Editor: Na
Beta: Hoàng Lan
Thái Hưng Đế là người cuồng sửa tên, ngoài sửa phong hào của Thanh Hà thành Lâm Hải, thì còn đổi kinh đô Kiến Nghiệp thành thành Kiến Khang, nghe nói là để tránh tên húy của tiên đế Tư Mã Nghiệp.
Điểm này có vẻ hơi miễn cưỡng, lúc Tư Mã Nghiệp bị Lưu Diệu bao vây ở Trường An đã phát ra vô số chiếu Cần vương, muốn Tư Mã Duệ có thực lực mạnh nhất mang binh đến cứu giá trong cơn hoạn nạn. Nhưng Vương Đạo không gật đầu, Tư Mã Duệ nào dám tới đó? Quân đội cũng không nghe lời hắn, giờ thì hay rồi, Tư Mã Nghiệp đã chết, Thái Hưng Đế thấy chết không cứu lại nhớ tới chuyện phải tránh tên huý của một người chết.
Dù sao sau khi Tư Mã Duệ xưng đế đã thay đổi hàng loạt ở vài ba chỗ nhỏ nhặt để thăm dò thái độ của Vương Đạo và quần thần.
Chỉ cần không động chạm vào chính sách cơ bản mà nhà nước đã thiết lập thì Vương Đạo mặc hắn sửa, không hề nóng nảy. Ngày thường lên triều vẫn hành lễ của thần tử đối với Thái Hưng Đế, về mặt lễ nghĩa thì không bắt bẻ được chỗ nào.
Vương Đạo là thần tử chăm lo việc nước, tinh thần và sức lực đều đặt vào việc bố trí nơi an cư lạc nghiệp cho trăm vạn dân di cư và sự phát triển của Giang Nam, cũng không để mấy động tác nhỏ của Thái Hưng Đế vào mắt, do sự khác biệt lớn giữa ngôn ngữ của hai miền nam bắc, Vương Đạo thành lập trường học ở khắp Giang Nam để làm giáo dục cảm hóa và xây dựng phong tục, đưa văn hóa Trung Nguyên vào Giang Nam, dùng văn hóa để dung hợp hai miền nam bắc.
Ngôn ngữ không thông suốt nhưng chữ viết vẫn luôn thống nhất, Vương Đạo thi hành giáo hóa, thậm chí để tiện truyền bá văn minh mà triệu tập người Trung Nguyên và người bản địa Giang Nam hợp tác nhằm dung hợp ngôn ngữ nam bắc, cách phát âm chữ viết được đánh dấu lại lần nữa, từ đây tiếng Ngô dung nhập vào âm tiết Lạc Dương. Hai bên có thể nghe hiểu được đối phương nói gì.
Một chuyện lớn khác chính là biên soạn sử sách, Vương Đạo thực hiện lời hứa với Thanh Hà, lúc viết về Dương Hiến Dung thì không hề có mấy chữ thất tiết thất trinh, đối với kết cục của Dương Hiến Dung, chỉ viết mấy chữ “Lạc Dương thất bại, không ở cùng Lưu Diệu.”
Vương Đạo đưa bản thảo đến chỗ Thanh Hà để nàng xem qua trước.
Thanh Hà nhìn bản sơ thảo do nhóm sử quan biên soạn thì thật sự thán phục, cây bút trong tay sử quan quá lợi hại, một chữ “không” đã bao quát hết một loạt chuyện từ bị bắt đi đến cưỡng ép xuất giá, khiến người ta mơ hồ không rõ.
Vương Đạo hỏi: “Ý công chúa thế nào?”
Thanh Hà khép bản thảo lại, “Có thể hoàn thiện bản thảo.” Vương Đạo là người thoải mái, nói cái gì chính là cái đó, chuyện đã đồng ý nhất định sẽ làm được, gần đây rất được thiện cảm của Thanh Hà. Cho dù không nhờ Tào Thục và Vương Duyệt mà yêu ai yêu cả đường đi, Thanh Hà cũng cảm thấy Vương Đạo là người tốt.
Lúc này đã tới mùa hè, đình trúc giữa hồ mát mẻ yên tĩnh, Vương Đạo thoải mái không muốn đi, nếu có thể ở đây uống chén trà và đánh đàn thì thật tốt.
Nhưng bên cạnh Thanh Hà có Tào Thục làm bạn, có bài học lần trước, dù thế nào Tào Thục cũng sẽ không để Vương Đạo gặp riêng Thanh Hà.
Vương Đạo thấy Tào Thục như chuột thấy mèo, hận không thể lập tức chạy trốn thật xa mới tốt.
Vương Đạo không dám l0 mãng, ông cất bản thảo rồi chào tạm biệt công chúa và vợ.
Vương Đạo là như vậy, ông luôn chú trọng lễ tiết, cho dù đối mặt với một công chúa không quyền không thế của tiền triều, ông cũng lấy lễ đối đãi, khiến người ta cảm thấy được tôn trọng, trong lòng cực kỳ thoải mái.
Tào Thục không tiễn chồng mà nói với Thanh Hà: “Mùa hè quá dài, công chúa cứ ở đây nghỉ ngơi một lát đi.”
Đình hóng gió có sập trúc, xung quanh có lụa mỏng phòng muỗi, đầu óc Thanh Hà đang trong thời gian hồi phục nên không hay bị mệt.
Gió thổi từ từ, không cần nha hoàn quạt, để cho Thanh Hà ngủ thoải mái, Tào Thục tự tay rẽ búi tóc cho nàng rồi tháo trâm thủy tinh hình rồng ra, tóc đen như thác nước trút xuống.
Tào Thục lấy lược ra chải đầu cho nàng, “Đại phu nói hàng ngày dùng lược thông chải đầu một trăm cái vào sáng trưa tối sẽ giúp lưu thông gân mạch trong đầu công chúa, chải đầu sẽ hết đau ngay.”
Thật ra Thanh Hà cảm thấy không có tác dụng gì, nhưng Tào Thục luôn mang dáng vẻ mắc nợ nàng và luôn tìm mọi cách làm chút chuyện gì đó vì nàng. Để trấn an Tào Thục, Thanh Hà đành để mặc bà lăn qua lăn lại.
Có một loại loại nhu cầu, đó chính là Tào Thục cảm thấy Thanh Hà cần.
Tào Thục chải một trăm cái mới dừng tay, đỡ Thanh Hà nằm xuống, Thanh Hà nói: “Phu nhân tự đi nghỉ ngơi đi.”
Tào Thục lắc đầu, “Công chúa mau ngủ đi, ta ở đây đọc sách, ta nhiều tuổi rồi, ban ngày ngủ, buổi tối buồn ngủ lại không ngủ được.”
Thanh Hà nằm trên gối tre mát lạnh, trước khi chìm vào giấc ngủ thì nhớ tới bản thảo sách sử ghi lại cuộc đời mẹ Dương Hiến Dung, bèn hỏi: “Phu nhân, vì sao trên sách sử nói khi mẫu thân ta vào cung phong hậu, câu “trên quần áo có lửa” kia là có ý gì?”
Khi đó Thanh Hà còn chưa sinh ra, đương nhiên không biết nguyên nhân.
Tào Thục là người chứng kiến, nói: “Đó là ta cố ý đốt.”
Thanh Hà càng tò mò, “Tại sao phu nhân đốt quần áo của mẫu hậu?”
Khắp đình giữa hồ không có một bóng người, Tào Thục cũng không cần kiêng dè gì nên nói thẳng: “Còn không phải tại tên điên Lưu Diệu sao, hắn thế mà dám xông vào cung, muốn cướp Hoàng Hậu đi, Hoàng Hậu muốn cứu Phan mỹ nhân, sao có thể chịu đi cùng hắn? Trong lúc lôi kéo, lễ phục của Hoàng Hậu bị rách. Để che giấu quần áo bị rách, ta đã lén đốt lễ phục của Hoàng Hậu, lửa vừa bùng lên, ta lập tức dập tắt, chỗ rách đã bị cháy sạch, không người nào biết phía sau còn có bí mật này.”
Tính cách Tào Thục nóng nảy hấp tấp lại to gan, nói làm là làm, đã tới tầm tuổi này nhưng vẫn y nguyên như cũ.
Thanh Hà cứng lưỡi vì chuyện này, Tào Thục cười nói: “Chuyện này không tính là gì, năm đó tình cảm của ba thiếu nữ bọn ta không thua gì con và Hoán Nương. Lúc ấy, ta là người to gan nhất, Hoàng Hậu nhát gan giống như con chim cút, nhưng lại chính là nàng ấy yêu đương với một người Hung Nô, suýt nữa đã làm ra chuyện bỏ trốn, cũng lại là nàng ấy vì cứu Phan mỹ nhân mà hy sinh bản thân mình. Còn ta thì sao, người to gan nhất lại là người nghe theo sắp đặt của gia đình nhất, gả cho Lang Gia Vương thị Vương Đạo. Ta và ông ấy hoàn toàn không phù hợp nhưng cũng sống chắp vá qua mười tám năm, ôi trời, đây là vận mệnh sắp đặt.”
Thanh Hà cảm thán: “Ba người đều rất dũng cảm.” Cùng với đó, Lưu Diệu thật sự là một người đàn ông điên cuồng.
Tào Thục khẽ vu0t ve sống lưng Thanh Hà, “Công chúa cũng giống bọn ta, con mãi mãi là công chúa nhỏ của ba người bọn ta.”
Thanh Hà chìm vào giấc ngủ dưới sự vỗ về của Tào Thục. Một lát sau, có thị nữ tới báo, “Phu nhân, Lôi di nương cầu kiến ạ.”
Lôi di nương là người được Tào Thục làm chủ nạp thiếp cho chồng và sinh ba con trai sau khi bà sinh được con trai trưởng Vương Duyệt.
Phần lớn thời gian Tào Thục đều ở biệt viện cùng Thanh Hà, tuy bà là chủ mẫu trong nhà nhưng cũng không quản lý gia đình, bình thường người quản lý việc nhà chính là Lôi di nương.
Tào Thục nhíu mày, “Đây là đâu chứ? Nơi ở của công chúa là chỗ Lôi di nương nên tới sao? Cũng không nhìn lại thân phận của mình, bảo nàng ta về đi.”
Tào Thục đối với chồng còn như thế, đối xử với một di nương lại càng không khách sáo.
Thị nữ rất khó xử, “Lôi di nương không đi vào mà chỉ đứng chờ bên ngoài thôi ạ, trời nắng nóng như vậy, quần áo đều ngấm mồ hôi, bà ấy nói có chuyện quan trọng muốn nói cho phu nhân.”
Nếu Lôi di nương ngã bên ngoài sân sẽ tổn hại đến danh dự của công chúa Thanh Hà.
Tào Thục đành phải buông sách, nói: “Bảo nàng ta đừng đi vào quấy rầy sự thanh tịnh của công chúa, ta sẽ ra ngoài gặp nàng ta.”
Lôi di nương có nhan sắc, khí chất nhìn có vẻ không khác gì phu nhân sĩ tộc, nhưng trời quá nóng làm trôi lớp trang điểm. Lôi di nương hành lễ, “Vốn không nên quấy rầy phu nhân, nhưng mà ——”
Tào Thục là người nóng tính, “Có chuyện gì cứ nói thẳng, ta không có thời gian nghe ngươi dông dài.”
Lôi di nương cho mọi người lui ra, nói: “Phu nhân, lang quân nuôi ngoại thất ở bên ngoài, ngoại thất kia còn sinh hai nhi tử cho lang quân, giấu kỹ càng lắm ạ, hôm nay thiếp mới biết được tình hình thực tế.”
Từ khi mang thai Thanh Hà, Tào Thục đã không ngủ cùng Vương Đạo, bà không thèm quan tâm Vương Đạo có mấy người phụ nữ, nhưng sinh con thì lại khác. Nuôi phụ nữ là chuyện phong lưu, nhưng lén lút sinh con ở bên ngoài tuyệt đối là tai tiếng.
Tào Thục nghe xong, quả nhiên biến sắc, nói: “Đừng nói ở đây, chúng ta về nhà trước.”
Vương gia ở ngõ Ô Y, bờ nam sông Tần Hoài.
Về đến nhà, Lôi di nương gấp không chờ nổi mà lột hết gốc rễ của ngoại thất lên trời.
Nói ngoại thất được xem như lễ vật tặng cho Vương Đạo vào năm năm trước.
Tào Thục vừa nghe, “Năm năm trước ta còn ở Lạc Dương, việc nhà giao cho ngươi quản lý, thế mà ngươi không biết một chút tiếng gió nào sao?”
Lôi di nương khóc, “Thiếp là di nương, chỉ lo chuyện trong nhà, còn chuyện bên ngoài thì chẳng biết gì cả, mà cũng không có tư cách hỏi đến.”
Tào Thục nói: “Nếu lang quân thích thì chính thức nạp thiếp là được, suốt bốn năm qua ta không ở nhà, tại sao ông ta phải che che đậy đậy ở bên ngoài, còn sinh ra hai đứa con, chẳng lẽ ông ta phải kiêng dè sắc mặt một di nương như ngươi sao? Không dám mang ngoại thất về nhà? Trong chuyện này nhất định có nguyên nhân.”
Vương Đạo không hề đắc tội với ai, là một người hiền lành. Nhưng vợ Tào Thục lại đối lập hoàn toàn, khi bà nói chuyện thì không nể nang gì, nói Lôi di nương đến vô cùng mất mặt.
Lôi di nương đã nghe mãi thành quen, huống chi vào lúc này cần dựa vào đương gia chủ mẫu để kiềm chếngoại thất, bà nhịn sự sỉ nhục xuống, nói: “Thiếp cũng không biết, cũng không dám hỏi lang quân. Xin phu nhân làm chủ.”
Lôi di nương cảm giác nguy cơ sâu sắc, bà ta là thiếp, Tào Thục là vợ chính, đối với Tào Thục mà nói, thêm một người thiếp, thậm chí thêm mấy đứa con cũng chỉ là việc nhỏ như thêm đôi đũa cái bát mà thôi —— còn không cần tốn tiền của mình.
Nhưng đối với Lôi di nương mà nói, bà sẽ phải đối mặt với việc bị thất sủng và mất đi quyền lợi thực tế từ việc quản lý gia đình, thậm chí ba con trai do bà sinh ra cũng có thể phải phân chia lợi ích với hai đứa con trai do ngoại thất sinh ra.
Vương Duyệt là con trai trưởng dòng chính, tài mạo song toàn, từ nhỏ đã độc chiếm sự cưng chiều của Vương Đạo, Lôi di nương chịu phục, ai bảo Vương Duyệt biết đầu thai chứ?
Nhưng còn những người khác… Lôi di nương thật sự nghiến răng nghiến lợi, bà ta không phục. Ta ở hậu viện quản lý nhà cửa vất vả cả nửa đời, dựa vào đâu mà nửa đường nhảy ra ngoại thất tranh sủng với ta?
Tính Tào Thục ghét nhất hậu viện chỉ vì chút lợi ích nhỏ mà lục đục với nhau, bà nói: “Thôi, ngươi đi xuống đi, chờ lang quân về nhà, ta sẽ tới hỏi ông ấy.”
Tào Thục đã quen có gì nói hết, không vòng vo mà đi thẳng vào vấn đề.
Lôi di nương sợ hãi, “Phu nhân… hay là người phái người đi xem dáng vẻ phu nhân ngoại thất ra sao trước đã? Xem là người phương nào? Ai đưa tới? Tên họ và tuổi của hai đứa trẻ? Với lang quân có thích hay không?”
Tào Thục vừa nói đã đuổi, “Ta không có hứng thú. Muốn điều tra thì tự ngươi đi điều tra.” Phiền chết mất. Dù sao cũng không phải ta nuôi bọn họ.
Lôi di nương lại khóc, “Thân phận thiếp hèn mọn, không dám hỏi đến việc riêng của lang quân ——”
Tào Thục bị bà ta khóc đến đau đầu, “Vậy ngươi đừng điều tra nữa!” Mấy năm nay Lôi di nương đã vất vả vì Vương gia, dốc sức lo liệu việc nhà, cũng không để Tào Thục phải lo nghĩ, Tào Thục còn tưởng bà ta có bao nhiêu khả năng chứ, không ngờ gặp phải chuyện ngoại thất thì lập tức biến thành túi nước mắt.
Tiếng khóc của Lôi di nương lại lớn hơn, “Nhưng không hỏi thì trong lòng thiếp không yên ổn được, cứ thấp thỏm chập chờn, đêm không ngủ nổi.”
Tào Thục nói: “Ngươi hỏi ra được sẽ dễ chịu hơn sao? Sẽ không khóc nữa sao?”
Lôi di nương khóc lóc gật đầu.
Tào Thục hỏi: “Ngươi nói không biết —— vậy ngươi nghe ai nói về chuyện ngoại thất? Thậm chí nói cho ngươi cả chuyện sinh hai nhi tử.”
Lôi di nương nói: “Ta nghe Nhị Lang nói.” Nhị Lang chính là Vương Điềm, con di nương.
Tào Thục hỏi: “Nhị Lang nghe ai nói? Có đáng tin không?”
Lôi di nương hạ giọng nói: “Nhị Lang nghe Thái Tử nói.”
Thái Tử Tư Mã Thiệu là con trai trưởng của Thái Hưng Đế Tư Mã Duệ. Sau khi Tư Mã Duệ đăng cơ, quyết định ngay nền tảng lập quốc, Tư Mã Thiệu nhờ tài giỏi vượt trội được phong làm Thái Tử.
Ở trong mắt Lôi di nương, Thái Tử chính là quân (*), lời nói của quân đương nhiên đáng tin cậy, không phải có câu quân vô hí ngôn sao.
(*) Quân: vua, quân vô hí ngôn = vua không nói đùa
Tào Thục lại hỏi: “Tại sao Thái Tử phải nói cho Nhị Lang nhà chúng ta chuyện lão gia nuôi ngoại thất ở bên ngoài?”
Lôi di nương khóc lóc nói: “Một phụ nhân như thiếp đâu biết được chuyện của các nam tử.”
Tào Thục lại hỏi: “Thái Tử có nói cho Nhị Lang biết ngoại thất kia ở đâu không?”
Lôi di nương gật đầu, “Ở ngay trong một khu nhà lớn gần bến Đào Diệp.”
Ái chà, còn cách rất gần ngõ Ô Y đấy chứ, lên thuyền từ bến tàu trên ngõ Ô Y rồi đi thuyền dọc theo hướng tây sông Tần Hoài là có thể đến thẳng bến Đào Diệp, cũng không cần ngồi xe bò phiền phức.
Tào Thục đứng lên, Lôi di nương cuống quít nói: “Phu nhân, người muốn làm gì?”
Tào Thục nói: “Cứ đi thẳng đường lớn, đến bến Đào Diệp xem ngoại thất, hôm nay dứt khoát chọc thủng tầng giấy cửa sổ để ngươi đỡ phải suốt ngày khóc sướt mướt tới làm phiền ta.”