Năm mười bốn tuổi, Diệp Chính Thanh vào trường Nhất Trung của Đảo Thành với thành tích thi xuất sắc nhất.

Trường trung học cơ sở đệ nhất Đảo Thành là trường sơ trung trọng điểm của thành phố, mỗi năm trường có tổng cộng bảy ban, từ lớp A đến lớp C dạy theo chế độ giảng dạy lớp nhỏ, mỗi lớp có ba mươi người, bốn ban phía sau là lớp được quản lý thông thường, mỗi lớp năm mươi người. Lớp mũi nhọn và lớp thông thường được bố trí ở hai tòa nhà riêng, cách nhau một chiếc cầu vượt, các lớp không quấy nhiễu lẫn nhau, ngay cả chỗ lưu trú cũng được bố trí không cùng đẳng cấp. Học sinh lớp mũi nhọn ở bốn người một phòng, có máy điều hòa, máy lọc nước và phòng tắm riêng, học sinh thông thường thì tám người một phòng, trên đầu có hai cái quạt trần hỏng, mỗi tầng dùng chung một nhà tắm với hai vòi sen, đãi ngộ một trên trời một dưới đất, một bên cao cấp xa hoa, bên khác thì là khu nhà ổ chuột.

Các học sinh mũi nhọn của Nhất Trung Đảo Thành từ nhỏ đã có loại cảm giác ưu việt, không chỉ bởi vì lớp nhỏ này của Nhất Trung khó thi vào, mà còn do đãi ngộ khác nhau kia, khiến các học sinh tranh vỡ đầu để vào được lớp nhỏ này. Hạ Ấu Thanh chín tuổi, lúc đó còn là một học sinh lớp ba, nhờ vào ảnh hưởng của anh trai, lập chí thi đậu vào trường Diệp Chính Thanh đang học.

Cùng với việc Diệp Chính Thanh học sơ trung, quy luật sinh hoạt vốn có bị phá vỡ. Tiểu học tan học sớm, sơ trung thì bốn, năm giờ mới tan học, rồi còn tăng thêm giờ tự học, Diệp Chính Thanh không thể đón Hạ Ấu Thanh tan học sau mỗi ngày như trước đây nữa. Bắt đầu từ năm lớp ba, Hạ Ấu Thanh học xong thì tự mình ngồi xe buýt về nhà. Mỗi sáng, Diệp Chính Thanh và Hạ Ấu Thanh cùng nhau ăn sáng, Đinh Phàm cũng đến không sai giờ là bao, Diệp Chính Thanh đưa Hạ Ấu Thanh đến trạm xe buýt rồi cùng Đinh Phàm vòng qua một con đường khác để đến trường. Sẩm tối Ấu Thanh làm xong bài tập, ngay cả phim hoạt hình cũng không xem, dời một chiếc ghế nhỏ ngồi trong sân chờ Diệp Chính Thanh về.

Diệp Chính Thanh chạy tới cổng, xa xa đã thấy Hạ Ấu Thanh chống gáy ngoẹo đầu ngồi trong sân, một chuỗi tiếng chuông trong trẻo vang lên, ánh mắt Ấu Thanh sáng lên, nhảy lên khỏi ghế, chạy ra mở cổng. Diệp Chính Thanh dựng xe xong, quay đầu qua bên cạnh thì thấy Hạ Ấu Thanh đứng kế bên, hai tay giấu sau lưng, dáng đứng nhu thuận, cậu nhìn không được mà xoa tóc cô một cái: "Đi, đi vào nào." Sau đó tiện thể nắm tay cô bước lên bậc thềm.

Liễu Tuyết Hoa ở phòng bếp bận bịu chuẩn bị cơm tối cho Diệp Chính Thanh, Hạ Ấu Thanh vào phụ dì Diệp, một lát sau Diệp Chính Thanh cầm điều khiển ti vi đứng ở cửa phòng bếp: "Tiểu Niếp, phim hoạt hình em thích xem bắt đầu chiếu rồi này."

Hạ Ấu Thanh vội vàng rửa tay ra ngoài xem ti vi, rất nhanh nội dung đặc sắc của bộ phim hoạt hình đã hấp dẫn cô.

Sáu giờ tối Diệp Bắc Lương mới tan ca, Diệp Chính Thanh là người đầu tiên ăn cơm tối trong nhà, ăn xong cậu trở về trường tự học buổi tối. Liễu Tuyết Hoa múc hai bát cơm đặt lên bàn, gọi Hạ Ấu Thanh đang xem ti vi qua ăn cơm. Hạ Ấu Thanh lưu luyến tắt ti vi, rửa tay sạch sẽ, trèo lên chiếc ghế đối diện với Diệp Chính Thanh.

Diệp Chính Thanh đang ở tuổi phát triển nên ăn uống vô cùng tốt, khi bát ăn sạch bóng, chuẩn bị ăn bát thứ hai, liếc mắt thấy Hạ Ấu Thanh đang khó khăn lột tôm, thịt và vỏ tôm lẫn lộn, tay còn dính đầy nước tôm. Diệp Chính Thanh từ nhỏ lớn lên ở biển, là một tay lột tôm cực giỏi, cậu lập tức nói: "Đi rửa tay."

Hạ Ấu Thanh rửa tay xong quay lại, thấy trước mặt Diệp Chính Thanh đặt một cái chén nhỏ, cậu thuần thục lột sạch một bàn tôm, bỏ vào trong chén.

Từng con tôm mập mạp bụ bẫm bóc vỏ nằm trong chén sứ trắng được đẩy tới trước mặt, mặt mày Hạ Ấu Thanh, rạng rỡ hẳn lên, cảm giác hạnh phúc vui vẻ không thể nói thành lời, cô đẩy cái chén lại trước mặt Diệp Chính Thanh: "Anh à, chúng ta cùng ăn đi."

Diệp Chính Thanh đi rửa tay, sẵn tiện múc thêm một bát cơm, sau khi ăn xong thì đi cùng Đinh Phàm đã đến gọi cậu.

Dần dà, Hạ Ấu Thanh quen với nếp sống như vậy, thời gian gặp mặt Diệp Chính Thanh ít hơn trước kia rất nhiều, nhưng mỗi lần nhìn thấy anh trai trong lòng đều nhảy nhót hân hoan, mỗi ngày chờ tan học để có chút thời gian gặp nhau, đối với cô mà nói, vì vậy mà có điều để trông mong.

Đinh Phàm và Diệp Chính Thanh học chung một lớp, Chu Mẫn học lớp thông thường, là lớp trưởng của lớp, vì có khả năng ca múa, các phương diện biểu diễn đều nổi bật, lại thêm vẻ ngoài xuất sắc nên rất nhanh đã được nhà trường chọn là người chủ trì các hoạt động lớn, mà nguyên nhân để cho cô trở thành nhân vật sóng gió nhất Nhất Trung chủ yếu là do qua lại thân thiết với Diệp Chính Thanh. Học sinh thi vào Nhất Trung, ngoại trừ các khu học chính ban đầu còn có nhiều khu khác được nâng cấp lên, mà cái tên Diệp Chính Thanh này, nhiều người chỉ nghe tiếng tăm, mặc đồng phục màu xanh trắng của trường đứng lên khán đài trong buổi lễ khai giảng, đại diện học sinh mới phát biểu, giờ khắc đó, thầy trò toàn trường đều biết, thiếu niên trên khán đài chính là Diệp Chính Thanh.

Có rất nhiều lần, Đinh Phàm, Diệp Chính Thanh và Chu Mẫn ra vào có nhau, người ta gọi là "Tam kiếm khách". So với hai người kia, Đinh Phàm vô cùng khiêm tốn, đương nhiên vì hai người quá nổi bật, Đinh Phàm vui vẻ tình nguyện là lá xanh làm nền cho hoa tươi.

Chu Mẫn là "nữ thần" của các nam sinh, thế nhưng "tình địch" của họ quá ưu tú, hầu hết mọi người chỉ có thể ngầm yy một chút. Diệp Chính Thanh cũng có liên quan không ít, ví dụ như mấy người cùng ký túc xá buổi tối khi ngủ sẽ tụ lại nói chuyện, đề tài nói chuyện bất tri bất giác chuyển lên người Chu Mẫn, mỗi khi đến lúc này sẽ tự nhiên ném sang cho Diệp Chính Thanh, lần nào Diệp Chính Thanh cũng cười cười đáp lại, chưa bao giờ nhận "có một chân" với Chu Mẫn, kiểu giải thích như thế tất nhiên sẽ không ai bằng lòng tin tưởng.

Ở thời đại nghiêm cấm yêu đương, Diệp Chính Thanh và Chu Mẫn là "một đôi" khác người nhất, có lẽ vì quá ưu tú, ngay cả giáo viên cũng tác hợp giúp, chẳng hạn như các hoạt động trong trường sẽ sắp xếp hai người dẫn chương trình. Diệp Chính Thanh không thích như vậy, bị đưa lên đầu sóng ngọn gió, trở thành đề tại để mọi người bàn luận, từ nhỏ cậu đã trải nghiệm môi trường được mọi người chú ý, bị người ta đặt ánh hào quang lên đầu, như vậy không hề có chút tự do nào, thậm chí cậu còn rất ghét. Cậu bị ép lên khán đài dẫn chương trình với Chu Mẫn một lần, lần đó đúng dịp tết Nguyên Đán, các trường học hợp tác tiến hành, hoạt động rất long trọng, đài truyền hình địa phương cũng đến.

Trường tiểu học của Hạ Ấu Thanh cũng nằm trong số đó, các trường từ thấp, trung và cao rút ra mấy tiết mục hay nhất. Tiết mục cấp thấp thì tương đối đơn giản, là kịch cổ tích, cấp trung và cao hợp tác, trường còn đặc biệt mời giáo viên vũ đạo đến, biên đạo một tiết mục múa dân tộc hỗn hợp có thanh thế thật lớn. Hạ Ấu Thanh cũng nằm trong danh sách này.

Buổi biểu diễn diễn ra vào buổi tối, ăn cơm tối xong, Diệp Bắc Lương lái xe, cả nhà xuất phát đến Nhất Trung. Đến hậu trường, thay quần áo, trang điểm xong thì nhập đội ngồi chờ biểu diễn. Hôm nay Hạ Ấu Thanh rất xinh xắn, mặc đồ Mông Cổ, đồ trang sức và mũ, chân mang giày bốt, mái tóc dài rũ xuống tự nhiên trên vai, môi thoa chút son, như một đóa hoa tươi kiều diễm ướt át.

"Ấu Thanh." Bả vai bị vỗ một cái, Hạ Ấu Thanh ngẩng đầu, mặt đầy vui vẻ: "Anh! Chị Chu Mẫn!"

Diệp Chính Thanh và Chu Mẫn trang điểm xong đứng cạnh nhau, quả thật giống như Kim Đồng Ngọc Nữ do trời đất tạo nên, trong nháy mắt đã hấp dẫn sự chú ý chung quanh. Vì đây là lần đầu Hạ Ấu Thanh lên sân khấu biểu diễn, khó tránh khỏi lo lắng, hai người đến nói chuyện phiếm với cô để giảm bớt áp lực.

Buổi biểu diễn rất nhanh đã bắt đầu, Diệp Chính Thanh và Chu Mẫn khớp lời dẫn lần cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của giáo viên đi lên sân khấu.

Một giây trước khi bước lên sân khấu, giáo viên đã xây dựng tâm tý: "Đừng lo lắng, giống như chúng ta đã diễn tập vậy, nhảy sai cũng không sao, dù sao cũng đừng hoảng hốt..."

Càng nói, Hạ Ấu Thanh lại càng luống cuống.

Biểu diễn rất thành công, đặc biệt là màn sau cùng, khi các bạn nhỏ mặc trang phục của các dân tộc khác nhau nắm tay đứng cùng nhau, toàn trường vỗ tay vang như sấm.

Đây đúng là xúc động lòng người.

Khi đó Hạ Ấu Thanh còn nhỏ, nhưng cũng đủ để biết cân nặng của mấy chữ đoàn kết dân tộc trong lòng mỗi người Trung Quốc. Từ dưới sân khấu, Diệp Chính Thanh ở phía xa giơ một ngón tay cái lên với cô, điều này làm cô cảm thấy thỏa mãn hơn bất kỳ lời nói nào khác.

Tiết mục biểu diễn của cô chấm dứt, Diệp Chính Thanh phải nán lại cho đến khi tất cả các tiết mục kết thúc.

Diệp Bắc Lương tự mình đến hậu trường tìm được Hạ Ấu Thanh đã thay quần áo xong, dẫn cô tới khán đài. Hàng đầu tiên của khán đài, nhà trường dành cho khách quý đặc biệt ngồi, Liễu Tuyết Hoa cầm camera, ngoắc ngoắc Hạ Ấu Thanh, cô chạy tới ngồi bên cạnh dì Diệp. Liễu Tuyết Hoa hôn lên trán cô một cái, khen ngợi nói: "Cục cưng còn biểu hiện tốt hơn anh con, cả nhà chúng ta tự hào vì con."

Diệp Chính Thanh và Chu Mẫn thay phiên nhau lên sân khấu dẫn chương trình, hai người đều mắt ngọc mày ngài, giọng nói rõ ràng lưu loát, thần thái tự nhiên phóng khoáng, ngay cả Diệp Bắc Lương thường ngày không khen ai cũng không nhịn được khen sau này Chu Mẫn lớn lên nhất định sẽ có khả năng thành công. Hạ Ấu Thanh ngẩng đầu nhìn hai người dưới ánh đèn, từ đáy lòng không hiểu sao lại dâng lên một nỗi buồn vô cớ.

Cô nheo mắt lại, đặt ngón tay trước mắt, nhẹ nhàng túm một cái là có thể bắt được Diệp Chính Thanh đứng giữa sân khấu. Đôi mắt mở lớn, vươn hết cánh tay cũng không với tới cậu.

Gần, có lẽ chỉ là một loại ảo giác.

Cuối buổi lễ mọi người tan đi, Diệp Bắc Lương nói mọi người chờ ở xe, ông muốn nói mấy câu với Hiệu trưởng, Diệp Chính Thanh ở trên sân khấu cũng bị kéo đi nói chuyện phiếm.

Liễu Tuyết Hoa dẫn Hạ Ấu Thanh đến chỗ đỗ xe.

Sau phồn thịnh cực hạn, đó chính là sự cô đơn, tựa như phù dung sớm nở tối tàn, pháo hoa tan hết, là loại cảm giác trống rỗng.

Về sau Hạ Ấu Thanh nhớ lại buổi tối ngày đó rất nhiều lần.

Liễu Tuyết Hoa nắm tay cô, bước ra từ cuối phồn hoa, đi đến bãi xe đen tối, đi đến nơi tương lai không hề biết trước. Cô kéo chặt tay dì, trong lòng tràn đầy sợ hãi, cô đơn và bàng hoàng.

Cô cũng không biết tại sao, dường như từ thời khắc đó, mọi thứ tựa sau buổi biểu diễn long trọng kia, màn che buông xuống.

Nhiều năm trôi qua, Hạ Ấu Thanh mới hiểu được một chút: Ly biệt, cô đơn và vứt bỏ là nỗi sợ hãi của cô.

Đó là bóng ma thời ấu thơ đã cắm rễ tận đáy lòng.

Phải loại bỏ như thế nào, cô còn chưa nghĩ ra được câu trả lời.