_____

ĐÊM THỨ BẢY

Trên thế giới này, tòa nhà xa hoa nhất, uy nghiêm nhất, khổng lồ nhất chính là công trình kiến trúc được xây dựng từ năm Vĩnh Lạc (vị hoàng đế thứ 3 của triều Minh) thứ 4 - Tử Cấm Thành. Suốt 600 năm sau đó, Tử Cấm Thành trở thành nơi ở của hai gia tộc lớn - nhà họ Chu và nhà họ Ái Tân Giác La. Hai gia tộc này luân phiên sở hữu, tự xưng là "con trời" (thiên tử). Song trước kia Tử Cấm Thành không được gọi là Tử Cấm Thành. Trong sách "Quảng nhã - Thích thiên" có viết: "Thiên cung vị chi tử cung" (thiên cung được gọi là "Tử Cung", Tử có nghĩa là màu tím, cung trong cung điện). Bởi vậy, tòa "lâu đài" này mới có tên gọi là Tử Cấm Thành. Nguyên tòa Tử Cấm Thành, không phải viện tử nào cũng được mở cửa để khách đến tham quan. Chỉ 45% viện tử trên tổng số viện tử được mở.


Tử Cấm Thành là một ký hiệu, được xây ở ngay giữa thành phố Bắc Kinh tráng lệ, đến tận nay, về mặt ý nghĩa, Tử Cấm Thành vẫn là tòa thành tượng trưng cao nhất cho quyền lực, dục vọng, và thậm chí là cái chết. 600 năm ròng rã, không một ai có thể tự do ra vào tòa thành này, chẳng thể nào nhìn thấu, cũng không cách nào lý giải. Sự kết hợp giữa gia tộc hoàng gia thần bí và sự sợ hãi tột cùng, kể từ xa xưa, những người từng đi ngang qua, ngoại trừ cúi đầu thì thứ duy nhất có thể nghĩ đến đó chính là - quỷ thần.

Nghe nói bên trong Tử Cấm Thành có hai lực lượng bộ đội đóng quân gồm đội bảo vệ Cố Cung (tính luôn cả đội phòng cháy chữa cháy) và đội bảo vệ gần Trung Nam Hải (nằm ở phía Tây Cố Cung, là đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm quốc gia, trước giải phóng, khu vực này là hành cung của các đời đế vương và là nơi tổ chức tiệc rượu, gồm điện Cần Chính, Tiêu viên, Thủy Vân tạ,...), song về phần địa điểm đóng quân thì người ngoài không một ai biết.

Vì bố tôi công tác ở Cố Cung nên thi thoảng ông ấy cũng phải trực ca đêm, vì vậy sau khi trời tối tôi cũng khá thường xuyên đến Cố Cung chơi. Chỉ là nhiệt độ ban đêm ở Cố Cung thấp hơn so với ở ngoài cung (thấp hơn rất nhiều), một năm bốn mùa đều thấp như vậy, bạn chỉ có thể cảm thấy "lạnh hơn" chứ không bao giờ thấy "nóng hơn". Hơn nữa đêm đến luôn có gió nhẹ thong thả thôi, nếu bạn không tự hù dọa mình cho rằng là ma là quỷ thì thật sự rất thoải mái.


Bên cạnh đó trong Cố Cung có rất nhiều cây và con hẻm, vì vậy khi gió thổi sẽ tạo ra tiếng khí lưu, đôi khi còn kết hợp thêm cả tiếng mèo và quạ kêu nữa, nếu đi dạo vào những lúc như thế này (cộng thêm cả trí tưởng tượng phong phú), nói theo mê tín thì sẽ cảm thấy có chút âm trầm.

Nghe bạn bè kể lại rằng, trước kia, hồi tầm năm một chín tám mấy ấy, có một đoàn làm phim đến Cố Cung quay cảnh đêm, tới tận 12 giờ mà vẫn chưa quay xong. Diễn viên ai nấy đều sợ hãi muốn bỏ về nhưng đạo diễn không cho phép. Mọi người bó tay, chỉ có thể tiếp tục quay phim, nhưng đúng lúc đó, "trên" tường xuất hiện một loạt bóng dáng