Amanda cũng là cái tên cô thường xuyên dùng bởi vì nó rất phổ thông, dù là ở Pháp, Anh hay Venezuela,…

Có lẽ từ Las Vegas đến Mexico, đó là Amanda quốc tịch Mỹ, sống ở San Francisco.

Tiếp theo là điện thoại di động.

Cách một chiếc cửa toilet, bên ngoài là tiếng tiếp viên hàng không nhắc nhở hành khách máy bay đang hạ độ cao, sắp tới sân bay Las Vegas. Hứa Qua mở di động.

Khi điện thoại vừa khởi động xong, màn hình thông báo một tin nhắn thoại.

Cô mở tin nhắn thoại, truyền vào tai là một giọng nam xa lạ. Người nói có vẻ đã có tuổi rồi.

Tiếng động cơ máy bay khiến Hứa Qua khó có thể nghe rõ được. Mãi cho đến những giây cuối, cô mới có thể nghe thấy rõ một chút. Chỉ là có một âm thanh lọt vào tai khiến Hứa Qua sởn tóc gáy trong phút chốc.

“Liên Kiều.”

Tiếng máy bay kêu ầm ầm, bánh xe va chạm ma sát tạo vết dài trên đường băng.

Toàn bộ thể giới Hứa Qua chao đảo, cơ thể cô chậm rãi trượt xuống, trước mắt là một mảnh tối tăm. Cả người Hứa Qua co lại, tay cô vòng ôm chặt lấy đầu gối. Cô cúi đầu, rúc vào trong chiếc áo khoác to rộng, như thể đang tìm kiếm sự an toàn trong chiếc kén mà bản thân tự tạo ra. Một màu đen tràn đến mọi ngóc ngách cơ thể cô, Hứa Qua rơi xuống, bị nén chặt. Bầu trời phía trên một màu đen, mật biển cũng đen kịt.

Bên tai Hứa Qua có tiếng gọi: “Liên Kiều.”

Cô nhắm mắt lại, cơ thể càng lúc càng chìm sâu xuống biển đen lạnh lẽo. Cứ như vậy đi, như vậy lòng sẽ không còn khó chịu nữa.

Sẽ không còn bận tâm như vậy nữa.